Báo động: Bệnh viện Bạch Mai thiếu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện. 

Ngày 15.9, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc, Bệnh viện Bạch Mai về việc đảm bảo cung ứng các thuốc thiết yếu cho điều trị.

Cục Quản lý Dược cho biết, đã nhận được công văn của Bệnh viện Bạch Mai về việc đề nghị nhập khẩu các thuốc thiết yếu cho điều trị.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện.

Văn bản của Cục Quản lý Dược cho hay, trong danh mục thuốc thiết yếu đề nghị nhập khẩu của Bệnh viện Bạch Mai có một số thuốc hiếm, rất ít nguồn cung ứng và nhu cầu sử dụng ít về số lượng. Một số thuốc hiện chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. 4 thuốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực gồm:

Valgesic 10 (Hydrocortison 10mg), viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-34893-20, cơ sở sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Medisun.

Azenmarol 4 (Acenocoumarol 4mg) viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-28826-18, cơ sở sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm - Nhà máy Sản xuất dược phẩm Agimexpharm.

Azenmarol 1 (Acenocoumarol 1mg), viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-28825-18, cơ sở sản xuất: Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm - Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm.

Bfs-Depara (mỗi lọ 10ml chứa: Acetylcystein 2.000mg), dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền, giấy ĐKLH số VD-32805-19, cơ sở sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm CPCI Hà Nội.

Để đảm bảo việc cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời trong công tác điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các nguồn cung ứng đối với các thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị của Bệnh viện Bạch Mai.

Sau khi tìm được nguồn cung ứng, liên hệ với bệnh viện để xác định nhu cầu, ký hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ để nghị nhập khẩu thuốc gửi về Cục Quản lý Dược và thực hiện nhập khẩu theo quy định.

Hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt được quy định tại Điều 68 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 155/2018/NĐ CP; Hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc hiếm được quy định tại Điều 69 Nghị định 54/2017/NĐ CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP).

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với các cơ sở nhập khẩu để tìm kiếm thêm thông tin về các nguồn cung ứng. Trường hợp Bệnh viện Bạch Mai có được thông tin về nguồn cung ứng của các thuốc này, đề nghị bệnh viện cung cấp thông tin cho các cơ sở nhập khẩu thuốc hoặc cơ quan quản lý để có biện pháp kịp thời nhằm tăng cường cung ứng thuốc cho điều trị.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ sở báo cáo kịp thời về Cục Quản lý Dược để xem xét, giải quyết theo quy định.

Trước đó, nhiều bệnh nhân bị ngộ độc nặng cũng phải đối mặt nguy hiểm khi Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - nơi đầu ngành về điều trị ngộ độc đang thiếu nhiều loại thuốc giải độc, kể cả những thuốc cơ bản nhất.

TS-BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm - cho biết: Đơn cử như một bệnh nhân người Lào, tổn thương não do ngộ độc thủy ngân rất nặng. Thế nhưng, đau đớn thay, loại thuốc giải độc đơn giản chúng ta đang có không thể tới được não để giúp cho bệnh nhân, hiệu quả rất kém, bệnh nhân tiên lượng rất xấu với não.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Thiếu thuốc hiếm, bệnh nhân dù nguy kịch vẫn phải... chờ!

THÙY LINH |

Tình trạng thiếu một số thuốc giải độc thuộc danh mục thuốc hiếm là tình trạng diễn ra không phải lần đầu và không chỉ diễn ra tại một bệnh viện. Các bác sĩ trực tiếp cứu chữa người bệnh chỉ biết thở dài, lắc đầu vì tình trạng này đã nhiều lần xảy ra mà chưa có giải pháp để xử lý.

Thiếu thuốc trầm trọng, bệnh nhân ngộ độc nguy kịch vì không có thuốc giải

Thùy Linh |

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế đầu ngành về điều trị ngộ độc đang thiếu nhiều loại thuốc giải độc, kể cả những thuốc cơ bản nhất. Vấn đề tưởng chừng cũ này lại đang trực tiếp đe dọa tính mạng nhiều bệnh nhân.

Cục Dược nói về việc thiếu thuốc cầm máu và chống đông máu trong phẫu thuật

Hương Giang |

Theo Cục Quản lý Dược, lý do chính của việc thiếu thuốc Protamin sulfat (thuốc cầm máu và chống đông tiêu sợi huyết- PV), do đây là thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều. Vì vậy, nhà sản xuất thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các cơ sở khác.

Nhọc nhằn ca trực đêm của nữ nhân viên gác chắn tàu Đà Nẵng

Mỹ Linh |

Những ca trực cả ngày lẫn đêm tại các gác chắn tàu hỏa với một người đàn ông đã khó, vậy mà những người phụ nữ tại chắn Nguyễn Sinh Sắc (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) lại chưa bỏ gác một ngày nào, dù trời mưa hay nắng.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Thiếu thuốc hiếm, bệnh nhân dù nguy kịch vẫn phải... chờ!

THÙY LINH |

Tình trạng thiếu một số thuốc giải độc thuộc danh mục thuốc hiếm là tình trạng diễn ra không phải lần đầu và không chỉ diễn ra tại một bệnh viện. Các bác sĩ trực tiếp cứu chữa người bệnh chỉ biết thở dài, lắc đầu vì tình trạng này đã nhiều lần xảy ra mà chưa có giải pháp để xử lý.

Thiếu thuốc trầm trọng, bệnh nhân ngộ độc nguy kịch vì không có thuốc giải

Thùy Linh |

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế đầu ngành về điều trị ngộ độc đang thiếu nhiều loại thuốc giải độc, kể cả những thuốc cơ bản nhất. Vấn đề tưởng chừng cũ này lại đang trực tiếp đe dọa tính mạng nhiều bệnh nhân.

Cục Dược nói về việc thiếu thuốc cầm máu và chống đông máu trong phẫu thuật

Hương Giang |

Theo Cục Quản lý Dược, lý do chính của việc thiếu thuốc Protamin sulfat (thuốc cầm máu và chống đông tiêu sợi huyết- PV), do đây là thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều. Vì vậy, nhà sản xuất thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các cơ sở khác.