Chúc tết trăm triệu và tình cảm vô lý!

Hiếu Lân |

Tôi mới nghe Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (Thanh tra Chính phủ) bảo: “Chả thân thiết gì nhau mà chúc tết tới trăm triệu thì đó là vô lý và bất thường, không thể nói là tình cảm”. Nhưng ông ấy cũng nói thêm rằng, “bây giờ đưa tiền nong là lạc hậu lắm rồi, quà tặng đã biến tướng thành dự án, nhà cửa, đất đai…”.
Tôi tin, với cương vị của mình, ông Đạt không thể nói vu vơ và càng chẳng là những lời vô căn cứ. Nhưng, cũng như rất nhiều vụ việc khác, cái vô lý và bất thường ấy, cái không còn lạc hậu kia ở đâu, ai và như thế nào thì vẫn là một ẩn số. Ông Cục trưởng cho hay: “Biết rồi, nhưng xử lý thế nào, giải quyết thế nào là cả một vấn đề, phải theo quy định của pháp luật. Việc này thực sự không dễ dàng bởi nhiều việc giữa hiện tượng và bản chất chằng chịt lẫn nhau, biến tướng, che đậy lẫn nhau, để làm rõ rất khó khăn”.

Trên thực tế, dù có khá nhiều quy định, văn bản và cả hình phạt chế tài nhưng “quà lễ tết” biến tướng vẫn tràn lan, thậm chí thành thói quen và “nếp sống”. Một khi chỉ nhìn thấy, đe nẹt và xử lý lấy lệ thì chắc chắc “tình cảm bất thường” này còn sinh sôi nảy nở. Mà tác hại thế nào thì ai cũng rõ khi họ phải cấu véo tiền bạc ở đâu đó, chứ chẳng phải từ tiền túi biếu xén nhau.

Nhưng chẳng lẽ lại ngồi nhìn “biến chứng” hoành hành? Tôi nghĩ hoàn toàn giải quyết được nếu quyết tâm làm đến nơi đến chốn và cơ chế xử lý đủ mạnh để vượt qua những rào cản đã được dựng lên hàng chục năm qua. Chỉ có điều, quyết tâm là vậy, tuyên bố là thế, còn hành động thế nào thì như chúng ta đã từng chứng kiến. Ngay như ông Đạt còn phải băn khoăn: “Bao nhiêu năm nay quy chế về tặng quà khó thực hiện được là do không có chỉ đạo thực hiện quyết liệt, không nêu gương, khi phát hiện không xử lý nghiêm. Nếu chỉ xử lý hành chính sẽ không giải quyết triệt để được tệ nạn này đâu! Ở một mức nào đó phải xử lý hình sự như nước ngoài, nếu nhận quà biếu, quà tặng quá quy định, họ cho đấy là tội nhận và đưa hối lộ”.

Khó vậy đấy, nhưng năm nay đã có vài điều khác.

Năm trước, nhiều người đã tếu táo với nhau là Hà Nội tắc nghẽn dịp cận tết, chủ yếu do xe các tỉnh về thăm hỏi đi lễ tết, quà cáp quá nhiều. Năm nay, có thể cảnh nhộn nhịp về Thủ đô lễ tết cấp trên sẽ cực hiếm bởi Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương không được về Hà Nội chúc tết, tặng quà cho Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng…

Hôm qua, Bộ Chính trị tiếp tục ra văn bản nghiêm cấm cán bộ, đảng viên “tiệc tùng”, tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi và chắc chắn những ai xem tết là một dịp “thu hoạch” đang lo ngại “thất thu”. Nhưng chúng tôi, những người đóng thuế để trả lương cho công chức, thì lại coi đây là những răn đe nghiêm khắc để bầu sữa ngân sách đỡ hao mòn vì bớt bị lợi dụng, lạm dụng.

Tôi tin, không ít thì nhiều người ta phải biết ngại ngùng và lo sợ trước những biện pháp mạnh mẽ như trên. Còn để căn bệnh này tiêu tan thì có lẽ phải dài hơi, mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa! Có lẽ, đã đến lúc cần thuốc đặc trị chứ không chỉ là những chẩn đoán hay hội chẩn nhiều hơn chữa chạy và phòng chống như lâu nay. Tôi lo bởi trong đó có rất nhiều tiền thuế của dân mình, tôi nghĩ các bạn cũng thế. Còn ai đó thích “tình cảm vô lý” ấy bởi họ vẫn tìm được rất nhiều niềm vui trong nỗi lo của chúng ta…

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Hiếu Lân
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.