Bệnh tay chân miệng ở Vĩnh Long tăng gần 50% so với cùng kỳ

HOÀNG LỘC |

Theo báo cáo từ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2023 đến nay tăng gần 500 ca so với cùng kỳ năm 2022, nhiều người dân lo sợ bệnh sẽ lây lan diện rộng.

Ông M.K.H (ở huyện Vũng Liêm) cho biết, con ông là bé M.H.T (sinh năm 2020) đang dần hồi phục sau 5 ngày điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.

“Mới 3 tuổi cháu không đi học, không đi chơi vẫn mắc bệnh tay chân miệng, nguyên nhân có thể là do các cháu trong xóm đến nhà vào dịp cuối tuần, trong đó có 1 bé phát bệnh trước con tôi 2 ngày”, ông H cho biết thêm.

Trường hợp em N.H.M (sinh năm 2018, ở huyện Mang Thít) phải nhập viện để điều trị khó thở, nhịp tim đập nhiều từ ngày 14.10. Hiện bé M đã khỏe nhiều sắp được xuất viện, bà L.K.V mẹ bé M cho biết.

Theo bà V, qua tìm hiểu được biết, tại điểm giữ trẻ ở huyện Mang Thít - nơi gửi bé M - có bé khác từng mắc bệnh tay chân miệng vài ngày trước khi bé M phát bệnh.

“Ờ nhà cháu được tắm, rửa, vệ sinh sạch sẽ, thoa các loại dầu ngừa côn trùng cắn đốt. Nhưng khi tiếp xúc với bé bị bệnh thì vẫn không tránh khỏi", bà V cho biết thêm.

Nhiều người lo lắng bệnh tay chân miệng có thể lây lan diện rộng nếu không được phòng ngừa. Ảnh: Hoàng Lộc
Nhiều người lo lắng bệnh tay chân miệng có thể lây lan diện rộng nếu không được phòng ngừa. Ảnh: Hoàng Lộc

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Bé Hai - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long - cho biết, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ đầu năm 2023 đến nay là trên 1.500 ca, tăng gần 500 ca so với cùng kỳ 2022.

“Để phòng ngừa số ca bệnh tay chân miệng tăng trên diện rộng, Sở Y tế chỉ đạo y tế các cấp làm tốt công tác phối hợp các địa phương thực hiện tuyên truyền để người dân nắm rõ thông tin, phòng ngừa bệnh đúng cách, góp phần kéo giảm tình hình lây lan dịch bệnh nhiều nơi”, ông Hai cho biết thêm.

Ngày 17.10, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bác sĩ CKII Trần Chí Công - Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long - thông tin, hai nhóm tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Năm 2023, bệnh tay chân miệng có độ nặng nhiều hơn do chủng EV 71.

Theo bác sĩ Công, chủng EV71 sẽ gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, suy hô hấp, suy tuần hoàn và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Công khuyến cáo phụ huynh không nên lo lắng quá mức nhưng cũng không được chủ quan lơ là. Khi trẻ bị tay chân miệng nhẹ (độ 1) thì điều trị ngoại trú và theo dõi các dấu hiệu nặng cần nhập viện ngay như sốt cao, nôn ói, ngủ giật mình, chới với, đi loạng choạng, khó thở, tím tái.

"Tay chân miệng từ độ 2 trở lên phải nhập viện điều trị. Hiện thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng nặng như Gammaglobulin, Phenobarbital, Milrinone, Dobutamin… đã được chuẩn bị đầy đủ, phụ huynh không nên quá lo lắng", bác sĩ Trần Chí Công cho biết thêm.

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Bệnh tay chân miệng ở Vĩnh Long chỉ 2 tháng bằng cả năm 2022

HOÀNG LỘC |

Tình hình bệnh tay, chân, miệng ở tỉnh Vĩnh Long từ ngày 1 – 16.8 là 41 ca tăng 21 ca so với cùng kỳ 2022, thuốc Gamma globulin (IVIG) đang hiếm nên được chỉ định sử dụng chặt chẽ.

Những con số đáng cảnh báo về bệnh tay chân miệng tại ĐBSCL

PHONG LINH |

Số ca bệnh tay chân miệng nặng tại ĐBSCL liên tục tăng cao cảnh báo tình trạng thiếu thuốc, gây khó cho công tác điều trị của bác sĩ.

Đã nhập khẩu thuốc, dịch truyền điều trị bệnh tay chân miệng

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, hiện nay đã xác định được nguồn cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, đảm bảo nhu cầu điều trị bệnh đang có diễn biến theo chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

Bản tin công đoàn: Lương hưu thấp, người già phải làm thêm đủ nghề

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hải Phòng giải quyết bảo hiểm xã hội một lần cho hơn 15.000 lao động; Thang máy hỏng, công nhân khốn khổ leo bộ cả chục tầng; Nhiều bộ, ngành đồng thuận nghỉ Tết Nguyên đán 2024 từ 29 tháng Chạp; Lương hưu thấp, người già phải làm thêm đủ nghề,...

Lo ngại với chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Thùy Linh - Chân Phúc |

Hình ảnh về suất cơm bán trú lèo tèo chỉ 1 miếng giò, vài miếng cá, thịt, ít cọng giá... tại Trường THCS Yên Nghĩa (TP Hà Nội) đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Những sự việc liên quan đến bữa ăn của học sinh xảy ra gần đây, càng khiến nhiều người lo ngại về chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học.

Chung cư mini được mở lối thoát hiểm, tỉ lệ lấp đầy lại cao

Thu Giang |

Nhiều tòa chung cư mini ở phố Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã kín phòng cho thuê sau khi chủ nhà cấp tốc bổ sung, lắp đặt thang thoát hiểm sau vụ cháy trên phố Khương Hạ.

Cạm bẫy từ các chiêu trò chào mời xoá nợ xấu trên mạng

Minh Ánh |

Dù không hề có cơ chế xóa nợ, che nợ xấu, nhưng nhiều người dân vẫn mắc bẫy, tin vào những lời quảng cáo dịch vụ xóa nợ xấu trên mạng xã hội.

Yêu cầu dừng khai thác, nhiều sân bóng vẫn hoạt động trong Công viên Hà Đông

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Nhiều sân bóng vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp yêu cầu dừng khai thác, cho thuê mặt bằng khu đất tại khu quy hoạch Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.

Bệnh tay chân miệng ở Vĩnh Long chỉ 2 tháng bằng cả năm 2022

HOÀNG LỘC |

Tình hình bệnh tay, chân, miệng ở tỉnh Vĩnh Long từ ngày 1 – 16.8 là 41 ca tăng 21 ca so với cùng kỳ 2022, thuốc Gamma globulin (IVIG) đang hiếm nên được chỉ định sử dụng chặt chẽ.

Những con số đáng cảnh báo về bệnh tay chân miệng tại ĐBSCL

PHONG LINH |

Số ca bệnh tay chân miệng nặng tại ĐBSCL liên tục tăng cao cảnh báo tình trạng thiếu thuốc, gây khó cho công tác điều trị của bác sĩ.

Đã nhập khẩu thuốc, dịch truyền điều trị bệnh tay chân miệng

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, hiện nay đã xác định được nguồn cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, đảm bảo nhu cầu điều trị bệnh đang có diễn biến theo chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.