Có nên tiếp tục các cuộc thi nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật?

Nguyễn Duy Xuân |

Gần đây, dư luận bàn tán nhiều về chất lượng các cuộc thi nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật. Hiện đang có 2 cuộc thi cấp toàn quốc dành cho các đối tượng này.

Đó là cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện và cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Kết quả hai cuộc thi của năm 2020 vừa khép lại. Theo đó, hàng trăm đề tài đã được Ban tổ chức trao giải. Có đề tài được Ban giám khảo đánh giá “mang tầm quốc tế”, do hai học sinh lớp 10 “thực hiện” sau 4 tháng nghiên cứu.

Không ai đánh giá thấp tiềm năng trí tuệ của học sinh Việt Nam nhưng quả thực, người lớn không khỏi “choáng” khi đọc tên các đề tài khoa học nêu trên.

Những đề tài tầm cỡ bác học, tưởng chỉ có các giáo sư, tiến sỹ tài ba mới kham nổi. Nhưng thật không ngờ, tất cả đều do học sinh bậc phổ thông đảm nhận, có em đang học lớp 9, lớp 10. Phải chăng, đất nước hiện nay có rất nhiều thần đồng khoa học, đặc biệt là y khoa, mà bấy lâu nay nhờ những cuộc thi như thế này chúng ta mới phát hiện ra?

Sáng tạo khoa học cần thực chất

Các công trình khoa học từ xưa đến nay đều là kết quả nghiên cứu âm thầm, lặng lẽ với tất cả niềm đam mê và sự cống hiến vô tư của các nhà khoa học chân chính. Chỉ khi được công bố, người ta mới biết đến và đương nhiên, những công trình khoa học như thế được giới học thuật và cộng đồng thừa nhận, được ứng dụng vào đời sống xã hội để phục vụ con người.

Một khi nghiên cứu khoa học, dù chỉ là “sáng kiến kinh nghiệm”, được đưa vào nội dung thi đua, được đem ra thi thố thì chất khoa học nhất định sẽ giảm sút bởi áp lực thắng/thua, thành tích, từ đó đẻ ra gian dối, móc ngoặc, chạy chọt, ban ơn.

Rốt cuộc, hàng trăm đề tài đạt giải này giải nọ sau giây phút huy hoàng trên sân khấu của lễ trao tặng, sẽ nằm yên trong ngăn tủ, phủ bụi thời gian.

Phong trào viết “sáng kiến kinh nghiệm” của giáo viên phổ thông, phong trào “nghiên cứu khoa học” của giảng viên cao đẳng, đại học đã minh chứng cho điều đó.

Ban đầu các phong trào nghiên cứu khoa học mang tính chất đại chúng này có thể còn giữ được mặt tích cực. Nhưng những người tổ chức, phát động ra nó quên mất những điều căn bản: Không phải giáo viên hay giảng viên nào cũng đều có năng lực nghiên cứu khoa học, không phải năm nào cũng phát hiện ra cái mới mang tính khoa học trong phạm vi chuyên môn của mình để mà nghiên cứu.

Dần dà, vì thành tích của bản thân và tập thể, người ta “làm khoa học” theo kiểu đối phó, đánh cắp thông tin trên mạng, đổi chác đề tài cho nhau, xáo xào thành “sáng kiến kinh nghiệm”, thành “đề tài” của năm để đủ tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu.

Có giảng viên còn mẹo hơn, cắt từng chương trong luận án thạc sỹ, tiến sỹ ra thành đề tài trình làng hàng năm. Thế cũng đủ để thấy, năng lực nghiên cứu khoa học của những “hiền tài” ấy đến đâu.

Bao nhiêu phần trăm chất xám của học sinh trong các đề tài đã được công bố?

Đó là câu hỏi mà dư luận mong nhận được câu trả lời thỏa đáng từ Ban tổ chức, Ban giám khảo các cuộc thi và các bộ, ngành liên quan.

Tôi cũng như các bạn không được tiếp xúc và chẳng bao giờ được tiếp xúc những đề tài như "Nghiên cứu mối liên quan của đa hình đơn nucleotide với ung thư vòm họng để đánh giá nguy cơ của đối tượng nhiễm EBV trong cộng đồng", “Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang nhiệt của các đầu dò nano nhằm ứng dụng trong diệt tế bào ung thư”,…

Với những đề tài như thế này, ai cũng có thể hình dung được độ khó về mặt khoa học để nghiên cứu và thực nghiệm thành công. Một công trình tầm cỡ như thế rất cần chiều sâu trí tuệ, năng lực chuyên môn, môi trường thí nghiệm, thời gian và kinh phí thực hiện. Với năng lực khoa học của một học sinh phổ thông, liệu các em có đáp ứng nổi?

Có nên tiếp tục duy trì các cuộc thi nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật?

Để giải đáp thỏa đáng câu hỏi này, cần một cuộc rà soát, thẩm định, đánh giá nghiêm túc trên cơ sở khoa học những đề tài đã đạt giải các cuộc thi từ trước tới nay. Nếu các đề tài đạt giải bấy lâu nay cũng chung số phận cất tủ, bỏ ngăn kéo như “sáng kiến kinh nghiệm” của thầy cô thì có lẽ nên chấm dứt ngay để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc.

Còn nếu muốn duy trì thì phải siết chặt các cuộc thi theo hướng trung thực, khoa học; chấm dứt tình trạng vi phạm bản quyền, đạo ý tưởng, gian lận, không thực chất, xa rời thực tế; công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng các đề tài và tác giả đạt giải để công luận giám sát, phản biện.

Người yêu khoa học cả nước rất muốn biết số phận của các đề tài đạt giải trong các cuộc thi những năm qua bây giờ ra sao? Nhất là những đề tài được trao giải cách đây vài ba năm trở về trước, đã có khoảng thời gian nhất định để phát triển, ứng dụng vào đời sống.

Ví dụ đề tài của các em học sinh lớp 10 ở Hưng Yên: “Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang nhiệt của các đầu dò nano nhằm ứng dụng trong diệt tế bào ung thư” đạt giải tư cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2017-2018 khu vực phía Bắc. Hơn hai năm đã trôi qua, số phận đề tài mà một thành viên ban giám khảo cuộc thi từng đánh giá là “quá khó, mang tầm quốc tế” hiện nay ra sao, đã được ứng dụng chữa bệnh như thế nào?

Sẽ là niềm tự hào lớn lao nếu như căn bệnh ung thư đang khiến cho y học thế giới bó tay lại được các học sinh Việt Nam khắc chế thành công.

Nhưng những người có trách nhiệm suy nghĩ gì trước phản ứng sau đây của dư luận về các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật hiện nay: “Vì bệnh thành tích và vụ lợi cá nhân, nên một số người có địa vị, quyền lực trong xã hội gửi gắm con em, các trường chuyên có tiếng cấp 3 gửi gắm học sinh đi thi”; đề tài “sao chép rồi chỉnh sửa nội dung các đề tài luận án có sẵn… thành tài liệu nghiên cứu riêng để mang đi thi dự giải nhằm lấy giải thưởng về để làm đẹp bảng thành tích học tập cho con em để được tuyển thẳng vào đại học hoặc lấy học bổng du học nước ngoài, hoặc để lấy danh tiếng về cho trường”.

Nguyễn Duy Xuân
TIN LIÊN QUAN

KCM đạt giải 3 cuộc thi về cải tiến năng suất chất lượng

PV |

Cuộc thi "Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương" năm 2020 vừa diễn ra Vòng Chung kết tại Hà Nội vào ngày 21.12.2020, với sự tham gia tranh tài của 12 Nhóm cải tiến được bình chọn với số điểm cao nhất. Đội dự thi đến từ Công ty Khí Cà Mau (KCM) đã xuất sắc giành giải ba. Cuộc thi và Lễ trao giải nằm trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn “Năng suất, chất lượng ngành Công Thương năm 2020”.

Giải pháp của BSR đạt giải Ba cuộc thi Năng suất chất lượng

pv |

Ngày 21.12.2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”. Lọt vào chung kết là 12 nhóm cải tiến năng suất xuất sắc đến từ 12 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên cả nước. “Giải pháp loại bỏ tạp chất kim loại sắt và canxi trong nguyên liệu của phân xưởng RFCC” của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đạt giải Ba tại cuộc thi. Giải pháp này của BSR cũng được bình chọn là Nhóm cải tiến được yêu thích nhất cuộc thi.

Người đẹp Hoa hậu Việt Nam có nhiều danh hiệu tại các cuộc thi giờ ra sao?

ĐÔNG DU |

Lê Thanh Tú từng thắng giải Người đẹp áo dài của Hoa hậu Việt Nam 2018. Sau 2 năm, người đẹp có nhiều thay đổi.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

KCM đạt giải 3 cuộc thi về cải tiến năng suất chất lượng

PV |

Cuộc thi "Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương" năm 2020 vừa diễn ra Vòng Chung kết tại Hà Nội vào ngày 21.12.2020, với sự tham gia tranh tài của 12 Nhóm cải tiến được bình chọn với số điểm cao nhất. Đội dự thi đến từ Công ty Khí Cà Mau (KCM) đã xuất sắc giành giải ba. Cuộc thi và Lễ trao giải nằm trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn “Năng suất, chất lượng ngành Công Thương năm 2020”.

Giải pháp của BSR đạt giải Ba cuộc thi Năng suất chất lượng

pv |

Ngày 21.12.2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”. Lọt vào chung kết là 12 nhóm cải tiến năng suất xuất sắc đến từ 12 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên cả nước. “Giải pháp loại bỏ tạp chất kim loại sắt và canxi trong nguyên liệu của phân xưởng RFCC” của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đạt giải Ba tại cuộc thi. Giải pháp này của BSR cũng được bình chọn là Nhóm cải tiến được yêu thích nhất cuộc thi.

Người đẹp Hoa hậu Việt Nam có nhiều danh hiệu tại các cuộc thi giờ ra sao?

ĐÔNG DU |

Lê Thanh Tú từng thắng giải Người đẹp áo dài của Hoa hậu Việt Nam 2018. Sau 2 năm, người đẹp có nhiều thay đổi.