Thiếu thuốc trầm trọng, bệnh nhân ngộ độc nguy kịch vì không có thuốc giải

Thùy Linh |

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế đầu ngành về điều trị ngộ độc đang thiếu nhiều loại thuốc giải độc, kể cả những thuốc cơ bản nhất. Vấn đề tưởng chừng cũ này lại đang trực tiếp đe dọa tính mạng nhiều bệnh nhân.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, các thuốc giải độc có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ngộ độc, có thể làm đảo ngược tình trạng của bệnh nhân từ một người trạng thái ngộ độc nặng nhanh chóng trở về trạng thái hết ngộ độc, cải thiện đáng kể tỉ lệ tử vong.

Tuy nhiên, những thuốc đặc hiệu đang rất thiếu, các bác sĩ phải sử dụng tất cả biện pháp có thể để cứu chữa cho bệnh nhân, nhưng hiệu quả rất hạn chế, rất cần có thuốc giải độc đặc hiệu cho người bệnh.

Đơn cử như một bệnh nhân người Lào, tổn thương não do ngộ độc thủy ngân rất nặng. Thế nhưng, đau đớn thay, loại thuốc giải độc đơn giản chúng ta đang có không thể tới được não để giúp cho bệnh nhân, hiệu quả rất kém, bệnh nhân tiên lượng rất xấu với não. Các bác sĩ cũng chỉ biết lắc đầu thở dài chua xót.

"Rồi những bệnh nhân ngộ độc paracetamol, viêm gan nhiễm độc, cần thuốc giải độc truyền vào máu để cứu sống. Rồi bệnh nhân ngộ độc cồn công nghiệp methanol hiện nay cũng thiếu thuốc giải độc để cứu mạng, bảo vệ não và gan, rất nhiều các thuốc giải độc đều rất thiếu" - BS Nguyên buồn bã chia sẻ.

BS Nguyễn Trung Nguyên cho hay, nếu trước đây, bệnh nhân bị ngộ độc cấp, nặng nề, khẩn cấp, Bệnh viện Bạch Mai có thể mua, chỉ định thầu một gói rất nhỏ để giúp bệnh nhân, nhưng bây giờ thì không thể như vậy.

"Bệnh nhân đành phải chờ đợi thầu, chờ đợi các thủ tục và hệ quả là bệnh nhân bị tổn thương não, khả năng tử vong cao" - BS nói.

BS Nguyễn Trung Nguyên. Ảnh: PV
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: PV

Trong khi đó, thuốc giải độc là các thuốc đặc biệt, theo các bác sĩ, có thể xếp vào nhóm "thuốc mồ côi", tức các loại thuốc để điều trị các bệnh hiếm gặp, số lượng không quá nhiều như các thuốc thông thường mặc dù hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, các công ty không muốn nhập về vì lợi nhuận thấp.

Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều nước khuyến cáo thuốc giải độc cần phải đưa vào danh mục thuốc đặc biệt, thuốc hiếm, vì vậy Nhà nước cần có vai trò điều phối, thậm chí mua cho các bệnh viện.

"Để đảm bảo không bị thiếu các loại thuốc hiếm này, thực sự rất cần Nhà nước điều phối trong vấn đề này. Có như thế mới có thể hiệu quả nhất. Vì các bệnh viện cũng khó mà giải quyết được" - BS Nguyên cho hay.

Không chỉ thiếu thuốc giải độc, Trung tâm Chống độc - nơi được coi là "phòng tuyến" cuối cùng về điều trị ngộ độc này - cũng đang thiếu những vật tư y tế quan trọng như quả lọc máu để thải độc cho bệnh nhân.

Trước đó, hàng loạt bệnh viện nơi có các trung tâm can thiệp tim mạch hàng đầu Việt Nam đều gặp phải tình trạng thiếu thuốc Protamin sulfat (thuốc cầm máu và chống đông tiêu sợi huyết- PV) dùng trong phẫu thuật tim mạch.

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, lý do chính của việc này là do Protamin sulfat là thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều. Vì vậy, nhà sản xuất thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các cơ sở khác.

Trong khi đó, các cơ sở nhập khẩu của Việt Nam sau khi nhận được dự trù từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu mới đặt hàng với nhà cung cấp thuốc nước ngoài.

Do đó, trường hợp không chủ động, kịp thời đặt hàng từ các cơ sở khám chữa bệnh với các cơ sở nhập khẩu thuốc và từ cơ sở nhập khẩu thuốc với các nhà cung cấp thuốc nước ngoài thì có thể dẫn đến việc có khoảng thời gian thiếu thuốc tạm thời khi cơ sở nhập khẩu của Việt Nam đặt hàng nhưng các nhà cung cấp thuốc nước ngoài không còn đủ hàng dự trữ để cung ứng theo yêu cầu cho thị trường Việt Nam; đồng thời, nếu để chờ sản xuất thêm thì cũng mất thời gian khá dài (khoảng vài tháng).

Theo các chuyên gia, việc thiếu các loại thuốc hiếm này vô cùng ảnh hưởng đến quá trình điều trị, cứu chữa cho người bệnh. Các bệnh viện rất cần có một cơ chế đặc biệt để giải quyết tình trạng này, tránh để năm nào cũng xảy ra và hậu quả là người bệnh chịu rất nhiều thiệt thòi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Cục Dược nói về việc thiếu thuốc cầm máu và chống đông máu trong phẫu thuật

Hương Giang |

Theo Cục Quản lý Dược, lý do chính của việc thiếu thuốc Protamin sulfat (thuốc cầm máu và chống đông tiêu sợi huyết- PV), do đây là thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều. Vì vậy, nhà sản xuất thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các cơ sở khác.

Phòng khám thiếu thuốc tê, thiếu chỉ khâu "do các hãng dè dặt, cầm chừng"

Thùy Linh |

Theo chuyên gia y tế, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đang xảy ra tại các phòng khám, nguyên nhân là do nhà cung cấp không nhập hàng về, nhập về được cũng sợ sai nên họ rất dè dặt, rất cầm chừng, chờ đợi nghe ngóng tình hình. Hậu quả là các phòng khám sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động.

Bộ Y tế trình Chính phủ giải pháp cho tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Nga công bố cách định đoạt tương lai của Nord Stream

Thanh Hà |

Nga cho biết, tất cả các cổ đông sẽ quyết định có cho dừng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vốn bị hư hại trong vụ nổ cuối năm ngoái hay không.

Cục Dược nói về việc thiếu thuốc cầm máu và chống đông máu trong phẫu thuật

Hương Giang |

Theo Cục Quản lý Dược, lý do chính của việc thiếu thuốc Protamin sulfat (thuốc cầm máu và chống đông tiêu sợi huyết- PV), do đây là thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều. Vì vậy, nhà sản xuất thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các cơ sở khác.

Phòng khám thiếu thuốc tê, thiếu chỉ khâu "do các hãng dè dặt, cầm chừng"

Thùy Linh |

Theo chuyên gia y tế, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đang xảy ra tại các phòng khám, nguyên nhân là do nhà cung cấp không nhập hàng về, nhập về được cũng sợ sai nên họ rất dè dặt, rất cầm chừng, chờ đợi nghe ngóng tình hình. Hậu quả là các phòng khám sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động.

Bộ Y tế trình Chính phủ giải pháp cho tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.