Việt Nam đang nuôi nhốt gần 400 cá thể hổ

Lâm Điền |

Việt Nam đang nuôi nhốt khoảng 388 cá thể hổ trong các vườn thú, trung tâm cứu hộ, và các khu nuôi nhốt tư nhân.

Số liệu này được Cục Kiểm lâm công bố tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Kế hoạch quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam do Cục Kiểm lâm chủ trì tổ chức tại TP Phú Quốc (Kiên Giang) trong 2 ngày 21-22.9.

Hội thảo được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ, thông qua dự án “Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp” do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) và WWF đồng phối hợp thực hiện.

Quang cảnh Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Kế hoạch quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam tổ chức tại TP Phú Quốc. Ảnh: WWF cung cấp
Quang cảnh Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Kế hoạch quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam tổ chức tại TP Phú Quốc. Ảnh: WWF cung cấp

Hơn 60 cán bộ quản lý, chuyên gia trong nước và quốc tế về bảo tồn hổ tham gia, thảo luận đã cung cấp cho các đại biểu thông tin về tình trạng nuôi nhốt hổ ở Việt Nam, cũng như các biện pháp cần thiết để cải thiện công tác quản lý và tuân thủ các quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).

Các ví dụ và thảo luận về hiện trạng cũng như kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý hổ nuôi nhốt ở các quốc gia khác cũng được chia sẻ… Qua đó nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ, giảm thiểu tình trạng buôn lậu, hợp thức hóa nguồn gốc, xuất xứ của hổ.

Các đại biểu trình bày về hổ và những bộ phận trên cơ thể hổ bị mua bán. Ảnh: WWF cung cấp
Đại biểu trình bày về hổ và những bộ phận trên cơ thể hổ bị mua bán. Ảnh: WWF cung cấp

Tại hội thảo, các chuyên gia cảnh báo hổ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. Vì thế nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực bảo vệ theo quy định của pháp luật và Công ước CITES. Đặc biệt là Công ước CITES yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp hạn chế số lượng quần thể hổ nuôi nhốt ở mức nhất định, để hỗ trợ cho việc bảo tồn hổ hoang dã và ngăn chặn mọi hoạt động sinh sản, sinh trưởng để buôn bán các bộ phận, sản phẩm từ hổ.

Tại Việt Nam, theo Cục Kiểm lâm, hiện có khoảng 388 cá thể hổ nuôi nhốt trong các vườn thú, trung tâm cứu hộ, và các khu nuôi nhốt tư nhân. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN-PTNT tổ chức đánh giá về việc thí điểm và thực trạng nuôi hổ tại 5 cơ sở tư nhân được phép nuôi hổ thí điểm. Dựa trên những đánh giá này, việc xây dựng Khung kế hoạch quản lý hổ nuôi nhốt tại Việt Nam đã được đề xuất.

Chuyên gia nước ngoài tham gia thảo luận tại hội thảo. Ảnh: WWF cung cấp
Chuyên gia nước ngoài tham gia thảo luận tại hội thảo. Ảnh: WWF cung cấp

Ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm cho biết: “Qua khảo sát, đánh giá thực trạng nuôi nhốt hổ cũng như công tác quản lý hổ, nhận thấy còn một số vấn đề khó khăn, thách thức đối với các cơ sở nuôi hổ cũng như công tác quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng. Từ đó đã đề xuất xây dựng dự thảo khung kế hoạch về quản lý hổ nuôi nhốt với một số các giải pháp mới như: Quản lý, giám sát hổ bằng công nghệ ADN, hình ảnh sọc vằn, gắn chíp,… phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc; hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan; tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng buôn bán, nuôi nhốt, sử dụng trái pháp luật hổ và các sản phẩm, dẫn xuất từ hổ,...

Còn ông Đỗ Quang Tùng, Trưởng Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp (MBFP - Bộ NN-PTNT) cho biết: “Hổ là loài nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất cao do tình trạng săn bắt, buôn bán, nuôi sinh trưởng, sinh sản trái pháp luật, nên chúng phải được bảo vệ theo các Công ước quốc tế và Luật pháp của quốc gia. Với sự đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế, chúng tôi mong muốn hỗ trợ việc hoàn thiện Kế hoạch quản lý hổ nuôi nhốt tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.”

Các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận. Ảnh: WWF cung cấp
Các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận. Ảnh: WWF cung cấp

Theo đó, sau hội thảo, Khung kế hoạch sẽ được chỉnh sửa và trình Bộ NN-PTNT xem xét.

Bà Michelle Owen, Giám đốc Văn phòng Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp – WWF, bày tỏ kỳ vọng: “Việc quản lý hổ nuôi nhốt đòi hỏi nỗ lực chung của các cơ quan của Chính phủ, chủ sở hữu cơ sở và đối tác từ các tổ chức quốc tế. Điều này đã được thể hiện rõ qua sự đa dạng của thành phần đại biểu tham dự từ các lĩnh vực khác nhau trong Hội thảo ngày hôm nay. Chúng tôi hoan nghênh các ý kiến ​​đóng góp của chuyên gia nhằm cải thiện công tác quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam”.

Lâm Điền
TIN LIÊN QUAN

Một hộ dân tự nguyện bàn giao 6 con hổ được nuôi nhốt gần 20 năm

VIỆT BẮC |

Thái Nguyên - Sáu con hổ trưởng thành được nuôi nhốt tại nhà riêng ở phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên đã được người dân tự nguyện bàn giao cho lực lượng chức năng.

Bắt 3 đối tượng vận chuyển con hổ hơn 2 tạ từ Nghệ An về Lai Châu

THANH BÌNH |

Lai Châu - Lực lượng công an vừa phá thành công chuyên án, bắt 3 đối tượng vận chuyển 1 con hổ từ Nghệ An về Lai Châu tiêu thụ.

Hàng loạt cán bộ xã vô can trong vụ dân nuôi 17 con hổ

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Chủ tịch huyện Yên Thành cho rằng việc phát hiện dân nuôi hổ trái phép là “rất khó” nên không xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ địa phương.

Phú Thọ: Phạt 600 triệu đồng mỏ đá gây ô nhiễm mà Báo Lao Động phản ánh

Tô Công |

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Thắng Lợi với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng vì có 6 hành vi vi phạm tại mỏ đá Mèo Gù (xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập).

Cháy căn hộ chung cư Kim Thi tại TP Vinh, người dân phá cửa dập lửa

QUANG ĐẠI |

Vụ cháy xảy ra tại một căn hộ trong khu chung cư Kim Thi (phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An) và không gây thiệt hại về người.

Lý do khiến người trẻ “quen chóng vánh, yêu chớp nhoáng, ly hôn dễ dàng”

NHÓM PV |

Theo các số liệu thống kê tỷ lệ ly hôn, ly thân trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở đối tượng từ 25-45 tuổi. Nhiều cặp vợ chồng trẻ, chỉ vì tự ái cá nhân, thiếu đi sự thông cảm với người bạn đời mà họ quyết định chia tay, thậm chí chỉ sau vài tháng kết hôn.

Cựu Phó Chủ tịch thành phố bị tuyên 7 năm tù trong vụ án Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau 2 lần mở phiên tòa xét xử, sáng nay (23.9) Hội đồng xét xử TAND tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt 9 bị cáo trong vụ án Sân bay Điện Biên.

Vụ án có bị đình chỉ nếu nghi phạm bắt cóc, sát hại bé gái 2 tuổi tự sát?

Khánh Linh |

Theo TS, Luật sư Đặng Văn Cường, nếu quá trình điều tra xác định bị can Giáp Thị Huyền Trang - nữ bảo mẫu bắt cóc, sát hại cháu bé 21 tháng tuổi đã chết, không có đồng phạm khác, cũng không có người khác phạm tội thì vụ án sẽ được đình chỉ.

Một hộ dân tự nguyện bàn giao 6 con hổ được nuôi nhốt gần 20 năm

VIỆT BẮC |

Thái Nguyên - Sáu con hổ trưởng thành được nuôi nhốt tại nhà riêng ở phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên đã được người dân tự nguyện bàn giao cho lực lượng chức năng.

Bắt 3 đối tượng vận chuyển con hổ hơn 2 tạ từ Nghệ An về Lai Châu

THANH BÌNH |

Lai Châu - Lực lượng công an vừa phá thành công chuyên án, bắt 3 đối tượng vận chuyển 1 con hổ từ Nghệ An về Lai Châu tiêu thụ.

Hàng loạt cán bộ xã vô can trong vụ dân nuôi 17 con hổ

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Chủ tịch huyện Yên Thành cho rằng việc phát hiện dân nuôi hổ trái phép là “rất khó” nên không xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ địa phương.