Bạo lực gia đình từ góc nhìn bình đẳng giới

TÚ NGUYÊN |

Các cuộc khảo sát vừa công bố mới đây cho thấy, khoảng 85% ( 12.14) công việc gia đình vẫn còn nằm trong tay người phụ nữ. Không biết cho đến bao giờ mà các công việc như nấu cơm, rửa chén(bát), giặt giũ, chăm sóc con cái… còn được mặc nhiên cho đó là của người phụ nữ? Đàn ông thì mặc nhiên đó là công việc tề gia nội trợ, công, dung, ngôn, hạnh; còn phụ nữ thì mặc nhiên cam chịu và còn cho rằng đó là thiên chức của người phụ nữ, cũng không ít trong họ lại hãnh diện, sung sướng nữa!?

Trong khi đó thực tế cho thấy một số công việc trước đây chỉ dành cho đàn ông thì phụ nữ bây giờ đã làm được tất. Lái xe chuyên chở công cộng, xe tải, thậm chí lái xe đường dài; rồi làm thợ sữa xe, làm thợ hồ và quan trọng hơn nữa làm tham gia quản lý tổ chức, doanh nghiệp, tham gia quản lý, lãnh đạo nhà nước từ địa phương tới trung ương…. Nơi nào cũng có bóng dáng người phụ nữ. Như vậy vị trí vai trò người phụ nữ trong xã hội hiện tại không khác nam giới; nhưng trái khoáy thay, ngoài việc nước họ lại cõng thêm việc nhà mà đa phần xã hội cứ lại vô tình mặc nhiên công nhận theo kiểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, nhận thức như thế thì làm sao mà bình đẳng được! 

Không phải là chỉ có ngày xưa mà ngay bây giờ, có về những nơi vùng sâu vùng xa, chúng ta vẫn thấy có những cảnh ông chồng say xỉn suốt ngày ở đâu đó rồi quay về nhà mắng vợ, chửi con như cơm bữa; có bà vợ bức xúc đóng góp ý kiến thì ngay lập tức bị “ thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” liền; đa phần  những bà vợ miền quê cam chịu, nhịn nhục cho qua cơn  “bạo hành”, cho êm nhà ấm cửa, con cái yên lòng làm việc hoặc học hành. Ngoài ra nếu để hàng xóm láng giềng biết được thì “xấu anh hổ em” chẳng lợi lộc gì. 

Mới đây, xuất hiện trên mạng xã hội một bộ phim ngắn chỉ vỏn vẹn 8 phút thôi của hai sinh viên trẻ sinh năm 1996 dựng lại những hình ảnh có một không hai và “có vẻ như ngược lại” trong cuộc sống  đời thường một gia đình nông thôn ở miền Tây Nam bộ. 

Phim có tên “Bình Minh” với bố cục chẳng có gì là mới mẻ: Một mâm cơm bị hất văng tung tóe, những âm thanh chát tai của đôi vợ chồng cãi nhau, tiếng khóc thét hoảng sợ của con cái…. Nhưng có sự khác biệt không ngờ: kẻ bạo hành là vợ, người cam chịu là chồng. Mới xem có thể ta không  thấu hiểu  ý đồ đạo diễn, nhưng chính sự “lật ngược” vị trí  này cho ta ngấm nội dung phim như ngấm từng giọt cà phê đen đắng buổi sáng. 

Thông qua bộ phim ngắn này, một thông điệp được gởi đến mọi người: “Hãy để người chồng  ở vị trí bị bạo hành của người vợ trong cuộc bạo hành xem họ nghĩ gì?” từ đó họ mới thấm được cái dư vị ngọt đắng trong cách cư xử của mình trong gia đình; từ đó họ sẽ thấu hiểu được sự cam chịu của người vợ, người phụ nữ đau khổ đến chừng nào. Bộ phim hay thông điệp cho thấy cần thiết phải có sự bình đẳng giới, cái gốc hạn chế đến mức thấp nhất bạo lực gia đình. 

Tuy nhiên cũng có không ít phụ nữ vì quá nôn nóng bình đẳng giới, quá muốn chứng tỏ cái quyền bình đẳng của mình nên nảy sinh tâm lý phải làm như thế này, thế kia để ngang bằng nam giới, thậm chí phải hơn  nữa. Những tư tưởng bình đẳng giới ấu trỉ, cực đoan như nam uống bia, nữ cũng có quyển uống bia, nam hút thuốc nữ cũng có quyền hút thuốc…là không nên và không có lợi. 

Tôi nghĩ, trong gia đình bình đẳng là sự thấu hiểu và sẻ chia công việc, chung tay góp sức làm êm ấm, hạnh phúc trong một mái nhà. Cùng ăn cùng ở trong một gia đình thì cùng chung vai sát cánh với nhau trong nghĩa vụ cũng như quyền lợi. Một việc nhỏ thôi, để có một bữa cơm gia đình  ấm áp yêu thương không đơn thuần là sự thấu hiểu tâm tư nguyện vọng những thành viên và sẻ chia công việc, nó còn mang một ý nghĩa nhân văn: cùng chung tay góp sức làm êm ấm, hạnh phúc trong một mái nhà. 

Với gia đình, trong việc giáo dục con cái, một điểm tốt cho con rất cần được phát huy và trái lại những hạn chế, thiếu sót con cái cần được đông viên khuyến khích trẻ kịp thời làm tốt hơn nữa, cả chồng lẫn vợ có quyền, có trách nhiệm làm việc đó.Với công việc thì cùng chia sẻ, mỗi người một việc, khi người chồng thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, người vợ sẽ cảm thấy mình không đơn độc trong công việc nội trợ, họ sẽ cảm thấy được thêm sự ấm áp và niềm vui được tăng lên gấp bội. Người chồng cần nhận thức đây không chỉ là chia sẻ trách nhiệm giúp vợ nấu nướng đơn thuần mà đó là hạnh phúc. 

Trong xã hội, bữa cơm gia đình ấp áp yêu thương còn có ý nghĩa sự biết ơn người, biết ơn cuộc sống khi ta tận hưởng mọi hạnh phúc trên đời. Từ nhận thức này sẽ thúc đẩy mọi người tạo ra cơ hội nghĩa vụ và quyền lợi đồng đều cho mọi người, cho cả nam và nữ, không có định kiến phân biệt. Bạo lực gia đình sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất  khi bình đẳng giới được nhận thức từ cả hai phía: nam giới và phụ nữ.

TÚ NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Cùng ăn Tết Nguyên đán, các nước này không đón năm Quý Mão

Vân Anh |

Năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... lại là con giáp khác, với nhiều nét văn hóa thú vị.