Bác sĩ "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ: Người bệnh thiệt đủ đường

Nhóm Phóng viên |

Theo Luật Khám chữa bệnh, các bác sĩ bệnh viện công không được phép chỉ định về dịch vụ kỹ thuật cho bệnh nhân ra các phòng khám ngoài bệnh viện. 

"Bệnh nhân là do các bác sĩ gửi sang chụp"

Luật Khám chữa bệnh đã có quy định bác sĩ không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi. Ngoài ra, các bệnh viện cũng có quy định riêng về vấn đề này.

Nếu bệnh nhân ra ngoài thực hiện các dịch vụ y tế khác thì bắt buộc phải có hội chẩn và có giấy chuyển thực hiện dịch vụ kỹ thuật đến cơ sở khám chữa bệnh khác. Thông thường thì các cơ sở y tế đó đều sẽ có ký hợp đồng khám chữa bệnh với bệnh viện.

Thế nhưng, theo những gì phóng viên Lao Động ghi nhận trong nhiều tháng qua, không ít bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Trung ương đã được các bác sĩ chỉ định, giới thiệu ra các cơ sở y tế tư nhân để làm dịch vụ, từ chụp chiếu cho đến phẫu thuật.

Được biết, Bệnh viện Mắt Trung ương cũng không ký hợp đồng liên kết với phòng khám Vietlife (số 14 Trần Bình Trọng - Hai Bà Trưng - Hà Nội) mà việc chỉ định bệnh nhân sang đây chụp chiếu là do "các bác sĩ gửi".

Chính một nhân viên y tế phòng khám Vietlife cũng đã khẳng định: "Nếu có bệnh nhân cần chụp thì bác sĩ sẽ chỉ định sang phòng khám luôn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách để tối ưu nhất, không cần phải chờ đợi lâu. Phim chụp của phòng khám có thể được sử dụng để mổ luôn. Không phải là các bệnh viện liên kết với phòng khám mà là các bác sĩ gửi bệnh nhân sang phòng khám".

Trong khi đó, đối với các bệnh nhân được bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương giới thiệu sang phẫu thuật tại Bệnh viện Mắt Hồng Sơn, những dòng bút phê được viết tay ở mặt sau của tờ kết quả khám bệnh hoặc một tờ giấy viết riêng kèm vào sổ khám bệnh, chứng tỏ Bệnh viện Mắt Trung ương không hề có liên kết hay hợp đồng gì đối với cơ sở y tế tư nhân này.

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên Lao Động, tình trạng này đã diễn ra một thời gian dài tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Một bệnh viện tuyến trung ương, đầu ngành trong điều trị các bệnh về mắt cho người dân cả nước, lại để nhiều bệnh nhân phải ra ngoài sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế ngoài công lập như vậy thực sự là một nghịch lý. Liệu lãnh đạo bệnh viện này có biết hay không?

Chỉ định cho bệnh nhân ra phòng ngoài chụp cộng hưởng từ được bút phê trong sổ khám của các bệnh nhân, kèm tên và số điện thoại của bác sĩ.
Chỉ định cho bệnh nhân ra phòng ngoài chụp cộng hưởng từ được bút phê trong sổ khám của các bệnh nhân, kèm tên và số điện thoại của bác sĩ.

Bệnh nhân "cắn răng" bỏ tiền túi làm dịch vụ

Căn cứ theo bảng phụ lục III, Bảng giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các bệnh viện (Ban hành kèm thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 5.7.2019 của Bộ Y tế, dịch vụ chụp cộng hưởng từ được danh mục bảo hiểm y tế chi trả.

Bảng giá quy định kỹ thuật chụp cộng hưởng từ không có thuốc cản quang là 1.311.000 đồng, chụp cộng hưởng từ có thuốc cản quang là 2.214.000.

Với bảng giá như vậy, theo Luật Bảo hiểm y tế, bảo hiểm sẽ hỗ trợ đến 80% chi phí chụp MRI nếu bệnh nhân khám đúng tuyến, hỗ trợ 32% chi phí nếu bệnh nhân khám trái tuyến. Bệnh nhân chỉ phải chi trả toàn bộ chi phí chụp cộng hưởng từ nếu khám trái tuyến và đồng thời không điều trị tại bệnh viện chụp.

Trong khi đó, các bệnh nhân được bác sĩ bệnh viện Mắt Trung ương chỉ định sang phòng khám tư đều không được bảo hiểm thanh toán và phải chịu mức giá đắt hơn so với giá quy định tại các cơ sở y tế công.

Nhân viên y tế tại phòng khám Vietlife cũng khẳng định các bệnh nhân chụp cộng hưởng từ tại đây không được bảo hiểm y tế thanh toán, kể cả khi được bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương chỉ định sang phòng khám để chụp.

"Chi phí chụp cộng hưởng từ sọ não hốc mắt bên phòng khám là 1.900.000 đồng, trong quá trình chụp có nghi ngờ tổn thương liên quan khối u thì có thể phát sinh thêm chi phí tiêm thuốc cản từ, chi phí tiêm thuốc là 700.000 đồng"- nhân viên y tế phòng khám Vietlife nói.

Nhân viên y tế phòng khám Vietlife khẳng định bệnh nhân Bệnh viện Mắt Trung ương được bác sĩ gửi sang chụp MRI tại phòng khám. Ảnh: Phóng viên Lao Động
Nhân viên y tế phòng khám Vietlife khẳng định bệnh nhân Bệnh viện Mắt Trung ương được bác sĩ gửi sang chụp MRI tại phòng khám. Ảnh: Phóng viên Lao Động

Theo lời nhân viên y tế này, phòng khám chỉ có thể xuất hóa đơn đỏ, bệnh nhân có thể mang về thanh toán nhưng: "hồ sơ có được các hãng bảo hiểm thanh toán hay không thì chúng tôi không biết. Còn bảo hiểm y tế thì không. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tại các bệnh viện công mới được thanh toán bảo hiểm y tế"- nhân viên này nói.

Như vậy, các bệnh nhân của Bệnh viện Mắt trung ương có thể đã phải chi phí từ 1.900.000 đến 2.600.000 đồng khi chụp cộng hưởng từ tại phòng khám tư nhân này. Đối với những người dân đang mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân nghèo, việc phải bỏ tiền túi chi trả những dịch vụ y tế đắt đỏ thực sự là quá sức đối với họ.

"Bị bệnh, bác sĩ bảo thế nào thì phải nghe vậy. Không có tiền thì đi vay mượn để mà khám chữa. Tôi vừa gọi về cho người thân ở quê mượn tạm 5 triệu để chi phí thêm vì số tiền mang theo không đủ"- bà N.T.N (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đi khám ở Bệnh viện Mắt Trung ương tâm sự với phóng viên Lao Động.

Tiếp đó, nhiều trường hợp bệnh nhân đã phẫu thuật mắt tại Bệnh viện Mắt Hồng Sơn theo giới thiệu của các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương cũng đã phải chi trả số tiền rất lớn cho các dịch vụ y tế tại bệnh viện ngoài công lập này. Dù có thể được bảo hiểm y tế chi trả một phần nhỏ, nhưng chi phí đắt đỏ tại các bệnh viện tư nhân thực sự là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân.

Trong suốt những tháng ngày thực tế, ghi nhận tại Bệnh viện Mắt Trung ương, chúng tôi thực sự thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, vất vả của nhiều người bệnh, đặc biệt những người ở tỉnh xa, khi phải chạy đôn chạy đáo tìm chỗ khám.

Có bệnh nhân được người thân đưa đi, nhưng không ít người phải bắt xe ôm, đi xe bus để tìm phòng khám khi được bác sĩ chỉ định. Không phải trường hợp nào cũng đủ điều kiện để ra các cơ sở y tế ngoài công lập để phẫu thuật theo giới thiệu của bác sĩ.

Họ quay trở về nhà với tờ giấy hẹn tái khám và không biết ngày mai của mình sẽ ra sao.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Thủ đoạn "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ của bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương

Nhóm Phóng viên |

Trong lúc các bệnh viện được "cởi trói", ráo riết đấu thầu mua sắm, trang bị máy móc, bổ sung vật tư y tế để phục vụ người bệnh thì tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ vẫn liên tục nói về việc bệnh viện thiếu vật tư, thiếu máy móc và đích đến cuối cùng là đưa người bệnh ra các cơ sở y tế tư nhân để làm dịch vụ. 

Bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ

Nhóm Phóng viên |

Sau nhiều ngày ghi nhận, phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến hành trình “trần ai” của rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Dù đăng ký các dịch vụ ở bệnh viện công, nhưng có một điểm chung là bệnh nhân đều được các bác sĩ tại đây chỉ định ra phòng khám hoặc bệnh viện tư để thực hiện chụp chiếu, hay phẫu thuật với chi phí cao hơn so với bệnh viện công.

Bệnh viện đủ khả năng mua thuốc vẫn phải chờ sở đấu thầu theo quy trình

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Tạ Văn Hạ chỉ ra thực trạng nhiều doanh nghiệp, bệnh viện có đủ cơ sở, đủ khả năng để mua thuốc phù hợp với giá thị trường nhưng vẫn phải chờ sở đấu thầu theo rất nhiều quy trình.

Xơ xác vì tảo hôn: Ông nội tuổi 35, người mẹ trẻ sinh 7 đứa con

Minh Nguyễn |

Đến bản Pà Cò (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), ngoài chuyện tảo hôn thì PV không khỏi bất ngờ khi nơi đây có ông nội ở tuổi 35 và người phụ nữ sinh con nhiều nhất bản.

Rời chân ga - rà chân phanh thế nào để tránh gây tai nạn

ANH TUÂN |

Lỗi đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh xảy ra chủ yếu và nghiêm trọng nhất ở xe số tự động. Song có những quy tắc mà lái xe có thể rèn luyện, thực hành và duy trì để hạn chế nhầm lẫn nguy hiểm này.

Hà Nội: Người khuyết tật vẫn bị hạn chế khi tham gia giao thông

Minh Hạnh |

Mục tiêu đến năm 2025, 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc, nhà ga, bến xe, cơ sở chữa khám bệnh… của Hà Nội bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, thực tế người khuyết tật còn rất nhiều cản trở khi tham gia giao thông công cộng.

Nhiều người chọn đi du lịch trước ngày lễ 30.4 để tránh đông đúc

Phương Trang |

Đi du lịch sớm trước kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, nhiều gia đình không chỉ cảm thấy thoải mái vì tránh được cảnh chen chúc, đông đúc mà còn tiết kiệm được một khoản kinh phí vài triệu đồng.

Ngân hàng Nhà nước có thể mua thêm ngoại tệ

Lam Duy |

Tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với những diễn biến thuận lợi trên thị trường thế giới là những yếu tố để Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục mua vào ngoại tệ.

Thủ đoạn "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ của bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương

Nhóm Phóng viên |

Trong lúc các bệnh viện được "cởi trói", ráo riết đấu thầu mua sắm, trang bị máy móc, bổ sung vật tư y tế để phục vụ người bệnh thì tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ vẫn liên tục nói về việc bệnh viện thiếu vật tư, thiếu máy móc và đích đến cuối cùng là đưa người bệnh ra các cơ sở y tế tư nhân để làm dịch vụ. 

Bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ

Nhóm Phóng viên |

Sau nhiều ngày ghi nhận, phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến hành trình “trần ai” của rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Dù đăng ký các dịch vụ ở bệnh viện công, nhưng có một điểm chung là bệnh nhân đều được các bác sĩ tại đây chỉ định ra phòng khám hoặc bệnh viện tư để thực hiện chụp chiếu, hay phẫu thuật với chi phí cao hơn so với bệnh viện công.

Bệnh viện đủ khả năng mua thuốc vẫn phải chờ sở đấu thầu theo quy trình

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Tạ Văn Hạ chỉ ra thực trạng nhiều doanh nghiệp, bệnh viện có đủ cơ sở, đủ khả năng để mua thuốc phù hợp với giá thị trường nhưng vẫn phải chờ sở đấu thầu theo rất nhiều quy trình.