Có những bài báo dài... 3 năm

An Thượng |

Những nhân vật cũ, những câu chuyện xưa không chỉ là kỷ niệm của một thời làm báo, nó còn là những bài học về nghiệp vụ bổ ích...

Đeo bám đề tài

Thời điểm những năm đầu của thập niên 2000, một bài báo mang tính điều tra, khiến cơ quan tố tụng vào cuộc, khởi tố, bắt giam đến 9 quan chức như vụ phá rừng Khe Diên ở Quảng Nam là một hiện tượng báo chí.

Tôi còn nhớ như in, sau gần 2 năm điều tra, đến tháng 4 năm 2007, Viện KSND tỉnh Quảng Nam mới hoàn tất cáo trạng, truy tố 9 bị can trong vụ án phá rừng Khe Diên, ở huyện Quế Sơn (nay là huyện Nông Sơn) tỉnh Quảng Nam. Đây là vụ lợi dụng chính sách trong dự án là thủy điện (Khe Diên, đầu nguồn song Thu Bồn), hàng loạt cán bộ các cấp chính quyền lẫn cán bộ ngành lâm nghiệp đã bắt tay, tạo điều kiện cho lâm tặc phá rừng nguyên sinh trái phép quy mô hàng nghìn mét khối gỗ tự nhiên.

Ngoài bị can chính là ông Lê Văn Ngọc, Viện KSND tỉnh Quảng Nam còn truy tố ông Hồ Tấn Sơn, nguyên Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh, nguyên Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý rừng”. Một số quan chức đầu ngành khác của tỉnh Quảng Nam như Trần Hải Hà, nguyên phó chi cục lâm nghiệp Quảng Nam, Nguyễn Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn, Nguyễn Thành Vui, nguyên Trưởng phòng Tài chính - kế hoạch huyện Quế Sơn... cũng bị truy tố. Đây là vụ phá rừng có qui mô lớn nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ, và là vụ án có số bị can là nhiều quan chức nhất tỉnh Quảng Nam từ trước đến nay.

Điều đáng nói là vụ án được phát hiện, khơi mào và thúc đẩy cơ quan điều tra vào cuộc, làm sáng tỏ vấn đề này lại bắt đầu từ… báo chí. Trong đó, Lao Động là một trong những tờ báo đầu tiên vào cuộc và theo đuổi sự vụ cho đến khi có kết quả cuối cùng.

Từ năm 2005, khi dự án xây dựng thủy điện Khe Diên mới bắt đầu triển khai, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ mới giao đất cho chủ dự án (Cty CP Sông Ba Hạ) trên bản đồ, nhưng với "lá bùa" mang tên "giấy phép khai quang, tận thu, tận dụng gỗ lòng hồ thuỷ điện Khe Diên" do UBND huyện Quế Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam và ngành kiểm lâm cấp, từ cuối năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng Ngọc Sơn (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) đã "thần tốc" phá cả ngàn hecta rừng nguyên sinh, khai thác hàng nghìn m3 gỗ công khai trước mắt kiểm lâm và chính quyền sở tại. Sự việc gây chấn động dư luận, bức xúc trong nhân dân, song chỉ riêng chính quyền là không hề hay biết...

Từ đơn thư tố cáo của người dân địa phương, cánh báo chí chúng tôi từ Đà Nẵng đã lặn lội hàng trăm cây số đến Nông Sơn để điều tra. Từ đây, theo chân những nông dân bản địa để vào lội vào tận hiện trường phá rừng. Ai cũng sốc trước cảnh rừng nguyên sinh bị đốn hạ, vận chuyển công khai như một đại công trường. Tuy nhiên, khi đối chiếu với giấy phép, bản đồ được cấp phép khai thác tận thu thì không chứng minh được Công ty Ngọc Sơn phá rừng.

Đến năm 2006, khi Thủy điện Khe Diên hoàn tất việc xây dựng than đập, tích nước đến đỉnh cao trình, nghĩa là lòng hồ ngập nước đã đủ mực theo thiết kế. Lúc này, việc phá rừng trái phép, (ngoài diện tích ngập nước lòng hồ theo chủ trương cho tận thu) mới lộ diện. Thế nhưng, phải dùng sự giúp đỡ, can thiệp của cán bộ kỹ thuật, chúng tôi mới bóc tách các bản đồ (giao đất, khai thác tận thu, bản đồ kỹ thuật thiết kế lòng hồ…) mới chứng minh được lâm tặc đã móc nối với một đơn vị thiết kế, thay đổi đường đồng mức để tăng diện tích ngập nước ảo trên bản đồ, khai thác cả nghìn héc ta rừng nguyên sinh sâu tận đầu nguồn sông Thu Bồn.

Ngoài hàng chục bài báo phản ánh diễn biến điều tra, báo Lao Động còn loạt 3 phóng sự điều tra “Vụ phá rừng lớn nhất Quảng Nam từ trước nay: Lợi dụng thuỷ điện, phá rừng công khai” gây chấn động dư luận với những chứng cứ điều tra độc lập.

Sau khi báo đăng, chính quyền Quảng Nam đã có những phản ứng tiêu cực, thậm chí có công văn phản bác Báo Lao Động. Tuy nhiên, cơ quan Thanh tra tỉnh cũng đồng thời vào cuộc. Sau thời gian, thấy có dấu hiệu tội phạm, Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh thụ lý. Ròng rả 2 năm điều tra, vụ án đã kết thúc có hậu. Ít nhất 9 bị can, trong đó có nhiều quan chức từ cấp huyện đến tỉnh đã phải “thọ khám”.

Có rất nhiều kỷ niệm cho loạt bài điều tra kéo dài hơn 3 năm, nhưng điều còn đọng mãi và trở thành kinh nghiệm cho nghề báo, đó là đeo bám đề tài. Ngoài trách nhiệm thông tin những vấn đề mới, nóng để cung cấp cho bạn đọc, thì nhà báo, tờ báo phải đeo bám đề tài, theo đuổi tận cùng vụ việc. Đó cũng là cách mà Lao Động đã thành công rất nhiều vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho công nhân, người lao động trong việc đòi nợ lương, BHXH thời gian gần đây.

Tác giả và hiện trường tác nghiệp, điều tra về vụ phá rừng ở Quảng Nam.  Ảnh: ĐĂNG NAM
Tác giả và hiện trường tác nghiệp, điều tra về vụ phá rừng ở Quảng Nam. Ảnh: ĐĂNG NAM

Giữ bản sắc

Đã có dịp tôi kể lại bài học làm báo được dạy những ngày đầu mới vào nghề từ nhà văn, nhà báo Vĩnh Quyền (lúc ấy là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Lao Động khu vực miền Trung - Tây Nguyên).

Ông hỏi tôi, em có biết vì sao Hội An luôn là điểm đến hấp dẫn và được du khách trong và ngoài nước yêu mến nhất? Rồi ông tự trả lời: Đó là vì họ được cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, được đạp xe qua những cánh đồng lúa ngát hương khi đến Hội An. Người dân phố cổ đã bán cho họ những chiếc bánh, những món ăn truyền thống dân dã, nhưng ở quê họ, xứ sở khác không có. Du khách được trải nghiệm các làng nghề đặc trưng, được nghe bài chòi, hát dân ca. Nếu Hội An chiều theo thị hiếu của khách, cung ứng khách sạn 5 sao, mở nhạc Tây, bán Pizza, tổ chức nhạc sống, mở vũ trường thì Hội An sẽ sớm như các đô thị khác và mất khách. Giữ được hồn cốt phố cổ phải từ thị dân và sản phẩm riêng có của Hội An. Đó là bản sắc. Tờ báo cũng vậy, phải giữ bản sắc. Phải tổ chức sản xuất, duy trì các thể tài là thế mạnh, bản sắc của mình để tồn tại và phát triển dù phải luôn đổi mới, thích nghi với xu thế, thời đại.

Một "nhân vật lớn" ở miền Trung, ông không làm báo nhưng rất hiểu về báo giới có kinh nghiệm về truyền thông đó là Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới - Nguyễn Sự, nguyên lãnh đạo Hội An. Ông Sự là bạn đọc trung thành, người đánh giá cao báo Lao Động. Trong đó các chuyên mục "điều tra chân trang", "phóng sự" và "tản mạn" thu hút bạn đọc một thời. Còn bây giờ, ông đúc kết: "Viết báo hay, trình bày báo đẹp, tích hợp đa phương tiện... nhưng không tiếp cận được bạn đọc thì hiệu quả cuối cùng là không cao. Bối cảnh làm báo hiện đại như hiện nay, cần thêm điều kiện tiên quyết đó là công nghệ. Tuy vậy, không ai, cơ quan báo hay nền tảng mạng xã hội "đứng yên" để thua về công nghệ trong cuộc đua ở thời đại số này. Vì vậy, điều quan trọng còn lại, cũng là vấn đề cốt lõi của cơ quan báo, vẫn là nền tảng nội dung... Báo Lao Động nên giữ truyền thống, bản sắc của mình để phát huy, phát triển" - ông Sự nói.

An Thượng
TIN LIÊN QUAN

Đại học Kinh tế TPHCM lên tiếng vụ giáo sư có bài báo quốc tế bị gỡ bỏ

Chân Phúc |

Ngày 10.5, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) chính thức có thông cáo báo chí về việc GS. Võ Xuân Vinh, thuộc Viện nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) có liên quan đến bài báo khoa học trên Tạp chí Environmental Science and Pollution Research thuộc Nhà xuất bản Springer, bị gỡ.

Thành phố "vô danh" ở Nhật Bản vụt sáng sau bài báo của New York Times

Thanh Hà |

Morioka - điểm đến du lịch Nhật Bản có thể bạn chưa từng nghe tên nhưng được New York Times chọn là nơi đáng đến thứ 2 thế giới trong năm 2023.

Xuân về sau mỗi bài báo bảo vệ người lao động

Quỳnh Chi |

Những lá thư trình bày rời rạc, những tin nhắn sai chính tả, những cuộc điện thoại gấp gáp... là chuyện rất bình thường đối với chúng tôi - bộ phận Bạn đọc - khi tiếp nhận thông tin về những người đi xuất khẩu lao động. Thông tin có thể do chính lao động hoặc người nhà của họ cung cấp.

Tình tiết mới vụ việc tiến sĩ bị tố đạo văn ở Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Cơ quan nơi tiến sĩ bị tố đạo văn đang công tác xin rút tên tiến sĩ khỏi danh sách đề nghị xét tặng giải thưởng Sáng tạo nữ Cố đô Huế.

Đại tá Nguyễn Hữu Hợp làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam

Hoàng Bin |

Đại tá Nguyễn Hữu Hợp - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình - được Bộ trưởng Bộ Công an điều động sang làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.

Doanh nghiệp chiếm đường của dân, chính quyền cơ sở bất lực

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Đường đi chung tại tổ 7, thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ) bị doanh nghiệp quây tôn, dựng công trình trái phép, chiếm dụng lối đi hơn 1 năm nay.

Khách "bất lực" khi lái xe ôm công nghệ chở vào đường cấm

Tô Thế |

Hà Nội - Khi biết tài xế xe ôm công nghệ chở lên Vành đai 2 trên cao, hành khách bất lực, không biết xử lý thế nào.

Bệnh viện K lên tiếng về những lùm xùm trên mạng xã hội

Hà Lê |

Sáng 20.8, phía Bệnh viện K đã lên tiếng xung quanh những thông tin về bệnh viện.

Đại học Kinh tế TPHCM lên tiếng vụ giáo sư có bài báo quốc tế bị gỡ bỏ

Chân Phúc |

Ngày 10.5, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) chính thức có thông cáo báo chí về việc GS. Võ Xuân Vinh, thuộc Viện nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) có liên quan đến bài báo khoa học trên Tạp chí Environmental Science and Pollution Research thuộc Nhà xuất bản Springer, bị gỡ.

Thành phố "vô danh" ở Nhật Bản vụt sáng sau bài báo của New York Times

Thanh Hà |

Morioka - điểm đến du lịch Nhật Bản có thể bạn chưa từng nghe tên nhưng được New York Times chọn là nơi đáng đến thứ 2 thế giới trong năm 2023.

Xuân về sau mỗi bài báo bảo vệ người lao động

Quỳnh Chi |

Những lá thư trình bày rời rạc, những tin nhắn sai chính tả, những cuộc điện thoại gấp gáp... là chuyện rất bình thường đối với chúng tôi - bộ phận Bạn đọc - khi tiếp nhận thông tin về những người đi xuất khẩu lao động. Thông tin có thể do chính lao động hoặc người nhà của họ cung cấp.