PHONG CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2019:

Hồ sơ đạt yêu cầu giảm 707 người so với năm 2017

PHƯƠNG THẢO |

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách chính thức các ứng viên được xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS). Với các tiêu chí mới theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về tiêu chuẩn công nhận GS, PGS, tỉ lệ hồ sơ đạt yêu cầu giảm 707 người so với năm 2017.

Tỉ lệ GS, PGS đạt chuẩn giảm sâu

Lần đầu tiên thực hiện theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31.8.2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS, tỉ lệ hồ sơ đạt yêu cầu đã giảm tới 2,66 lần so với năm 2017 (1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn). Theo danh sách công khai do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, năm nay có 75 ứng viên được công nhận đạt chuẩn GS, 349 ứng viên đạt chuẩn PGS.

Trao đổi với Báo Lao Động, GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhận định: “Việc xét phong chức danh GS, PGS lần này có những tiêu chuẩn đòi hỏi thực hiện chặt chẽ hơn, bởi vậy số lượng ít hơn. Cụ thể, các điểm mới tập trung vào quy định rõ đối tượng là giảng viên đang giảng dạy ở các trường đại học, viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về thâm niên và công trình khoa học; Tổng điểm các công trình khoa học quy đổi cũng khắt khe hơn (GS là 20 điểm, PGS là 10 điểm). Trách nhiệm, tiêu chuẩn của Hội đồng GS các cấp cũng được quy định rõ hơn…”.

Ứng viên chức danh Giáo sư Nguyễn Khánh Diệu Hồng (bên phải ảnh), sinh ngày 9.6.1981, công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: P.V
Ứng viên chức danh Giáo sư Nguyễn Khánh Diệu Hồng (bên phải ảnh), sinh ngày 9.6.1981, công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: P.V

Với những quy định mới chặt chẽ hơn như vậy, ông Dong cho rằng không khó để đánh giá đảm bảo chất lượng GS, PGS. Cụ thể, bắt đầu từ công tác thẩm định các cuốn sách, bài báo khoa học, công trình nghiên cứu của các ứng viên cần được giao cho những người có chuyên môn trong ngành ấy để phản biện, đánh giá.

Không nên phong chức danh GS, PGS trọn đời

Đánh giá về việc Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 424 ứng viên được công nhận đạt chuẩn GS, PGS vừa được công bố vẫn có những ứng viên không thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu… mà lại công tác ở các cơ quan quản lý Nhà nước, ông Dong nhận định: “Việc phong chức danh GS, PGS là để tăng cường chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu, tức là sau khi được phong thì càng phải cống hiến cho việc nghiên cứu và giảng dạy chứ có chức danh GS, PGS rồi ngồi một chỗ làm công tác quản lý sẽ làm cùn mòn chất xám”, ông nói, đồng thời kiến nghị “Sau khi phong GS, PGS thì cũng phải kiểm tra lại xem thời gian qua có còn nghiên cứu hay giảng dạy không. Nếu không còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy thì nên trả lại (hoặc thu hồi) chức danh ấy cho Nhà nước. Không cần thiết phải phong chức danh GS, PGS trọn đời như hiện nay”.

Còn GS - TSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cũng cho rằng các tiêu chí để đánh giá chất lượng GS, PGS đã được xây dựng đầy đủ, căn bản là phải làm cho thật nghiêm túc. “Ví dụ như tiêu chí đơn giản nhất là có biết ngoại ngữ thì phải có sự kiểm tra, đánh giá chính xác bởi thực tế có nhiều người được phong GS, PGS nhưng trình độ ngoại ngữ không sử dụng được. Ngoài ra, cũng phải xem xét những hoạt động thực tiễn như thế nào. Chức danh GS, PGS là để làm việc, cống hiến gắn với giảng dạy và nghiên cứu, với trường đại học. Còn những vị trí làm quản lý ở những chỗ khác thì không cần thiết” - ông Thiệp nói.

* Ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm nay ít hơn hẳn những năm trước. Điều này có nguyên nhân từ việc 2019 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, với những yêu cầu khắt khe, tăng số bài báo khoa học, công bố quốc tế.

“Việc nâng chuẩn theo Quyết định 37 đã khiến số lượng ứng viên xét công nhận chức danh cũng giảm và số lượng người được công nhận đạt chuẩn chức danh cũng giảm đáng kể. Nhưng việc nâng chuẩn là xu thế tất yếu để chúng ta nâng cao chất lượng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư” - ông Thắng khẳng định.

Cũng theo ông Thắng, quy định tăng số lượng bài báo, công bố quốc tế trong Quyết định số 37 sẽ giúp sàng lọc để nâng cao chất lượng của các ứng viên, tuy nhiên nên có sự khác nhau giữa các lĩnh vực.

Ví dụ, với các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, việc có bài báo nghiên cứu quốc tế, công trình khoa học hợp tác quốc tế sẽ dễ hơn lĩnh vực khoa học xã hội. Theo Quyết định số 37, giáo sư phải có ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế và quy định tương đối đồng nhất giữa các ngành khoa học.

Nếu áp dụng chung cho các ngành, thì ngành khoa học xã hội sẽ khó đạt được tiêu chuẩn này. Nhưng đây cũng là yêu cầu, đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội của chúng ta phải cố gắng, tích cực, chủ động hơn trong việc phối hợp với các tổ chức, nhà khoa học nước ngoài để cùng nghiên cứu và công bố các công trình nghiên cứu tầm quốc tế.

Chức danh giáo sư nên ưu tiên dành cho các nhà nghiên cứu, giảng viên ở các học viện, trường đại học, những người trực tiếp tham gia giảng dạy, nghiên cứu. Tuy nhiên, ông cho rằng không nên đặt nặng vấn đề những nhà khoa học làm công tác quản lý rồi thì không nên là giáo sư, phấn đấu để có học hàm cao.

* “Học hàm là danh hiệu dành cho kết quả nghiên cứu đối với những nhà khoa học đang thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, nhưng nếu nhà khoa học vừa làm được công tác nghiên cứu vừa làm được công tác quản lý thì quá tốt. Vấn đề là phải đánh giá kết quả nghiên cứu đó có thực chất, công tâm, khách quan hay không” - ông Phạm Tất Thắng cho biết. ĐẶNG CHUNG

PHƯƠNG THẢO
TIN LIÊN QUAN

Điều đặc biệt về những giáo sư được công nhận đạt chuẩn năm 2019

HUYÊN NGUYỄN |

Năm 2019, có 2 ứng viên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công đạt tiểu chuẩn giáo sư năm 2019 sinh năm 1981, mới 38 tuổi; có 1 giáo sư được xét đặc cách; 4 hội đồng không đề xuất ứng viên giáo sư nào; hàng loạt các ngành chỉ có 1 người được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư.

Giảm hơn 700 giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2019

HUYÊN NGUYỄN |

Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách các ứng viên được xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019. Số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận giảm 707 người (hơn 2,66 lần) so với năm 2017.

Nhiều ngành "trắng" đề nghị xét công nhận chức danh giáo sư năm 2019

HUYÊN NGUYỄN |

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 441 ứng viên được Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Điều đặc biệt về những giáo sư được công nhận đạt chuẩn năm 2019

HUYÊN NGUYỄN |

Năm 2019, có 2 ứng viên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công đạt tiểu chuẩn giáo sư năm 2019 sinh năm 1981, mới 38 tuổi; có 1 giáo sư được xét đặc cách; 4 hội đồng không đề xuất ứng viên giáo sư nào; hàng loạt các ngành chỉ có 1 người được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư.

Giảm hơn 700 giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2019

HUYÊN NGUYỄN |

Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách các ứng viên được xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019. Số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận giảm 707 người (hơn 2,66 lần) so với năm 2017.

Nhiều ngành "trắng" đề nghị xét công nhận chức danh giáo sư năm 2019

HUYÊN NGUYỄN |

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 441 ứng viên được Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019.