Xơ Tâm

Lộc Bình |

Cuộc đời bà là chuỗi những việc làm âm thầm nhằm giúp người đời có cái nhìn nhân văn, thay đổi định kiến đối với người không may mắc bệnh phong

Chẳng ai biết bà tên thật là gì hay quê quán đến từ đâu. Suốt thời gian dài, tôi chỉ hay người tại làng phong gọi bà là xơ Tâm "cùi" hay mẹ Tâm. Gặng hỏi mãi cũng chỉ biết vỏn vẹn tên thánh của bà là xơ Marie đến từ Tu viện Nữ vương Hòa Bình (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). 

Nhiều lần xơ Tâm từ chối việc tôi tìm hiểu, ghi chép những công việc của mình tại Khoa điều trị phong Ea Na thuộc trung tâm da liễu Đắk Lắk (tại xã Đray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Lần trước, xơ nói: "Tôi chỉ muốn lặng lẽ làm tròn tâm nguyện giúp đỡ họ chứ không muốn nhiều người biết đến việc mình làm." Đầu năm mới, tôi quay lại Khoa điều trị bệnh phong Ea Na- nơi xơ Tâm hiện đang chăm sóc miễn phí cho hơn 20 con em của bệnh nhân mắc bệnh phong. Tôi lại thuyết phục và bất ngờ là xơ Tâm đồng ý.

Và thế là chyện quay về những năm 2000, ở huyện Ea H'leo có một số người mắc bệnh phong bị cộng đồng cô lập, đẩy vào trong rừng sinh sống tránh bệnh lây lan. Họ tập hợp thành một cộng đồng sống tựa vào nhau.

Thời đó, có một số đoàn từ thiện tìm vào hỗ trợ nhưng chỉ đặt đồ ăn, thức uống rồi ra khỏi rừng vì sợ. Vào khu vực người bệnh phong sống, xơ Tâm chứng kiến nhiều gia đình, anh em chân tay lở loét, cùi hủi nhưng giàu khát vọng sống.

"Họ ăn lá mì giã nát, muối hột trộn ớt rừng thay bữa nhưng luôn động viên vượt qua khốn khó". Sau đó, nhận được sự đồng ý từ chính quyền địa phương, bà thuê người dựng 10 căn nhà nhỏ trong rừng để người bệnh có nơi ra vào.

Bản thân xơ Tâm, khi gia đình biết tin bà thường xuyên chăm sóc cho người mắc bệnh phong không cho phép bà đặt chân về nhà. Đến giờ xơ Tâm vẫn nhớ cái cảm giác buồn tủi năm nào. "Xã hội kỳ thị đã đành nhưng gia đình không chấp nhận việc làm của tôi quả là một nỗi đau vô hạn. Nhưng nỗi đau của tôi còn quá nhỏ so với những mất mát mà người bệnh phong phải trải qua..."

Vài năm sau, tình trạng người dân trong làng Ea Na thuộc xã Đray Sáp phát hiện mắc bệnh cùi hủi diễn ra ngày một nghiêm trọng. Chính quyền địa phương vào cuộc rồi kết luận xã Đray Sáp xuất hiện bệnh phong tại một số thôn buôn. Để điều trị, ngành y tế lúc bấy giờ thành lập khoa điều trị bệnh phong cho người dân bản địa.

Thời gian này, xơ Tâm nỗ lực kêu gọi sự đóng góp của những nhà hảo tâm nhằm chung tay giúp đỡ người bệnh phong trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Riêng tại làng phong Ea Na, xơ Tâm hỗ trợ thuốc men, chăm sóc, dạy dỗ con em người bệnh.

Các bác sĩ tại khoa điều trị bệnh phong Ea Na nói rằng, hơn 12 năm gắn bó với người bệnh phong nhưng chưa một lần xơ Tâm sử dụng các biện pháp phòng tránh bệnh. Nói về việc này, xơ đặt tay lên tim: "Sự thương yêu sẽ giúp chúng ta vượt qua khỏi bệnh tật. Trong nhiều năm chăm sóc bệnh nhân, tôi khẳng định bệnh phong rất khó lây. Nếu người bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời thì việc chữa khỏi hoàn toàn chỉ là vấn đề thời gian. Người mắc bệnh cần được chăm sóc chu đáo, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh tốt sẽ tăng cường sức đề kháng và mau lành bệnh."

Cuộc đời vẫn đẹp, vẫn ngập tràn hạnh phúc dù trong hoàn cảnh éo le, khắc khổ nhất. Điều đó lại chính xác với cặp đôi ông bà Y'Son - 2 bệnh nhân mắc bệnh phong đang điều trị tại khoa điều trị bệnh phong Ea Na. Chuyện là ở cái tuổi ông năm nay 80, bà bước qua tuổi 70, không được gia đình lo lắng, họ tìm thấy nhau rồi được "mẹ" Tâm tác hợp thành đôi vợ chồng tắt lửa tối đèn có nhau.

Một ngày nắng đẹp cách đây 4 năm, đám cưới giản đơn được diễn ra trong khuôn viên khoa điều trị. Phù dâu, khách mời là những người bệnh trong khoa nhưng ăn diện xúng xính, trang trọng. Người góp nải chuối rừng, người ủng hộ bánh kem để lễ cưới được diễn ra suôn sẻ với sự chứng kiến của y bác sĩ và bà mối - xơ Tâm.

Dù bước qua tuổi xế chiều nhưng những cặp đôi như ông bà Y'Son tại Khoa được xơ Tâm tác hợp vẫn sống viên mãn, nương tựa vào nhau quả là một điều đáng trân trọng. "Thỉnh thoảng cặp đôi như ông bà Y'Son yêu nhau quá hóa... ghen tuông. Nhiều khi vợ chồng còn dẫn nhau đến gặp "mẹ" Tâm... bắt đền khiến tôi toát mồ hôi" - xơ Tâm hóm hỉnh.

Còn những trường hợp người bị phong như ông Nguyễn Văn Cư (52 tuổi), ông Y'Nheo (55 tuổi) lúc mới mắc bệnh phong bất mãn, suốt ngày lao vào rượu chè. Mãi đến khi những người này được xơ Tâm tạo công ăn việc làm ngay trong khoa điều trị bệnh phong, họ đã thay tâm tính và chú tâm làm ăn.

"Mẹ Tâm trả lương cho tôi để tôi trồng rau sạch. Hằng tháng tôi có tiền gửi về nhà cho con cái ăn học" - ông Y'Nheo dù chân tay bị căn bệnh quái ác tàn phá nhưng vẫn cuốc đất, bón phân thành thạo, miệng nở nụ cười tươi rói, khoe với chúng tôi.

Ngồi trò chuyện giữa khuôn viên một sáng xuân yên lành, xơ chia sẻ, bên ngoài những người mắc bệnh phong có hình dạng xấu xí nhưng sâu thẳm họ có một tâm hồn cao đẹp; đó là những tình cảm bình dị, khao khát vươn lên trong cuộc sống. "Lâu nay chúng ta chỉ tập trung vào quá trình điều trị, chăm sóc cho người bệnh phong mà quên mất đi một điều, người bệnh phong cũng có ước mơ, mong muốn hòa nhập xã hội như bao người" - xơ Tâm nói.

Lộc Bình
TIN LIÊN QUAN

Mái nhà chung làm ấm lòng những mảnh đời lạc lõng

Lộc Bình |

Hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh phong tại xã Drây Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, cuối cùng cũng tìm được mái nhà chung tại tại Khoa điều trị Phong Êa Na… Họ - những mảnh đời lạc lõng, quê quán tứ xứ nhưng nương tựa với nhau bằng tình yêu thương, niềm lạc quan trong cuộc sống.

“Cô tiên” giữa làng phong

ĐÌNH VĂN |

Ngày làng phong hình thành, chị tự nguyện chăm sóc những người bệnh từ tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn. Gần 30 năm sau, chị vẫn thế, vẫn cưu mang dạy từng nét chữ cho con cháu của họ. Những người bệnh phong bị hắt hủi, nằm co ro giữa nghĩa địa chờ chết, chị “cướp” lại từ tay thần chết, cứu sống. Giữa làng phong do bố chị thành lập, tình yêu đôi lứa đơm hoa kết trái. Trải qua 3 thế hệ, 70 bệnh nhân phong vẫn không thể sống thiếu chị. Họ nói thế và luôn nói thế.

Phận già cô đơn trong trại phong bỏ hoang ở Hà Nội

Sơn Tùng - Phạm Dung |

19 tuổi bị mắc bệnh phong, bị cả xã hội xa lánh, cuộc đời cụ Lê Thị Liên (81 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) là một chuỗi ngày cơ cực, chỉ toàn nỗi buồn không có niềm vui.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mái nhà chung làm ấm lòng những mảnh đời lạc lõng

Lộc Bình |

Hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh phong tại xã Drây Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, cuối cùng cũng tìm được mái nhà chung tại tại Khoa điều trị Phong Êa Na… Họ - những mảnh đời lạc lõng, quê quán tứ xứ nhưng nương tựa với nhau bằng tình yêu thương, niềm lạc quan trong cuộc sống.

“Cô tiên” giữa làng phong

ĐÌNH VĂN |

Ngày làng phong hình thành, chị tự nguyện chăm sóc những người bệnh từ tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn. Gần 30 năm sau, chị vẫn thế, vẫn cưu mang dạy từng nét chữ cho con cháu của họ. Những người bệnh phong bị hắt hủi, nằm co ro giữa nghĩa địa chờ chết, chị “cướp” lại từ tay thần chết, cứu sống. Giữa làng phong do bố chị thành lập, tình yêu đôi lứa đơm hoa kết trái. Trải qua 3 thế hệ, 70 bệnh nhân phong vẫn không thể sống thiếu chị. Họ nói thế và luôn nói thế.

Phận già cô đơn trong trại phong bỏ hoang ở Hà Nội

Sơn Tùng - Phạm Dung |

19 tuổi bị mắc bệnh phong, bị cả xã hội xa lánh, cuộc đời cụ Lê Thị Liên (81 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) là một chuỗi ngày cơ cực, chỉ toàn nỗi buồn không có niềm vui.