Gen Z xoay xở đủ nghề để kiếm sống trước làn sóng cắt giảm nhân lực

Thu Thủy |

Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, trước bối cảnh làn sóng cắt giảm nhân lực, nhiều gen Z chấp nhận làm các công việc tạm bợ để trang trải cuộc sống trước khi có công việc ổn định.

Chấp nhận công việc không đúng chuyên môn

Đang là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thông tin, Đại học Thủy lợi, anh Nguyễn Đức Tuyên (SN 2002, Bắc Giang) đã gắn bó với công việc tài xế công nghệ được 8 tháng nay.

“Mình đã từng nộp CV làm part-time ở một số công ty về công nghệ nhưng không được nhận nên đầu năm nay, mình đã đăng ký chạy xe ôm để trang trải thêm thu nhập, giúp đỡ bố mẹ”, anh Tuyên tâm sự.

Nam sinh viên cho biết, dù vất vả nhưng bản thân chưa từng nghĩ đến bỏ cuộc, bởi xem đây là công việc "lấy ngắn nuôi dài", trước khi kiếm được công việc phù hợp với ngành học.

Anh Nguyễn Đức Tuyên (SN 2002, Bắc Giang) làm tài xế công nghệ của Gojek đã được 8 tháng nay. Ảnh: Thu Thủy.
Anh Nguyễn Đức Tuyên (SN 2002, Bắc Giang) làm tài xế công nghệ của Gojek đã được 8 tháng nay. Ảnh: Thu Thủy.

Dù đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Mỏ - Địa chất nhưng Tăng Việt Anh (20 tuổi, Phú Thọ) cũng đã bắt đầu với công việc giao đồ ăn được 2 - 3 tháng nay.

“Công việc đi lại ngoài đường vất vả, nắng mưa thất thường nhưng thu nhập cũng chưa được nhiều”, anh Việt Anh than thở.

Được biết, ngoài công việc giao đồ ăn ban ngày, nam sinh này còn làm thêm một số công việc khác vào buổi tối để san sẻ bớt gánh nặng cho gia đình.

Anh Đức tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng, Đại học Giao thông vận tải nhưng chấp nhận làm nhân viên thời vụ trước khi tìm được công việc mới. Ảnh: Thu Thủy
Anh Đức tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải nhưng chấp nhận làm nhân viên thời vụ trước khi tìm được công việc mới. Ảnh: Thu Thủy

Trước làn sóng cắt giảm nhân lực, anh Hoàng Việt Đức (SN 2000, Hà Nội) đã tốt nghiệp 1 năm chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải nhưng chưa có công việc ổn định.

“Do chưa tìm được việc nên tạm thời mình làm nhân viên bán hàng ở một siêu thị tiện lợi. Công việc tuy thời vụ nhưng cũng đủ để mình lo liệu chi phí sinh hoạt hằng ngày”, anh Đức kể lại.

Anh Đức còn cho biết thêm, giai đoạn này xin việc vô cùng khó khăn, ít doanh nghiệp có nhu cầu tuyển nhân sự trong khi tỷ lệ cạnh tranh cao. Anh cũng đã rải hồ sơ xin việc (CV) khắp nơi nhưng đến nay, chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía nhà tuyển dụng.

Vượt qua khủng hoảng thời điểm mới ra trường

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, chị Nguyễn Hương, bộ phận tuyển dụng Công ty Cổ phần Đào tạo trực tuyến Unica - cho biết, với các ứng viên ít kinh nghiệm, đặc biệt sinh viên mới ra trường, các doanh nghiệp thường yêu cầu tính cách và thái độ của nhân sự.

“Hiện tại, tỷ lệ chọi ứng viên cao, lấy khoảng 20%. Nói cách khác, cứ 5 bạn nộp CV thì mới chọn 1 bạn vào vòng phỏng vấn”, chị Hương nói.

Ông Nguyễn Trọng Thơ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phầm mềm iNET - cho biết, hiện doanh nghiệp chỉ tuyển những bạn đã có kinh nghiệm 2 năm trở lên trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Với các bạn trẻ năm cuối hoặc mới ra trường, công ty có chính sách dành cho thực tập sinh, sau đó cân nhắc lên vị trí khác nếu có năng lực và thái độ cầu tiến.

"Điều đó đồng nghĩa với việc các bạn gen Z phải thực sự có năng lực, thái độ tốt và không ngừng nỗ lực mới có thể giành được vị trí công việc với mức lương mong muốn.

Cơ hội không phải lúc nào cũng có, nhưng nếu biết nắm bắt đúng thời điểm, các bạn trẻ có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng mới ra trường, gặt hái thành tựu trong tương lai", ông Nguyễn Trọng Thơ nói.

Thu Thủy
TIN LIÊN QUAN

Áp lực tìm việc của gen Z trước làn sóng cắt giảm nhân lực

Thu Thuỷ |

Gen Z (lớp trẻ sinh ra trong khoảng từ 1997 - 2012, thường dùng để nói về những người mới tốt nghiệp) được biết đến là thế hệ năng động, sáng tạo, cá tính, nhưng họ lại đang đối diện với áp lực tìm việc ngày một lớn.

Thu nhập cao, sinh viên chọn ở lại làm thêm dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5

Phạm Hồng |

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay kéo dài nhưng nhiều sinh viên đang học tập tại Hà Nội không về quê mà chọn ở lại đi làm thêm để tăng thu nhập, trang trải cuộc sống.

Nữ sinh viên bị tai nạn tử vong khi đi làm thêm để lo cho ba bị bệnh

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngày 17.4, trên mạng lan truyền thông tin về một nữ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bị tai nạn tử vong thương tâm trên đường đi làm thêm về khuya.

Xác minh thông tin nghi phạm sát hại cháu bé 2 tuổi đã nhảy cầu tự tử

Khánh Linh |

Trước thông tin nghi phạm bắt cóc, sát hại cháu bé 2 tuổi tại Gia Lâm (Hà Nội) đã nhảy cầu tự tử, các cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ.

Voọc sấy khô, tay chân gấu vẫn bị mua bán ở Quảng Nam

Trương Văn |

Nhiều người sẵn sàng chi từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng để ăn thịt voọc, sở hữu tay chân gấu bất chấp luật pháp nghiêm cấm. Trong chuyến khảo sát ở Quảng Nam vào tháng 8.2023, chúng tôi đã tiếp cận và ghi nhận về nhiều địa điểm, đối tượng kinh doanh động vật hoang dã.

Người trúng đấu giá biển số hơn 32 tỉ đồng vẫn "im hơi lặng tiếng"

KHÁNH AN |

Hôm nay (21.9) bắt đầu phiên đấu giá biển số xe mới, song nhiều người trúng đấu giá biển số ở phiên trước đó vẫn chưa nộp tiền, trong đó có chủ nhân biển số 51K-888.88.

Vì sao phụ huynh phản đối chương trình liên kết giáo dục STEM+?

QUANG ĐẠI |

Cùng với việc phản đối chương trình liên kết giáo dục kỹ năng sống, phụ huynh cũng đề nghị xem xét chấn chỉnh, bãi bỏ chương trình liên kết giáo dục STEM+ vì không hiệu quả.

Đàm Vĩnh Hưng và Vy Oanh xuất hiện tại phiên toà xét xử Nguyễn Phương Hằng

Di Pi |

TPHCM - Sáng nay 21.9, ca sĩ Vy Oanh và Đàm Vĩnh Hưng xuất hiện tại phiên xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm tại TAND TPHCM, với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Áp lực tìm việc của gen Z trước làn sóng cắt giảm nhân lực

Thu Thuỷ |

Gen Z (lớp trẻ sinh ra trong khoảng từ 1997 - 2012, thường dùng để nói về những người mới tốt nghiệp) được biết đến là thế hệ năng động, sáng tạo, cá tính, nhưng họ lại đang đối diện với áp lực tìm việc ngày một lớn.

Thu nhập cao, sinh viên chọn ở lại làm thêm dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5

Phạm Hồng |

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay kéo dài nhưng nhiều sinh viên đang học tập tại Hà Nội không về quê mà chọn ở lại đi làm thêm để tăng thu nhập, trang trải cuộc sống.

Nữ sinh viên bị tai nạn tử vong khi đi làm thêm để lo cho ba bị bệnh

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngày 17.4, trên mạng lan truyền thông tin về một nữ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bị tai nạn tử vong thương tâm trên đường đi làm thêm về khuya.