Cuộc sống xưa - nay: Cả làng có 1 cái tivi, thiếu thốn nhưng mà vui!

Mạnh Cường |

Mỗi thời mỗi khác, dù hiện tại thu nhập có cao đến bao nhiêu, nhiều người vẫn cảm thấy áp lực. Không ít người trẻ chỉ ao ước được sống ở thời xưa.

"Xưa thiếu thốn nhưng mà vui"

Trò chuyện với ông Phạm Văn Vinh (71 tuổi), ngụ tại xóm Bình Minh, xã Việt Hùng, Trực Ninh, Nam Định, chúng tôi hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống ngày xưa. Dù thu nhập không đáng bao nhiêu so với bây giờ nhưng cuộc sống rất thanh thản và bình yên.

Ngày xưa, ai cũng nghèo nên không quá quan tâm đến sự giàu sang của một vài người. Tất cả mọi người đều chung một mục đích duy nhất là ăn đủ no, mặc đủ ấm qua ngày.

Cuộc sống ngày xưa theo ông Vinh tuy nghèo nhưng thanh bình hơn bây giờ. Ảnh nhân vật cung cấp.
Cuộc sống ngày xưa theo ông Vinh tuy nghèo nhưng thanh bình hơn bây giờ. Ảnh nhân vật cung cấp.

Với ông Vinh, cuộc sống thời đó chẳng cần quá lo nghĩ đến mai sau, trước mắt cứ sống khỏe, sống vui là được. Bây giờ, thu nhập bao nhiêu cũng không đủ, mọi người cứ nhìn vào những thành công của người khác để rồi áp lực.

Chia sẻ thêm, ông Vinh cho biết, ngày xưa, mọi người sống với nhau vô tư, tình cảm. Giặt đồ cùng nhau, xem phim cùng nhau, nghe đài cùng nhau, thậm chí tắm sông cùng nhau. Hồi đó, cả làng có một cái tivi, một con sông nên làm việc gì cũng như đi hội. Thiếu thốn nhưng mà vui.

"Xã hội nay yêu cầu mọi thứ phải cao sang và tiện nghi. Thước đo một con người vừa là học vấn cao vừa là công việc, lương tốt. Tuy vậy có áp lực mới gặt hái được thành công" - ông Vinh nói.

Bên cạnh đó, người trẻ còn phải mang trên mình 3 gánh nặng. Thứ nhất là gánh nặng với chính bản thân mình với bạn bè, anh chị em trong gia đình. Thứ hai là gánh nặng với con cái và thứ ba là gánh nặng với bố mẹ. Nếu không cố gắng, tiến lên theo xã hội, cuộc sống sẽ càng áp lực và khó khăn.

Thời nay áp lực đủ đường

Mặc dù có tổng thu nhập 15 triệu đồng/tháng - con số khá ấn tượng với một nhân viên văn phòng nhưng chị Lê Thị Tâm (28 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn rất áp lực. Với thu nhập này, chị không dám nghĩ đến việc mua một căn nhà nhỏ và có cuộc sống dư giả ở thủ đô.

Với chị Tâm, mọi thứ xung quanh đều là một cột mốc để hướng tới. Các cột mốc đó không chỉ cao mà ngày càng tăng lên theo sự thay đổi của thời gian. Những điều này càng khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi và áp lực hơn.

Dù bây giờ, cuộc sống có đầy đủ hơn bố mẹ ngày trước nhưng chưa bao giờ chị chấp nhận mà phải luôn cố gắng. Xã hội đã thay đổi định kiến về cuộc sống không chỉ ăn no mặc ấm mà phải ăn ngon, mặc đẹp thậm chí còn phải hợp mốt, bắt kịp xu hướng để không bị lạc hậu.

Lúc nào trong suy nghĩ của chị Tâm cũng phải làm việc thật chăm chỉ để đạt được các thành tựu. Bởi ra trường 4 năm rồi nhưng vẫn mãi là nhân viên bình thường khiến chị cảm thấy thấp kém hơn những đồng nghiệp, bạn bè khác đã được thăng chức lên trưởng phòng hoặc có doanh nghiệp riêng.

Ngày nay, thu nhập cao nhưng mọi tiêu chí của xã hội cũng cao khiến người trẻ như chị Tâm vô cùng áp lực. Ảnh nhân vật cung cấp.
Ngày nay, thu nhập cao nhưng mọi tiêu chí của xã hội cũng cao khiến người trẻ như chị Tâm vô cùng áp lực. Ảnh nhân vật cung cấp.

Chuyện mua nhà, mua xe bây giờ thực sự là một gánh nặng với những người trẻ như chị. Nhất định phải có nhà trước năm 30 tuổi, muộn nhất là 35 tuổi nếu không sẽ bị người khác đánh giá.

"Mọi người thường nghĩ, đã đi học đại học, ra trường phải làm công việc đầu óc chứ không thể về làm công việc chân tay được" - chị Tâm cho hay.

Nhìn vào vài người bạn có nhà cửa, xe ôtô đầy đủ, cho bố mẹ đi du lịch hàng tháng khiến chị không khỏi chạnh lòng. Những lúc như thế, chị Tâm chỉ biết cố gắng thật nhiều nhưng thu nhập mãi không bứt phá lại càng áp lực.

Theo chị Tâm, sức khỏe bây giờ cũng là một vấn đề đau đầu trong cuộc sống. Ăn uống bất kỳ cái gì cũng lo lắng liệu có an toàn hay không? Ra đường cũng không an tâm bởi chất lượng không khí ngày càng ô nhiễm. Chẳng bù như ngày xưa, ông bà nói không khí rất trong lành, mọi thực phẩm đều vô cùng sạch.

"Nếu sau này có con, tôi sẽ phải cố gắng hơn gấp bội lần bây giờ. Không còn câu chuyện con khỏe mạnh, học đại học nữa mà phải cho con học trường tốt từ khi còn nhỏ. Tôi cũng phải nỗ lực kiếm tiền để con uống những loại sữa tốt nhất, mặc những bộ quần áo đẹp nhất" - chị Tâm tâm sự.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập bấp bênh, nhà ở xã hội vẫn xa vời với công nhân

Phương Minh - Lương Hạnh |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp. Đề án này được kỳ vọng sẽ giúp người lao động hiện thực hóa ước mơ an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, khi áp lực về các khoản chi tiêu trong cuộc sống đè nặng, đa số công nhân đều cho biết họ khó thực hiện được giấc mơ có nhà ở xã hội.

Người dân áp lực khi sống ở nơi đắt đỏ nhất cả nước

Mạnh Cường |

Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, Thủ đô Hà Nội là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước (các vị trí tiếp theo là Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh). Vậy thực tế chi phí sinh hoạt tại Hà Nội đắt đỏ như thế nào?

Hiện thực hóa ước mơ nhà ở xã hội cho công nhân

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" vừa được phê duyệt sẽ giúp người lao động hiện thực hóa ước mơ nhà ở xã hội, để họ được "an cư lạc nghiệp".

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Bác đề xuất gia hạn báo cáo tài chính của Novaland, Hải Phát, Louis Capital

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 11.4, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã bác đề nghị gia hạn công bố báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát; Louis Capital và Novaland.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.

Vụ bị trừ lương do hàng lỗi: Công ty hoàn trả tiền lương cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Vụ hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ngừng việc tập thể do bị công ty trừ tiền lương với lý do hàng bị lỗi, chiều 11.4, Công ty đã ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường hàng lỗi từ 15-25% và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho người lao động.

Thu nhập bấp bênh, nhà ở xã hội vẫn xa vời với công nhân

Phương Minh - Lương Hạnh |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp. Đề án này được kỳ vọng sẽ giúp người lao động hiện thực hóa ước mơ an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, khi áp lực về các khoản chi tiêu trong cuộc sống đè nặng, đa số công nhân đều cho biết họ khó thực hiện được giấc mơ có nhà ở xã hội.

Người dân áp lực khi sống ở nơi đắt đỏ nhất cả nước

Mạnh Cường |

Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, Thủ đô Hà Nội là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước (các vị trí tiếp theo là Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh). Vậy thực tế chi phí sinh hoạt tại Hà Nội đắt đỏ như thế nào?

Hiện thực hóa ước mơ nhà ở xã hội cho công nhân

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" vừa được phê duyệt sẽ giúp người lao động hiện thực hóa ước mơ nhà ở xã hội, để họ được "an cư lạc nghiệp".