Vĩnh Long chỉ còn đủ thuốc điều trị cho 2-3 bệnh nhân tay chân miệng nặng

HOÀNG LỘC |

Gần 1 tuần qua, tình hình bệnh tay chân miệng tại tỉnh Vĩnh Long xuất hiện từ 15 - 20 ca/tuần, tăng gần 10 lần so với thời gian trước đó, trong khi lượng thuốc chỉ còn đủ để điều trị cho 2 - 3 bệnh nhân.

Khi phát hiện bé Nguyễn Minh Luận (2021) bị sốt và dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng, vợ chồng chị Trương Thị Ngọc Thi (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã tức tốc đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long kiểm tra.

“Lúc đầu ở nhà cháu bị sốt vợ chồng tôi nghĩ là sốt thường hay nặng là sốt xuất huyết vì đang bước vào mùa mưa và cũng thời gian này năm trước cháu từng bị sốt sốt huyết. Khi đưa vào nhập viện, cháu tiếp tục sốt cao trên 39 độ, mệt, ngủ nhiều, giật mình trong lúc ngủ, run chi nhẹ, lòng bàn tay, chân và mông có chấm mụn nước”, chị Thi cho biết thêm.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long điều trị 89 ca nhiễm TCM. Ảnh: Hoàng Lộc
Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long điều trị 89 ca nhiễm tay chân miệng. Ảnh: Hoàng Lộc

Cũng với triệu chứng nóng, sốt vào chiều thứ 7, chị Nguyễn Thị Mỹ Chi (huyện Mang Thít) chỉ nghĩ con mình sốt nhẹ nên đưa đến một điểm khám, chữa bệnh tư nhân thăm khám. Tuy nhiên, sau 3 ngày điều trị, tình hình bệnh của cháu bé trở nên nặng hơn. Hiện tại, trên người cháu xuất hiện nhiều bóng nước, chấm đỏ ở tay, chân, nhất là ở vùng miệng nên việc ăn uống của bé trở nên rất khó.

“Tôi rất lo lắng cho những điểm bóng nước ở tay, chân, khuôn mặt của bé, nếu chăm sóc không tốt sẽ để lại sẹo. Nếu như ngay từ đầu đưa con đi điều trị ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long như hiện nay thì có thể không trở nặng như thế này. Qua sự việc, bản thân rút kinh nghiệm sau này dù bận đến đâu cũng đến cơ sở y tế công để được điều trị sớm cho an toàn”, chị Mỹ Chi nói.

Ngày 11.7, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, BS.CKII Trần Chí Công - Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long thông tin, từ đầu năm 2023 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 89 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 20% ca mắc mức độ nặng. Riêng trong tuần vừa rồi (từ ngày 2 - 9.7) có 20 trẻ nhập viện điều trị, đa số từ độ 2a, 2b và độ 3.

Theo bác sĩ Công, bệnh tay chân miệng diễn biến rất nhanh nên khi phát hiện con có các dấu hiệu nghi ngờ, phụ huynh cần quan tâm theo dõi và sớm đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng hoặc có thể dẫn đến tử vong.

“Đối với bệnh nhân tay chân miệng mức độ nhẹ (độ 1) thì có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường để điều trị tại nhà. Đối với bệnh nhân tay chân miệng độ 2a trở lên, có dấu hiệu giật mình, sốt trên 39 độ, nôn nhiều, lừ đừ, quấy khóc vô cớ, đi loạng choạng, yếu liệt chi, phù phổi cấp, tím tái… thì bắt buộc nhập viện để điều trị”, bác sĩ Công chia sẻ.

Ông Công cũng thông tin thêm, hiện nay, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh chỉ còn khoảng 14 lọ thuốc Gamma globulin (IVIG). Số lượng thuốc này chỉ đủ để điều trị cho từ 2 đến 3 bệnh nhân tay chân miệng mức độ 3 trở lên. Riêng thuốc Milrinol để điều trị cho bệnh nhân mức độ nhẹ vẫn còn đảm bảo.

“Nếu cùng lúc xảy ra nhiều ca bệnh nặng, đội ngũ y bác sĩ sẽ hội chẩn với tuyến trên để chuyển tuyến tiếp tục điều trị vì hiện nay thuốc này rất hiếm, mua không có hàng”, bác sĩ Chí Công cho biết thêm.

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Bệnh tay chân miệng do chủng virus EV71 chuyển biến khó lường

Hà Lê |

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có 20 - 30% trường hợp là nhiễm chủng virus EV71.

Bệnh tay chân miệng bùng phát, nguy cơ thiếu thuốc rất cao

NGUYỄN LY |

Bệnh tay chân miệng (TCM), là bệnh hàng năm đến mùa lại xuất hiện, bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm nay biến chủng TCM nặng EV71 đã xuất hiện, cộng với việc trẻ sẽ “trả nợ hệ miễn dịch” sau đại dịch COVID-19 nên công tác phòng tránh càng cần được chú trọng. Thuốc điều trị cho bệnh TCM đang khan hiếm nên các bệnh viện đang phải dùng nhiều biện pháp thay thế.

Cần Thơ gỡ khó thiếu thuốc khi bệnh tay chân miệng ở ĐBSCL tăng cao

PHONG LINH |

Trước số ca mắc tay chân miệng tại ĐBSCL tăng cao, TP Cần Thơ đã lên phương án để gỡ khó bài toán thiếu thuốc điều trị.

Trung tâm đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng ế khách

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh hiện có 17 trung tâm đăng kiểm với 33 dây chuyền hoạt động có khả năng tiếp nhận khoảng 1.980 xe/ngày, nhưng thực tế chỉ có khoảng 1.355 xe/ngày tới đăng kiểm, đạt chưa tới 70% năng lực đáp ứng. Hiện nay, tình trạng đăng kiểm ùn ứ đã hết, thay vào đó nhiều trung tâm đăng kiểm vắng khách.

Vụ tấn công ở Đắk Lắk có chỉ đạo, tiếp tay của thế lực nước ngoài

PHẠM ĐÔNG |

Liên quan vụ tấn công ở Đắk Lắk, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, đã bắt trên 90 đối tượng, truy nã đặc biệt 5 đối tượng.

Cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng khai gì vụ chuyến bay giải cứu?

Việt Dũng |

Nguyễn Quang Linh không có thẩm quyền ngăn chặn, hay bác bỏ công văn xin cấp chuyến bay giải cứu, song có quyền báo cáo về nội dung với lãnh đạo nên... được "cảm ơn".

Bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện tăng, các giường bệnh viện chật kín

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Nếu như tuần trước, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhi đang điều trị thì trong tuần này có đến 200 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng phải nhập viện.

Người dân khiếp sợ với tình hình giao thông quanh nút giao Mai Dịch

Tô Thế - Phúc Đạt |

Hà Nội - Các tuyến đường xung quanh nút giao Mai Dịch những ngày này thường xuyên xảy ra ùn tắc, không kể giờ cao điểm hay thấp điểm. Một số người dân đã phải đứng chờ ven đường để vãn xe mới dám đi qua nút giao này.

Bệnh tay chân miệng do chủng virus EV71 chuyển biến khó lường

Hà Lê |

Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 1.200 trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám với gần 500 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong số đó có 20 - 30% trường hợp là nhiễm chủng virus EV71.

Bệnh tay chân miệng bùng phát, nguy cơ thiếu thuốc rất cao

NGUYỄN LY |

Bệnh tay chân miệng (TCM), là bệnh hàng năm đến mùa lại xuất hiện, bệnh có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, năm nay biến chủng TCM nặng EV71 đã xuất hiện, cộng với việc trẻ sẽ “trả nợ hệ miễn dịch” sau đại dịch COVID-19 nên công tác phòng tránh càng cần được chú trọng. Thuốc điều trị cho bệnh TCM đang khan hiếm nên các bệnh viện đang phải dùng nhiều biện pháp thay thế.

Cần Thơ gỡ khó thiếu thuốc khi bệnh tay chân miệng ở ĐBSCL tăng cao

PHONG LINH |

Trước số ca mắc tay chân miệng tại ĐBSCL tăng cao, TP Cần Thơ đã lên phương án để gỡ khó bài toán thiếu thuốc điều trị.