Xét duyệt, phong tặng GS, PGS năm 2019: Cần công khai, minh bạch, đúng chuyên ngành

H.NGUYỄN - Đ.THÀNH |

“Để đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan thì tiêu chuẩn, lý lịch khoa học của các thành viên Hội đồng giáo sư các cấp cần được công bố công khai. Hội đồng phải đúng chuyên ngành chứ không thể gần chuyên ngành hoặc liên ngành như hiện nay. Người chấm mà không uy tín thì làm sao đủ sức thuyết phục”. GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh. Cần phải có một hội đồng khoa học xét duyệt chịu trách nhiệm “cầm cân nảy mực” thật uy tín, lý lịch khoa học phải thuyết phục và nổi trội so với các ứng viên đề nghị xét công nhận.

Ứng viên đạt chuẩn xin rút, nhiều người khiếu nại

Đợt xét công nhận chức danh GS, PGS năm 2019 là lần đầu tiên thực hiện theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31.8.2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS.

Theo danh sách công khai do Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐ GSNN) công bố, năm nay có 75 ứng viên được công nhận đạt chuẩn GS, 349 ứng viên đạt chuẩn PGS. Tỉ lệ hồ sơ đạt yêu cầu đã giảm tới 2,66 lần so với năm 2017 (1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn).

Đáng chú ý, đợt xét năm nay có 16 ứng viên bị HĐ GSNN loại do “thiếu tiêu chuẩn cứng”, thiếu hướng dẫn nghiên cứu sinh hoặc đang trong thời gian bị kỷ luật, không có bằng chứng về giờ giảng…

Điều đáng bàn là nhiều người trong số này có thành tích khoa học nổi trội như ứng viên PGS-TS Phùng Văn Đồng, ứng viên TS Trần Quang Huy ngành Vật lý (ứng viên bị trượt GS, PGS năm 2019), chỉ riêng trên kênh google scholar đã đánh giá về 2 ứng viên khá ấn tượng, được cộng đồng khoa học trong và ngoài nước ghi nhận. Hai ứng viên GS/PGS ngành Y học là PGS Lê Hữu Song và TS Ngô Tất Trung cũng có thành tích đáng nể có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực bệnh lý học truyền nhiễm, di truyền học phân tử với hàng chục công trình khoa học quốc tế, bằng phát minh, sáng chế, bằng khen…

Ngoài ra, một ứng viên GS ngành Khoa học Trái đất - Mỏ cũng vừa xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn công nhận chức danh GS năm 2019 cũng gây xôn xao dư luận.

Ông Trần Anh Tuấn - Chánh Văn phòng HĐ GSNN - cho biết, Hội đồng đã nhận được đơn của 16 ứng viên không đạt chuẩn và sẽ có văn bản trả lời cho từng người. Ông Tuấn cho biết thêm, trước khi HĐ GSNN họp có phiên thảo luận về quy chế để thống nhất nếu ứng viên nào không có hướng dẫn nghiên cứu sinh, không có hướng dẫn thạc sĩ… thì không bỏ phiếu, vì đây là tiêu chuẩn cứng.

Về ứng viên đạt chuẩn xin rút, Chánh Văn phòng HĐ GSNN cho biết, ứng viên GS này thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội. Người này có hồ sơ tốt, ứng viên chỉ ghi xin rút là vì lý do cá nhân. HĐ GSNN đã bỏ phiếu đồng ý cho ứng viên này rút khỏi danh sách đạt chuẩn.

Trước lo ngại về những người có văn bằng ngoại ngữ do Trường ĐH Đông Đô cấp đang gây tranh luận, đại diện HĐ GSNN khẳng định đã có quán triệt trong tất cả các hội đồng là cần kiểm, sát hạch kỹ càng và các hội đồng đã thực hiện nghiêm quy định này.

Công bố quyết định phong tặng giáo sư, phó giáo sư của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2018. Ảnh: P.V
Công bố quyết định phong tặng giáo sư, phó giáo sư của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2018. Ảnh: P.V

Phải tìm người xứng đáng ngồi hội đồng

Không chỉ gặp những “lùm xùm” về ứng viên đạt chuẩn xin rút, nhiều người khiếu nại, lần xét này còn gây băn khoăn về những người cầm cân nảy mực.

Theo đó, Quyết định 37/2018/QĐ-TTg yêu cầu các ứng viên GS, PGS phải công khai lý lịch khoa học, từ cơ sở đến cấp ngành và trên cả trang website chính thống của HĐ GSNN để các đồng nghiệp và xã hội phản biện.

Tuy nhiên, lý lịch khoa học của các thành viên HĐ lại không được công bố công khai. Tìm kiếm thông tin trên nhiều kênh khoa học, công bố uy tín, một số thành viên hội đồng trong thời gian gần đây không thấy hoặc rất ít các công bố quốc tế. Thành tích của thành viên hội đồng xét duyệt còn kém xa so với ứng viên.

Về vấn đề này, GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, trách nhiệm, tiêu chuẩn của Hội đồng GS các cấp cũng được quy định rõ ràng và công khai hơn.

“Để đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan thì tiêu chuẩn, lý lịch khoa học của các thành viên HĐ GS các cấp cần được công bố trên mạng. Việc dư luận đề nghị cần công khai là đúng. Người chấm mà không uy tín thì làm sao đủ sức thuyết phục” - ông Dong nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo GS Dong, hội đồng phải đúng chuyên ngành chứ không thể gần, liên ngành như hiện nay. Ví dụ, chấm hồ sơ ứng viên GS ngành triết học phải là GS triết học thẩm định chứ không thể lấy hội đồng ghép theo kiểu Hội đồng liên ngành Triết học-Chính trị học-Xã hội học. Hiện nay chúng ta đang duy trì rất nhiều hội đồng liên ngành như Hội đồng liên ngành Sử học - Khảo cổ - Dân tộc học, Hội đồng liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản; Hội đồng Điện-Điện tử-Tự động Hóa, Hội đồng liên ngành Văn hóa-Nghệ thuật -Thể dục thể thao... Ở trình độ cử nhân, thạc sĩ thì hội đồng liên ngành còn hiểu được chứ lên đến trình độ GS, PGS rồi thì khó mà hội đồng liên ngành có thể hiểu được hết.

“Chúng ta không thể vì không đủ người mà “chắp vá” như vậy. Không đủ người thì phải mời chuyên gia nước ngoài” - GS-TS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Tiêu chuẩn chọn thành viên Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành?

Ông Trần Anh Tuấn - Chánh Văn phòng HĐ GSNN cho biết, nguồn giới thiệu GS, PGS tham gia các hội đồng giáo sư ngành, liên ngành gồm giới thiệu của cơ sở giáo dục đại học, giới thiệu của nhiệm kỳ 2014-2019 và giới thiệu của các nhà khoa học.

Các GS, PGS được giới thiệu tham gia hội đồng đã gửi lý lịch khoa học về Văn Phòng HĐ GSNN, trong đó khai rõ các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc xuất bản ở nhà xuất bản có uy tín trong 5 năm liền kề (tính đến tháng 5.2019).

Trên cơ sở danh sách giới thiệu từ 3 nguồn, căn cứ vào tiêu chuẩn thành viên HĐ GS quy định trong quyết định 37 và quy trình lựa chọn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch HĐ GSNN ra quyết định bổ nhiệm các Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước, các ủy viên Hội đồng giáo sư ngành/ liên ngành.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch HĐ GSNN quyết định bổ nhiệm các Ủy viên HĐ GSNN và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hằng năm. Vì vậy, hằng năm sẽ có sự thay đổi thành viên HĐGS khi các đối tượng ứng viên các ngành thay đổi và khi các thành viên HĐGS chưa làm hết trách nhiệm, khả năng. Được biết, trong tổng số 276 thành viên HĐ GS ngành, liên ngành năm nay có 162 người (chiếm 58,7%) đã tham gia nhiệm kỳ 2014-2019 vẫn tiếp tục tham gia HĐGSNN năm nay. Như vậy, có 114 thành viên hội đồng là nhân sự mới.

H.NGUYỄN - Đ.THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư Hà Văn Tấn - Tấm gương sáng về tinh thần tự học

THS NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV - ĐHQG HÀ NỘI) |

Giáo sư Hà Văn Tấn - người thầy cuối cùng của “tứ trụ lịch sử ”đã xa rời cõi tạm. Ông qua đời là một mất mát lớn cho nền sử học nước nhà.

Hồ sơ đạt yêu cầu giảm 707 người so với năm 2017

PHƯƠNG THẢO |

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách chính thức các ứng viên được xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS). Với các tiêu chí mới theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về tiêu chuẩn công nhận GS, PGS, tỉ lệ hồ sơ đạt yêu cầu giảm 707 người so với năm 2017.

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh nhận giải Rosalind Franklin danh giá của Anh

Song Minh |

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Đại học University College London (UCL), vừa nhận giải thưởng khoa học Rosalind Franklin 2019 của Royal Society ở London.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Giáo sư Hà Văn Tấn - Tấm gương sáng về tinh thần tự học

THS NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV - ĐHQG HÀ NỘI) |

Giáo sư Hà Văn Tấn - người thầy cuối cùng của “tứ trụ lịch sử ”đã xa rời cõi tạm. Ông qua đời là một mất mát lớn cho nền sử học nước nhà.

Hồ sơ đạt yêu cầu giảm 707 người so với năm 2017

PHƯƠNG THẢO |

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách chính thức các ứng viên được xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS). Với các tiêu chí mới theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về tiêu chuẩn công nhận GS, PGS, tỉ lệ hồ sơ đạt yêu cầu giảm 707 người so với năm 2017.

Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh nhận giải Rosalind Franklin danh giá của Anh

Song Minh |

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Đại học University College London (UCL), vừa nhận giải thưởng khoa học Rosalind Franklin 2019 của Royal Society ở London.