PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI:

Doanh nghiệp “è cổ” lãnh hậu quả

LONG NGUYỄN |

Chỉ vì những lý do hết sức “trời ơi, đất hỡi” mà một dự án nông nghiệp đã bị đình trệ suốt 5 năm qua khiến doanh nghiệp đầu tư lâm cảnh khốn cùng. Đã thế, thay vì có động thái cởi mở để sửa sai sau sự cố, chính quyền sở tại còn cố tình o ép, làm khó doanh nghiệp…

Làm đúng cũng chẳng xong

Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng và Sản xuất nông lâm nghiệp Phú Long (gọi tắt là Cty Phú Long) đóng trên địa bàn thôn Đào Xá, xã Hoàng Long (Phú Xuyên, Hà Nội). Ngày 17.1.2011, đại diện Cty này đã nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập, thực hiện dự án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, hoa, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ tại khu vực đồng Tròn, thôn Đào Xá. Tới ngày 23.5.2011, Sở KH&ĐT đã có báo cáo chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện dự án đầu tư dự án sản xuất và tiêu thụ RAT, hoa, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ tại xã Hoàng Long trên diện tích 43.000m2 đất. Báo cáo này đã được UBND TP. Hà Nội ra văn bản đồng ý về mặt chủ trương.

Những tưởng đến đây, với toàn bộ trình tự, thủ tục hoàn toàn tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, Phú Long đã chạm một tay được vào giấc mơ làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương thì mọi chuyện bỗng chốc vỡ tan như bong bóng xà phòng. Dự án bị đình trệ, doanh nghiệp lao đao, còn mảnh đất gần như bị bỏ hoang xơ xác, lác đác vài luống rau, đàn vịt…

Sóng gió vì... lý do “trời ơi, đất hỡi”

 

Đem bức xúc chia sẻ với PV Báo Lao Động, bà Nghiêm Thị Thu - GĐ Cty Phú Long - cho biết: Chỉ tính riêng đơn thư khiếu nại và các kiến nghị, chỉ đạo qua lại, số lượng văn bản giờ đây đã có thể xếp thành từng chồng lớn. Nhưng suốt 5 năm ngóng chờ, kết quả vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Trong khi mọi việc vẫn chưa thể ngã ngũ thì thời gian gần đây, UBND xã Hoàng Long lại liên tục ra các văn bản như một dạng “tối hậu thư”, yêu cầu doanh nghiệp phải tự thu dọn các tài sản hoa màu, vật nuôi trên mảnh đất nói trên để… cho thuê lại.

Theo bà Thu, lý do bắt nguồn từ việc người dân khiếu nại. Theo họ, do xã đem đất công ra cho thuê mà không công khai cho nhân dân biết nên những người dân thôn Đào Xá đã đâm đơn đi khắp nơi đòi đất về để chia nhau (mặc dù việc chia đất công cho dân là điều gần như không thể). Đến cuối năm 2012, do việc tố cáo của người dân là có cơ sở nên một số lãnh đạo xã Hoàng Long bị kỷ luật. Thế nhưng, dự án vì thế cũng chịu chung số phận hẩm hiu, chẳng thể nào tiếp tục.

Ngày 18.5.2015, Thanh tra TP Hà Nội đã ra văn bản đề nghị UBND huyện Phú Xuyên và UBND xã Hoàng Long ổn định tình hình nhân dân, sớm tạo điều kiện cho dự án được đưa vào triển khai theo tinh thần của chủ trương đã được đồng ý. Tiếp đó, ngày 28.4.2016, UBND TP Hà Nội ban hành văn bản chỉ đạo UBND huyện Phú Xuyên tìm cho Công ty Phú Long một địa điểm khác tại xã Hoàng Long (hoặc khu vực lân cận) có các điều kiện bằng hoặc hơn khu vực cũ. Thế nhưng cho đến nay, mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ.

“Xã có đưa ra cho chúng tôi 5 địa điểm khác để lựa chọn nhưng nơi nào cũng đầy vô lý, bất cập”, bà Thu cho biết thêm.

Liên quan đến câu chuyện này, chiều 10.10, trả lời PV Báo Lao Động, ông Đào Đức Hội - Chủ tịch UBND xã Hoàng Long - cho biết: “Doanh nghiệp nói rằng họ được thành phố ủng hộ chủ trương đầu tư là đúng nhưng hiện tại vẫn chưa có văn bản giao đất. Do đó, về mặt pháp luật, khu đất ở cánh đồng Tròn vẫn đang thuộc quản lý của xã. Cho Phú Long thuê thì dân liên tục khiếu kiện, giờ cứ để không như vậy suốt mấy năm thì người dân cũng lại ý kiến, đòi phải đem cho thuê để xã tăng nguồn thu. Chúng tôi chỉ làm đúng theo quy định”.

Trước câu hỏi của PV cho rằng Phú Long đã có cơ sở vật chất sẵn, có kinh nghiệm sẵn, sao không tạo điều kiện cho họ thuê luôn thì ông Hội cho biết, người dân đòi hỏi phải công khai việc đấu thầu và chọn thầu. “Nếu muốn thì Phú Long vẫn phải tham gia đấu thầu”, ông Hội nói.

Cty Phú Long ngày 11.10 đã có đơn kêu cứu lần 2 đến các cơ quan chức năng, khẩn thiết mong muốn được xem xét thấu đáo những bất cập liên quan đến cơ chế mà doanh nghiệp mình đang mắc phải. “Dù UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu giải quyết dứt điểm các tồn tại của việc thực hiện dự án, UBND huyện Phú Xuyên vẫn cố tình kéo dài thời gian và gây khó dễ cho công ty”, đơn kêu cứu nêu rõ.

LONG NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đường 800 tỉ đồng xuống cấp nghiêm trọng

ĐÌNH VĂN |

Tổng mức đầu tư gần 800 tỉ đồng do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, tuyến QL14 nâng cấp nối Gia Lai - Kon Tum được đưa vào sử dụng cuối năm 2014. Tại gói thầu số 6 do Cty 185 (TCty Xây dựng Trường Sơn, TP.Vinh, Nghệ An) thi công, nhiều đoạn mặt đường đã vội bong tróc, xuất hiện các vệt nứt kéo dài. Đáng nói, việc sửa chữa vẫn không tái lập hoàn chỉnh được, dù nhà thầu thực hiện “trám, vá”.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Đường 800 tỉ đồng xuống cấp nghiêm trọng

ĐÌNH VĂN |

Tổng mức đầu tư gần 800 tỉ đồng do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, tuyến QL14 nâng cấp nối Gia Lai - Kon Tum được đưa vào sử dụng cuối năm 2014. Tại gói thầu số 6 do Cty 185 (TCty Xây dựng Trường Sơn, TP.Vinh, Nghệ An) thi công, nhiều đoạn mặt đường đã vội bong tróc, xuất hiện các vệt nứt kéo dài. Đáng nói, việc sửa chữa vẫn không tái lập hoàn chỉnh được, dù nhà thầu thực hiện “trám, vá”.