Bệnh lao ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động

Thùy Linh |

Bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên. Sau khi phơi nhiễm, vi khuẩn lao có thể gây tổn thương ở rất nhiều các bộ phận của cơ thể, tuy vậy phần lớn gặp ở thể lao phổi. Bệnh lao nghề nghiệp là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước đền bù hiện nay ở Việt Nam.

Bệnh lao là một bệnh lây mà nguồn lây là những người mắc lao phổi khi ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn ra những giọt dịch nhỏ chứa từ 1 đến 2 vi khuẩn lao, người lành đứng trong vòng 2 mét hít vào phổi những giọt dịch đó, quá trình mắc bệnh bắt đầu.

Vaccine BCG giúp giảm khả năng mắc các thể lao nguy hiểm như: lao màng não, lao kê… Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể mắc các bệnh lao khác như lao phổi, lao hạch, lao ruột… Chính vì vậy, điều trị triệt để lao tiềm ẩn là một mắc xích quan trọng trong quy trình thanh toán bệnh lao. Ở nước ta, ước tính có đến 30% dân số mắc lao tiềm ẩn.

Lao tiềm ẩn là gì?

Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể người có đáp ứng với trực khuẩn lao nhưng chưa có dấu hiêu lâm sàng hoặc xét nghiệm nào cho thấy bệnh lao hoạt động. Nói cách khác, vi khuẩn lao đang ngủ yên trong cơ thể người mắc lao tiềm ẩn. Do đó lao tiềm ẩn không phải là 1 bệnh, nhưng người mắc lao tiềm ẩn có khả năng chuyển thành bệnh lao.

Vi khuẩn lao sau khi đi vào đường hô hấp sẽ bị các đại thực bào (macrophage) bắt giữ, ở người có sức đề kháng tốt, vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt hoặc tồn tại ở dạng “ngủ đông”- không hoạt động. Chúng sẽ chờ đợi và chớp lấy cơ hội bất kỳ khi nào hệ miễn dịch suy yếu để vùng lên hoạt động và gây bệnh.

Người mắc lao tiềm ẩn không có triệu chứng lâm sàng, X-quang phổi đa số là bình thường và không lây cho người khác. Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ năm 2020, nếu không được điều trị thì 5-10% người mắc lao tiềm ẩn sẽ tiến triển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời của họ. Riêng đối với những người suy giảm miễn dịch thì có đến 10% tiến triển thành lao hoạt động trong vòng 1 năm.

Xét nghiệm và điều trị lao tiềm ẩn nên tập trung trên một số đối tượng nguy cơ

Việc xét nghiệm và điều trị lao tiềm ẩn là tự nguyện và tập trung trên một số đối tượng nguy cơ như: người nhiễm HIV; người có tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi; nhân viên y tế khám và chăm sóc bệnh nhân lao; nhân viên làm việc tại các trại giam và tại giáo dưỡng; bệnh nhân đái tháo đường; suy thận, chạy thận nhân tạo; bệnh nhân cấy ghép tạng hoặc chuẩn bị ghép tạng; người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài (corticosteroid), thuốc sinh học.

Hiện tại có 2 đối tượng được điều trị lao tiềm ẩn mà không cần xét nghiệm, đó là trẻ em dưới 5 tuổi có tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao và bệnh nhân HIV ở mọi lứa tuổi.

Những người dễ lây bệnh và dễ mắc bệnh lao

+ Tiếp xúc gần gũi, kéo dài với nguồn lây. Hàng đầu là các nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao.

+ Suy giảm miễn dịch mắc phải: nhiễm HIV/AIDS, dùng corticoid kéo dài để điều trị bệnh hệ thống, thấp khớp, hen…; dùng thuốc chống thải ghép ở bệnh nhân ghép tạng.

+ Nhóm người dễ bị lây và mắc bệnh lao là những người có tiếp xúc gần gũi, kéo dài với người mắc bệnh lao.

Ngành y tế, hàng đầu phải kể đến là nhân viên y tế, những người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh lao. Ngành Công an, những người làm quản giáo và theo dõi đối tượng mắc bệnh lao tại các trại giam...

Nhóm người này khi mắc bệnh lao trong quá trình làm việc thì được xác định là mắc bệnh lao nghề nghiệp và được hưởng chế độ đền bù Nhà nước.

Nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao bị bệnh lao được xác nhận là mắc bệnh nghề nghiệp.

Phòng bệnh lao như thế nào?

Để phòng mắc lao theo nguyên tắc chung trước tiên phải thanh toán được nguồn lây, phát hiện triệt để và điều trị khỏi. Những biện pháp khác cũng rất quan trọng:

+ Người bệnh: người lao phổi phải mang khẩu trang, không được khạc nhổ lung tung mà phải khạc vào giấy hoặc ca, cốc để đúng nơi quy định để khử trùng, tiêu hủy. Lấy bệnh phẩm xét nghiệm đúng nơi quy định, thông thoáng; tốt nhất là ở ngoài trời.

+ Nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân lao phải mang khẩu trang phòng hộ đúng tiêu chuẩn (N95). Tiếp xúc với người bệnh qua kính ngăn, thực hiện khám chữa bệnh, tư vấn phía sau người bệnh…

+ Các cơ sở y tế phục vụ người bệnh lao phải thực hiện tốt quy chế chống lây nhiễm. Đầu tư thích hợp các trang bị phòng hộ cần thiết cho nhân viên và người bệnh. Có kế hoạch và quy trình cụ thể thực hiện đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cho nhân viên và người bệnh…

Theo các chuyên gia, bệnh lao là một bệnh lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp và là một bệnh xã hội, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động.

Để bảo vệ người lao động cần phải tuân thủ những biện pháp phòng hộ cẩn thận từ người bệnh đến nhân viên và là trách nhiệm của các cơ sở y tế.

Hơn nữa người lao động phải có ý thức tự bảo vệ mình, không để mình trong những tình huống thuận lợi mắc bệnh, khi mắc bệnh cũng phải chấp hành đầy đủ nguyên tắc điều trị.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện

thùy linh |

Theo thông tin mới nhất từ Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 – WHO).

Rất nhiều trẻ mắc bệnh lao chưa được phát hiện và điều trị

Thùy Linh |

Theo ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 13.000 trẻ em mắc bệnh lao các thể cần điều trị. Trẻ em đa phần mắc lao ở độ tuổi dưới 5, chiếm khoảng 50% tổng số trẻ mắc bệnh.

Chuyên gia quan ngại sau COVID-19, bệnh lao có thể bùng phát

Thùy Linh |

Sau COVID-19, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân lao có những tổn thương lao phổi, lao toàn thể, lao màng não rất nặng nề như cách đây 10 năm trước. Bệnh nhân lao bị gián đoạn tiếp cận y tế do COVID-19 nặng lên và tử vong nhiều.

Tiếp diễn tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu xử lý rác thải Sông Công

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân sống gần khu chôn lấp, xử lý rác thải Sông Công (TP. Sông Công) vẫn đang từng ngày sống chung với khói bụi, mùi hôi thối bởi vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây chưa được giải quyết dứt điểm.

Vụ siêu lừa chiếm đoạt 433 tỉ: Số phận tài sản của các đại gia

Việt Dũng |

Hà Nội - Liên quan đến vụ án Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng, ngoài mức án, tòa tuyên để ngân hàng tạm giữ sổ tiết kiệm đồng sở hữu của các đại gia.

Hiện trạng nơi bố trí tái định cư đường Vành đai 3 tại TP Thủ Đức

Phương Ngân - Anh Tú |

TPHCMTại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có 240 trường hợp đủ điều kiện tái định cư và 122 trường hợp giải tỏa trắng nhưng không đủ điều kiện tái định cư khi thực hiện đường Vành đai 3 qua địa bàn TP Hồ Chí Minh. Những trường hợp này sẽ được bố trí nền đất và căn hộ sẵn có tại TP Thủ Đức.

Nga quan tâm tới vật thể lạ cạnh đường ống Nord Stream

Thanh Hà |

Nga cho rằng, điều quan trọng là phải xác định được vật thể lạ được phát hiện bên cạnh 1 trong 2 đường ống Nord Stream 1 và 2 (Dòng chảy phương Bắc 1 và 2).

Bắt tạm giam cán bộ tư pháp nhận tiền của người dân để làm sổ đỏ

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Với chức danh là cán bộ tư pháp phường, Phạm Văn Tuyến đã nhận tiền của một hộ dân trên địa bàn để làm hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trong khoảng thời gian năm 2021 đến 2022.

40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện

thùy linh |

Theo thông tin mới nhất từ Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 – WHO).

Rất nhiều trẻ mắc bệnh lao chưa được phát hiện và điều trị

Thùy Linh |

Theo ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 13.000 trẻ em mắc bệnh lao các thể cần điều trị. Trẻ em đa phần mắc lao ở độ tuổi dưới 5, chiếm khoảng 50% tổng số trẻ mắc bệnh.

Chuyên gia quan ngại sau COVID-19, bệnh lao có thể bùng phát

Thùy Linh |

Sau COVID-19, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân lao có những tổn thương lao phổi, lao toàn thể, lao màng não rất nặng nề như cách đây 10 năm trước. Bệnh nhân lao bị gián đoạn tiếp cận y tế do COVID-19 nặng lên và tử vong nhiều.