Lụa Hà Đông đang bị lấn lướt trên sân nhà

Đặng Tiến |

Làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng là làng nghề dệt lụa truyền thống với các sản phẩm lụa có chất lượng bền, đẹp, mang lại doanh thu mỗi năm trên 60 tỉ đồng và tạo việc làm với thu nhập ổn định cho trên 1.000 lao động.
Mỗi tháng làng Vạn Phúc thu hút từ 3.000 - 5.000 khách tham quan và mua bán các sản phẩm lụa. Nhằm quảng bá thương hiệu “Lụa Hà Đông” đến với người tiêu dùng, Hiệp hội Làng nghề lụa Vạn Phúc đã xây dựng được thương hiệu lụa Hà Đông (Hà Đông silk) và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận càng làm tăng thêm giá trị và thương hiệu của làng nghề này.

Nhưng hiện nay những vuông lụa truyền thống của Vạn Phúc đang dần bị thua ngay trên sân nhà, bởi các sản phẩm “ngoại lai” kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và rẻ tiền lấn át. Bà  Ngát trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội khi cầm một sản phẩm khăn lụa trên tay đã buồn bã cho biết: “Chất lượng lụa cũng như hoa văn thua xa các sản phẩm trước đây, nó không còn độ mịn và mát”. Câu nói của vị khách và những gì đang diễn ra nơi đây khiến không ít người lo ngại cho tương lai của làng nghề truyền thống này.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hùng - PCT Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, ông Hùng cho biết, hiện chỉ có 1/3 số hộ trong làng vừa sản xuất vừa bán hàng, còn lại đều nhập hàng về bán. Trong kinh tế thị trường hàng hóa cần phải đa dạng, không thể chỉ bán riêng các sản phẩm của làng nghề, do vậy các cửa hàng đã nhập hàng tại một số địa phương như Lai Xá (Hà Nam), Bảo Lộc (Lâm Đồng)... nhưng hoa văn và khổ vải khác nhau.

Để bảo vệ thương hiệu lụa Hà Đông và tránh nhầm lẫn cho khách hàng, chính quyền địa phương và hiệp hội làng nghề đã đề nghị các hộ kinh doanh phân khu xuất xứ của hàng hóa rõ ràng, có niêm yết giá. Đồng thời vận động các hộ sản xuất dệt tên cơ sở và thương hiệu lụa Vạn Phúc vào mép vải. Được biết, trước đó Sở VHTTDL Hà Nội đã đi khảo sát và chỉ chọn ra được 6/150 cửa hàng của Vạn Phúc để xây dựng du lịch làng nghề truyền thống.

Để bảo vệ thương hiệu lụa Hà Đông cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền vì hiện nay nhiều hộ gia đình vì chạy theo lợi nhuận đã không còn dệt lụa với phương pháp truyền thống, không dùng 100% tơ tằm nữa, mà pha với các loại sợi tổng hợp khác.

Thiết nghĩ, giữa lúc cả nước đang quyết tâm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã đến lúc tình trạng trên phải được ngăn chặn để thương hiệu lụa Hà Đông sẽ không bị lãng quên.
Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.