Bên trong mỏ đất hiếm khiến nhiều sếp doanh nghiệp vướng lao lý

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trữ lượng đất hiếm ở huyện Văn Yên khoảng 20.000 tấn trong khi Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn.

Hơn chục ngày qua, đoàn công tác Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) đã phong tỏa, làm việc tại mỏ đất hiếm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Hơn chục ngày qua, đoàn công tác Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) đã phong tỏa, làm việc tại mỏ đất hiếm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương) và Nguyễn Văn Chính (Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng) về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can (từ trái qua phải). Ảnh: Bộ Công an
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương) và Nguyễn Văn Chính (Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng) về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can (từ trái qua phải). Ảnh: Bộ Công an
Ngoài ra, Đặng Trần Chí (Giám đốc Công ty Hợp Thành Phát), Phạm Thị Hà (Kế toán công ty); Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam) và Nguyễn Thị Hiền (kế toán công ty) cũng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.  Các bị can (từ trái qua phải). Ảnh: Bộ Công an
Ngoài ra, Đặng Trần Chí (Giám đốc Công ty Hợp Thành Phát), Phạm Thị Hà (Kế toán công ty); Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam) và Nguyễn Thị Hiền (kế toán công ty) cũng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can (từ trái qua phải). Ảnh: Bộ Công an
Ngoài ra, Đặng Trần Chí (Giám đốc Công ty Hợp Thành Phát), Phạm Thị Hà (Kế toán công ty); Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam) và Nguyễn Thị Hiền (kế toán công ty) cũng bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Bộ Công an, các bị can nêu trên được xác định có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương.
Theo Bộ Công an, các bị can nêu trên được xác định có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương.
Công an cũng khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các đối tượng có liên quan tại tỉnh Yên Bái và 3 tỉnh, TP khác có liên quan; tạm giữ ước tính khoảng 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt.
Công an cũng khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các đối tượng có liên quan tại tỉnh Yên Bái và 3 tỉnh, TP khác có liên quan; tạm giữ ước tính khoảng 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt.
Quá trình điều tra ban đầu xác định, Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỉ đồng và hơn 152.000 tấn quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính tổng số tiền khoảng 632 tỉ đồng.
Quá trình điều tra ban đầu xác định, Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỉ đồng và hơn 152.000 tấn quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính tổng số tiền khoảng 632 tỉ đồng.
Ngoài ra, Huấn và Chính còn thỏa thuận với Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát trong quá trình mua bán quặng đất hiếm và quặng sắt, xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán thực tế.
Ngoài ra, Huấn và Chính còn thỏa thuận với Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát trong quá trình mua bán quặng đất hiếm và quặng sắt, xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán thực tế.
Hành vi trên giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán hơn 28 tỉ đồng thu được từ việc bán quặng đất hiếm và quặng sắt, không thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế, gây thiệt hại (tạm tính) cho Nhà nước hơn 7,5 tỉ đồng.
Hành vi trên giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán hơn 28 tỉ đồng thu được từ việc bán quặng đất hiếm và quặng sắt, không thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế, gây thiệt hại (tạm tính) cho Nhà nước hơn 7,5 tỉ đồng.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung điều tra làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các bị can và đối tượng có liên quan để mở rộng điều tra, làm rõ bản chất vụ án, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung điều tra làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các bị can và đối tượng có liên quan để mở rộng điều tra, làm rõ bản chất vụ án, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Theo Bộ TNMT, đất hiếm là tên gọi chung của một nhóm 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn gồm Scandi (Sc), Ytri (Y) và 15 nguyên tố của nhóm Lanthan (La, Ce, Pr, Nd, Pm, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm, Yb, Lu).
Theo Bộ TNMT, đất hiếm là tên gọi chung của một nhóm 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn gồm Scandi (Sc), Ytri (Y) và 15 nguyên tố của nhóm Lanthan (La, Ce, Pr, Nd, Pm, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm, Yb, Lu).
Đất hiếm là tài nguyên quý làm nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang, xúc tác, nam châm, quang điện, chế tạo vũ khí, thiết bị y tế, công nghệ bán dẫn… Do đất hiếm nằm rải rác với số lượng ít tại nhiều nơi dẫn đến việc khai thác, tinh chế khó khăn, tốn kém nên đây là nguồn tài nguyên quý, có giá trị cao. Ảnh: Bảo Nguyên
Đất hiếm là tài nguyên quý làm nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang, xúc tác, nam châm, quang điện, chế tạo vũ khí, thiết bị y tế, công nghệ bán dẫn… Do đất hiếm nằm rải rác với số lượng ít tại nhiều nơi dẫn đến việc khai thác, tinh chế khó khăn, tốn kém nên đây là nguồn tài nguyên quý, có giá trị cao.
Cũng theo Bộ TNMT, Việt Nam đã bắt đầu khai thác đất hiếm từ khoảng năm 2014. Tuy nhiên, việc khai thác, xuất khẩu đất hiếm của Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng, hình thức khai thác vẫn nhỏ lẻ. Đồng thời, Việt Nam vẫn chưa có khả năng chế biến sâu đất hiếm để phân tách các nguyên tố đất hiếm riêng lẻ, mà chủ yếu xuất khẩu tài nguyên này dưới dạng quặng thô, giá thành không cao. Dự kiến, mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thành đầu tư nhà máy chế biến đất hiếm tại Yên Bái. Ảnh: Bảo Nguyên
Cũng theo Bộ TNMT, Việt Nam đã bắt đầu khai thác đất hiếm từ khoảng năm 2014. Tuy nhiên, việc khai thác, xuất khẩu đất hiếm của Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng, hình thức khai thác vẫn nhỏ lẻ. Đồng thời, Việt Nam vẫn chưa có khả năng chế biến sâu đất hiếm để phân tách các nguyên tố đất hiếm riêng lẻ, mà chủ yếu xuất khẩu tài nguyên này dưới dạng quặng thô, giá thành không cao. Dự kiến, mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thành đầu tư nhà máy chế biến đất hiếm tại Yên Bái. Ảnh: Bảo Nguyên
Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Chân dung các sếp doanh nghiệp bị bắt giam vụ khai thác đất hiếm ở Yên Bái

Nhóm PV |

Công an xác định, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỉ đồng ở Yên Bái.

Yên Bái có trữ lượng khoảng 20.000 tấn đất hiếm

Nhóm PV |

Trước khi xảy ra vụ việc Bộ Công an phong tỏa, làm việc tại mỏ đất hiếm Yên Phú, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã có văn bản gửi đến tỉnh Yên Bái đề nghị chủ động rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác, tuyển, tiêu thụ.

Bộ Công An phong tỏa, điều tra mỏ đất hiếm tại Yên Bái

Nhóm PV |

Đến thời điểm tối 10.10, gần 100 cán bộ, cảnh sát của Bộ Công an vẫn đang phong toả phục vụ công tác điều tra tại mỏ đất hiếm trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Công nhân "ngậm ngùi" gửi con về quê vì khó tìm chỗ học cho con

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, nhu cầu được gửi con ở các trường mầm non công là nhu cầu vô cùng cấp thiết. Nhiều gia đình công nhân phải gửi con về quê vì trường mầm non công lập kín chỗ, tư thục thì học phí cao.

TPHCM nỗ lực hoàn thành mục tiêu đón khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế

Thanh Thanh |

Để đạt mục tiêu đặt ra, TPHCM liên tục đầu tư và nâng cấp sản phẩm du lịch, tổ chức hàng loạt sự kiện cũng như tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch ở các thị trường tiềm năng.

Đà Nẵng cảnh báo nguy cơ sạt lở ở huyện Hòa Vang, núi Sơn Trà

THÙY TRANG |

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung bộ đưa ra cảnh báo 10 điểm tại huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu và quận Sơn Trà, Đà Nẵng sẽ có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn.

Làm rõ thủ đoạn quân xanh quân đỏ trong vụ án AIC

Đoàn Hưng |

Chiều ngày 23.10, phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị có liên quan tiếp tục làm rõ hành vi "quân xanh", "quân đỏ" vi phạm quy định đấu thầu tại Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh.

Đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip

Nhóm PV |

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao (như chip, bán dẫn); tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip điện tử đến năm 2025 và 2030 là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Chân dung các sếp doanh nghiệp bị bắt giam vụ khai thác đất hiếm ở Yên Bái

Nhóm PV |

Công an xác định, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỉ đồng ở Yên Bái.

Yên Bái có trữ lượng khoảng 20.000 tấn đất hiếm

Nhóm PV |

Trước khi xảy ra vụ việc Bộ Công an phong tỏa, làm việc tại mỏ đất hiếm Yên Phú, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã có văn bản gửi đến tỉnh Yên Bái đề nghị chủ động rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác, tuyển, tiêu thụ.

Bộ Công An phong tỏa, điều tra mỏ đất hiếm tại Yên Bái

Nhóm PV |

Đến thời điểm tối 10.10, gần 100 cán bộ, cảnh sát của Bộ Công an vẫn đang phong toả phục vụ công tác điều tra tại mỏ đất hiếm trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.