Công chức làm việc tại nhà có thể hạn chế được nhũng nhiễu, tiêu cực?

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Việc Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu thí điểm cho phép cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số vị trí không tiếp xúc với công dân có thể đăng ký làm việc tại nhà với tỉ lệ phù hợp đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Mới đây, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì nghiên cứu dự thảo đề án xây dựng nền công vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024-2030, trong đó có nội dung trên.

Hiện nay, việc đăng ký hay xin phép làm việc tại nhà hiện nay tại một số doanh nghiệp đối với cán bộ, nhân viên và người lao động ở một số vị trí, chức danh nhất định khi nhân viên trong doanh nghiệp có nhu cầu hoặc bận việc nhà, có con nhỏ... diễn ra khá phổ biến và có hiệu quả.

Trong khi đó việc cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính Nhà nước đăng ký, xin làm việc tại nhà đâu đó cũng đã có do Thủ trưởng đơn vị linh động, thông cảm. Tuy nhiên, hiện tượng này không nhiều vì chưa có quy định pháp lý cụ thể nào cho phép. Theo các quy định hiện hành, cán bộ, công chức, viên chức phải đến cơ quan, công sở trực tiếp làm việc.

Còn nhớ, trong đợt đại dịch COVID-19 diễn ra và bùng phát tại nhiều địa phương trong cả nước, một số cơ quan ban ngành Nhà nước đã có chủ trương và linh động cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà.

Thời điểm đó tại thành phố, một số cơ quan, công sở như cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có chủ trương cho cán bộ, viên chức ở một số vị trí, chức danh nhất định như chuyên viên thu, chuyên viên cấp sổ thẻ... làm việc tại nhà và làm việc qua phần mềm điện tử.

Trong khoảng thời gian đó nhiều cơ quan, doanh nghiệp cũng đã gửi hồ sơ và làm thủ tục hoàn toàn qua phần mềm điện tử và gửi hồ sơ qua đường bưu điện rất thuận tiện và có hiệu quả.

Việc có ý tưởng và thí điểm cho phép cán bộ, công chức, viên chức có thể đăng ký, làm việc tại nhà tại một số cơ quan, ban ngành Nhà nước, các đơn vị hành chính như đề án là phù hợp và cần thiết với tình hình thực tế. Như hiện nay khi một số công việc thuần túy, các thủ tục, hồ sơ đều được giải quyết và thực hiện công việc tại hầu hết các sở ban ngành, cơ quan hành chính Nhà nước thông qua các phần mềm điện tử, giao dịch qua đường bưu điện.

Thế nhưng cũng cần thận trọng, cân nhắc và các cơ quan, công sở nên thí điểm ở những bộ phận, vị trí nhất định khi cho phép cán bộ, công chức, viên chức đăng ký, làm việc tại nhà, chẳng hạn như các chức danh phó trưởng phòng phụ trách một số công việc chuyên môn, các chức danh khác như chuyên viên, cán sự và nhân viên...

Đối với một số chức danh, vị trí nhất định, nếu được cho phép và bố trí làm việc tại nhà có thể hạn chế được nhũng nhiễu, tiêu cực, thậm chí là các hành vi hối lộ khi không tiếp xúc trực tiếp để giải quyết hồ sơ; giảm bớt một phần áp lực cho cán bộ khi làm việc trực tiếp tại cơ quan.

Thêm nữa, khi ngồi nhà làm việc, chắc chắn sẽ có một bộ phận cán bộ sẽ không chạy xe máy hay ô tô ra đường, giảm được tình trạng áp lực giao thông do quá tải phương tiện cá nhân như hiện nay, giảm ô nhiễm không khí môi trường bởi khói bụi. Ngoài ra còn có thể giảm kinh phí xây dựng, chi phí mua sắm trang thiết bị cũng như giảm áp lực và quá tải về chỗ ngồi làm việc nhiều hơn tại cơ quan, công sở như hiện nay.

Cũng cần nói thêm rằng, để cán bộ, công chức, viên chức khi được bố trí, cho phép làm việc ở nhà có hiệu quả cũng như khi đã trực tiếp làm việc tại cơ quan, công sở thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần phải có những quy chế, quy định cụ thể, kèm theo đó là các biện pháp chế tài để xử lý khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, công việc, vi phạm nội quy, quy chế làm việc.

Có nên cho phép cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số vị trí không tiếp xúc với công dân có thể đăng ký làm việc tại nhà với tỉ lệ phù hợp hay không? Ý tưởng này có mang lại hiệu quả không, hay “lợi bất cập hại”? Ý kiến của bạn đọc về vấn đề này xin gửi về email: Toasoan@laodong.com.vn.

Bạn đọc Nguyễn Đước
TIN LIÊN QUAN

Các căn cứ để xác định biên chế công chức

Quế Chi |

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức.

2 cách phân loại vị trí việc làm của công chức khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có 2 cách để phân loại vị trí việc làm của công chức để trả lương.

Tin sáng: Có thể tiếp tục tăng lương đối với cán bộ, công chức?

NHÓM PV |

Tin sáng ngày 15.10: TPHCM giải cứu kẹt xe cầu Ông Dầu trên Quốc lộ 13 bằng làm cầu tạm; Có thể tiếp tục tăng lương đối với cán bộ, công chức?; Vì sao học sinh, giáo viên đều đồng tình nghỉ học thứ 7?; Quang Hải lỡ trận Việt Nam gặp Hàn Quốc;…

Quá chén đêm 20.10, người phụ nữ bị phạt kịch khung

Mỹ Lệ |

TPHCM - Bất ngờ bị Đội Cảnh sát giao thông Bàn Cờ dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn, người phụ nữ loạng choạng cho biết vừa mới đi sinh nhật về.

Bên trong mỏ đất hiếm khiến nhiều sếp doanh nghiệp vướng lao lý

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trữ lượng đất hiếm ở huyện Văn Yên khoảng 20.000 tấn trong khi Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn.

Cư dân tố mua giá nước quá cao, chủ đầu tư ở Nha Trang thẳng tay cắt nước

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cư dân sinh sống ở dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) bức xúc vì không được hưởng giá nước sinh hoạt. Để gây sức ép, người dân quyết định không đóng tiền nếu chủ đầu tư không làm rõ ràng giá nước. Đáp lại, chủ đầu tư cắt nước cung cấp cho cư dân.

Chỉ đạo nóng rà soát nhân viên hợp đồng trường học tại Phúc Thọ, Hà Nội

NHÓM PV |

UBND huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 162 ngày 20.10.2023 yêu cầu báo cáo, rà soát nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (cũ).

Tỷ giá USD áp sát mốc 25.000 đồng và kịch bản cho kinh tế cuối năm

LAN HƯƠNG |

Bất chấp nỗ lực liên tục hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây, tỷ giá bán USD tại ngân hàng có thời điểm vọt lên gần 24.800 đồng/USD. Giới phân tích cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mạnh tay, câu chuyện tỷ giá vẫn sẽ căng thẳng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập và là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT - về vấn đề này.

Các căn cứ để xác định biên chế công chức

Quế Chi |

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức.

2 cách phân loại vị trí việc làm của công chức khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có 2 cách để phân loại vị trí việc làm của công chức để trả lương.

Tin sáng: Có thể tiếp tục tăng lương đối với cán bộ, công chức?

NHÓM PV |

Tin sáng ngày 15.10: TPHCM giải cứu kẹt xe cầu Ông Dầu trên Quốc lộ 13 bằng làm cầu tạm; Có thể tiếp tục tăng lương đối với cán bộ, công chức?; Vì sao học sinh, giáo viên đều đồng tình nghỉ học thứ 7?; Quang Hải lỡ trận Việt Nam gặp Hàn Quốc;…