Nhiều bác sĩ nổi tiếng bị dùng hình ảnh trái phép để quảng cáo

Thùy Linh |

Mới đây, các bác sĩ nổi tiếng đã rất bức xúc khi chia sẻ trên trang cá nhân của mình về việc bị mượn hình ảnh một cách trái phép để quảng cáo cho các dịch vụ, sản phẩm không được kiểm chứng về độ an toàn.

Mới đây, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y (Hà Nội) đã chia sẻ câu chuyện về việc hình ảnh của ông bị sử dụng trái phép để quảng cáo một loại thuốc có khả năng điều trị dứt điểm bệnh tăng huyết áp.

Ông khẳng định đây hoàn toàn là tin giả.

"Giáo sư Nguyễn Lân Việt đã nhiều lần khẳng định bị cắt ghép hình ảnh quảng cáo loại thuốc uống điều trị dứt điểm bệnh tăng huyết áp. Vậy nhưng mấy ngày nay, tôi luôn nhận được tin nhắn hỏi về vấn đề này, nguy hiểm hơn là ngay cả các bác sĩ cũng “bán tín bán nghi" - ông kể.

Hình ảnh của PGS Nguyễn Lân Hiếu bị sử dụng trái phép để quảng cáo. Ông khẳng định đây hoàn toàn là tin giả. Ảnh: Hương Giang (chụp màn hình)
Hình ảnh của PGS Nguyễn Lân Hiếu bị sử dụng trái phép để quảng cáo. Ông khẳng định đây hoàn toàn là tin giả. Ảnh chụp màn hình

Theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới (các nghiên cứu cho thấy con số lên đến hơn 20% dân số mắc tăng huyết áp).

Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

Khoảng 90–95% số ca là tăng huyết áp nguyên phát, được định nghĩa là các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng huyết áp rõ ràng (vô căn).

5-10% có nguyên nhân như hẹp động mạch thận, u thượng thận… có thể chữa khỏi tình trạng tăng huyết áp nếu giải quyết được nguyên nhân.

"Như vậy khi đã chẩn đoán tăng huyết áp vô căn có nghĩa là cần phải dùng thuốc lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu có một loại thuốc chữa dứt điểm tăng huyết áp chắc chắn sẽ được trao giải Nobel y học! Chính vì vậy, xin khẳng định chúng tôi - những bác sĩ chuyên khoa tim mạch không bao giờ quảng cáo cho các thuốc chữa dứt điểm bệnh tăng huyết áp vô căn" - PGS khẳng định và đưa ra thông điệp: "Xin ngừng chia sẻ các quảng cáo vô cùng nguy hiểm này. Tôi cũng đã báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo pháp luật".

Cũng bị "mượn hình ảnh" trái phép để quảng cáo, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung- một bác sĩ nổi tiếng của Khoa Phẫu thuật và Tạo hình Hàm Mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội mới đây cũng đã phải bức xúc chia sẻ lên trang cá nhân.

Hình ảnh mặc áo blouse của bác sĩ Nhung bị một trang Facebook đăng làm ảnh đại diện dưới tên "bác sĩ Mai Châu- chuyên tẩy nốt ruồi, mụn thịt chuẩn y khoa".

Một cơ sở làm đẹp ở Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội “mượn hình ảnh” trái phép của bác sĩ Nhung để quảng cáo. Ảnh: Hương Giang
Một cơ sở làm đẹp ở Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội “mượn hình ảnh” trái phép của bác sĩ Nhung để quảng cáo. Ảnh: Hương Giang

Thậm chí trang mạng xã hội này còn chạy quảng cáo khiến cho hình ảnh này lan truyền chóng mặt. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người thân của bác sĩ Nhung đã gọi điện cho chị hỏi chuyện.

"Hình ảnh của tôi lại bị mang ra làm giả mạo để quảng cáo cho các dịch vụ làm đẹp. Tôi cũng chưa bao giờ tên là Mai Châu. Đây hoàn toàn là giả mạo.

Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân của tôi mà còn khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn, sử dụng các dịch vụ này vì nghĩ rằng đó là dịch vụ do các bác sĩ cung cấp" - bác sĩ Nhung chia sẻ.

Hình ảnh của bác sĩ Nhung được mang ra làm hình đại diện dưới tên bác sĩ Mai Châu. Ảnh: Hương Giang
Hình ảnh của bác sĩ Nhung được mang ra làm hình đại diện dưới tên bác sĩ Mai Châu. Ảnh: Hương Giang

Đây không phải là lần đầu tiên các bác sĩ bị mượn hình ảnh, mượn tên một cách trái phép để quảng cáo cho các dịch vụ làm đẹp, quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng.

Việc này vừa là hành vi lừa đảo người dân, vừa làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của các bác sĩ chân chính.

Cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, rà soát và xử lý dứt điểm tình trạng này. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Kiến nghị tăng thời lượng quảng cáo trên sóng truyền hình

hải ngọc |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị nới thời lượng quảng cáo, nhằm đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của các đài truyền hình.

Chuyên gia hiến kế bảo tồn áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp ở Hà Nội

Minh Ánh - Hà Chi |

Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL), kiêm Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, bức áp phích bằng tiếng Pháp mới phát lộ, có giá trị lịch sử nhưng giá trị mỹ thuật chưa cao. Vì vậy, ông hiến kế để có thể bảo tồn bức áp phích này đúng cách, không gây lãng phí.

Đề nghị xử lý nghiêm các nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm

Thùy Linh |

Trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành ngày 18.1, Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ thổi phồng công dụng, quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.

Vẻ bình yên của ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải ở Hà Giang

Mai Hương |

Ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải trong hành trình du lịch Hà Giang ngày càng thu hút nhiều hơn sự chú ý của các bạn trẻ.

TPHCM sẽ hoàn thành Metro số 1, khởi công đường Vành đai 3 trong năm 2023

MINH QUÂN |

TPHCM - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thành phố phấn đấu hoàn thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và khởi công đường Vành đai 3 trong năm nay.

Chỉ thị 07 của Thủ tướng: Quản lý chặt thông tin trên báo chí, mạng xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách; hướng dẫn vị trí việc làm, định mức biên chế công chức, viên chức làm công tác truyền thông.

Hà Nội: Nắp cống nhô cao bất thường “rình rập” người đi đường

Việt Dũng - Bảo Thoa |

Theo ghi nhận, tại đoạn đường Ngã 3 đường đôi (Đại Mỗ - Nam Từ Liêm) nhiều nắp cống, nắp hố ga lắp đặt nhô cao hơn mặt đường đến hơn 10cm, thậm chí có những nắp cống bị mất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người đi đường.

Hà Giang làm rõ vụ bà Hoàng Hường gọi mèn mén là cám lợn

Phong Quang |

Công an tỉnh Hà Giang, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ thông tin vụ việc bà Hoàng Thị Hường gọi người kinh doanh dịch vụ ở Dốc Thẩm Mã là những người ăn xin và gọi mèn mén là cám lợn.

Kiến nghị tăng thời lượng quảng cáo trên sóng truyền hình

hải ngọc |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị nới thời lượng quảng cáo, nhằm đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của các đài truyền hình.

Chuyên gia hiến kế bảo tồn áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp ở Hà Nội

Minh Ánh - Hà Chi |

Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL), kiêm Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, bức áp phích bằng tiếng Pháp mới phát lộ, có giá trị lịch sử nhưng giá trị mỹ thuật chưa cao. Vì vậy, ông hiến kế để có thể bảo tồn bức áp phích này đúng cách, không gây lãng phí.

Đề nghị xử lý nghiêm các nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm

Thùy Linh |

Trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành ngày 18.1, Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ thổi phồng công dụng, quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.