Vấn nạn sim rác: Chế tài xử phạt nhà mạng chưa đủ mạnh

HUYÊN NGUYỄN |

Theo chuyên gia, sở dĩ nhà mạng không quyết liệt xử lý vấn đề sim rác bởi nguồn thu từ cuộc gọi rác, tin nhắn rác rất lớn.

Khổ sở vì sim rác

Mỗi lần nhắc tới sim rác, cuộc gọi rác, anh H.C (quận Bình Thạnh, TPHCM) chỉ biết lắc đầu ngao ngán khi số lượng cuộc gọi rác, tin nhắn rác tới thuê bao điện thoại của anh nhiều hơn cả giao dịch chính thức.

Anh chia sẻ: “Số điện thoại của mình khá đẹp nên đủ các thể loại gọi đến, nhắn đến tư vấn từ đề nghị mua sim, tư vấn nhà đất, chứng khoán, mua sắm… Có ngày, tôi nhận được cả chục cuộc gọi, tin nhắn như vậy. Vô cùng bực mình” - anh C chia sẻ.

Tin nhắn rác
Tin nhắn rác liên tục gửi tới số điện thoại của anh H.C.

Vấn đề chống số điện thoại rác, chống sim rác không phải là mới nhưng dù trước đó Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các nhà mạng đã đưa ra nhiều biện pháp, nhiều chế tài nhưng vấn đề không được giải quyết triệt để.

Trong báo cáo hồi tháng 9.2022, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đã thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà mạng tuân thủ về quản lý thuê bao; xử phạt 7 doanh nghiệp viễn thông với số tiền gần 3 tỉ đồng về vi phạm trong hoạt động quản lý thông tin thuê bao.

Tuy nhiên, vấn nạn sim rác, cuộc gọi rác vẫn diễn biến phức tạp. Trong 7 tháng đầu năm 2022, số lượng cuộc gọi rác lên đến 23 triệu, tăng 2,3 lần so với trung bình 7 tháng đầu năm 2021 (khoảng 9,5 triệu). Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây phát hiện có tới 5.710 cá nhân sở hữu hơn 100 sim mỗi người và có 261 cá nhân sở hữu hơn 1.000 sim mỗi người.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, chỉ riêng Tổng đài phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tin nhắn (Tổng đài 5656) đã tiếp nhận 202.949 lượt phản ánh. Trong đó, có 177.473 cuộc gọi rác, tăng 34,2%.

Cần mạnh tay với các nhà mạng

Trao đổi với Lao Động, ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena - cho rằng, sim rác, cuộc gọi rác sở dĩ tồn tại dai dẳng bởi vì các nhà mạng có động lực về kinh tế, nguồn thu từ việc bán sim và phát sinh doanh thu từ cuộc gọi hay tin nhắn.

“Tôi cho rằng, do các quy định chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, chưa áp đặt một cách chặt chẽ và có sự răn đe. Sim rác cũng là một nguồn doanh thu rất lớn cho nhà mạng. Chúng ta gọi là rác, nhưng với nhà mạng khi có cuộc gọi phát sinh là họ có doanh thu. Khi doanh thu lớn, họ sẵn sàng chấp nhận phạt” - ông Thắng nói.

Ông Thắng phân tích, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quy định sau ngày 31.3, thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin cá nhân sẽ bị khóa. Đây không phải lần đầu tiên mốc thời gian được bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện nhưng sau đó đâu lại vào đấy, sau đó sim rác vẫn còn. Đây là trách nhiệm thuộc về nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena - trao đổi về vấn nạn sim rác. Video: Chân Phúc - Huyên Nguyễn

Vị chuyên gia an ninh mạng đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông cần mạnh tay hơn nữa trong vấn đề này, chẳng hạn ra quy định nếu phát hiện tình trạng sim rác sẽ cấm nhà mạng phát hành sim mới trong vòng 3-6 tháng. Chế tài xử phạt mạnh mới đủ sức răn đe.

Thời gian qua, những tin nhắn rác, cuộc gọi rác... vẫn còn tiếp tục quấy nhiễu người dân, đặc biệt xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Theo đại tá Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh - Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TPHCM, sau dịch COVID-19, tội phạm lừa đảo về công nghệ cao nhiều hơn. Mỗi ngày, Phòng Cảnh sát hình sự tiếp nhận khoảng 20 - 30 đơn tố cáo, phản ảnh các vụ việc lừa đảo. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng sim rác lấy danh học sinh, người thân, mượn danh cơ quan nhà nước, thậm chí giả danh cơ quan chức năng, giả danh giáo viên, bác sĩ... để thực hiện hành vi lừa đảo.

Ông nhấn mạnh, người dân khi gặp cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo cần phản ánh tới đầu số 5656 và đầu số 156. Đây là đầu số được sử dụng thống nhất trên toàn quốc và triển khai với tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động. Khi có các cuộc gọi phản ánh, các nhà mạng sẽ tiếp nhận, phân loại và xử lý các nội dung này.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Sim rác - công cụ của các vụ lừa đảo, quấy rối

LƯƠNG HẠNH - NHƯ QUỲNH |

Khi việc mua - bán sim rác dễ dàng, các đối tượng đã lợi dụng việc này để thực hiện hành vi lừa đảo qua các cuộc gọi điện thoại từ sim rác.

Tràn lan nạn mua - bán sim rác: Bị khóa vẫn có thể mở lại

LƯƠNG HẠNH - NHƯ QUỲNH |

Chỉ còn chưa đầy nửa tháng, các doanh nghiệp vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao thì việc mua - bán sim rác vẫn diễn ra nhan nhản. Thậm chí, nếu khách hàng thắc mắc, các cửa hàng khẳng định, "sim khóa vẫn có thể mở lại".

Sim rác 5.000 đồng tràn lan, là công cụ cho tội phạm hoành hành

Lê Thanh Phong |

Chỉ cần 5.000 đồng, bạn có thể mua được một chiếc sim điện thoại tại TPHCM cũng như nhiều địa phương khác. Có nhiều loại như không chính chủ, giá rẻ, gọi chung là sim rác.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ thanh tra việc đào tạo lái xe ở trường Đại học Đông Đô

Nhóm PV |

Sau loạt bài của Lao Động về những vấn đề bất cập tại Trung tâm đào tạo lái xe ở Trường đại học Đông Đô, đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội khẳng định những sai phạm tại đây như tự ý cho học viên vào tập lái, sân tập tràn lan xe bồn, xe đầu kéo... sẽ được Sở nhanh chóng thanh tra, xử lý.

Cán bộ dám làm, vì lợi ích chung nếu xảy ra thiệt hại có thể được miễn xử lý

Vương Trần |

Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện, nhưng khi thực hiện xảy ra thiệt hại có thể được miễn xử lý (trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật).

UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu cơ quan chuyên môn xử lý việc Báo Lao Động nêu

NHÓM PV |

Sau khi Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về nhà máy gạch quy mô lớn ngang nhiên hoạt động giữa khu dân cư với nhiều dấu hiệu sai phạm, UBND tỉnh Điện Biên đã vào cuộc chỉ đạo làm rõ.

Hai nước hàng đầu EU gia tăng căng thẳng

Song Minh |

Pháp và Đức - hai quốc gia hàng đầu EU - xung đột về năng lượng hạt nhân và ôtô.

Cận cảnh vụ việc lâm tặc rải đinh bẫy cán bộ quản lý bảo vệ rừng

Phan Tuấn |

Sau khi đốt rừng, lâm tặc còn rải đinh xuống đường nhằm ngăn cản, bẫy nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng ở Đắk Nông đến hiện trường dập lửa.

Sim rác - công cụ của các vụ lừa đảo, quấy rối

LƯƠNG HẠNH - NHƯ QUỲNH |

Khi việc mua - bán sim rác dễ dàng, các đối tượng đã lợi dụng việc này để thực hiện hành vi lừa đảo qua các cuộc gọi điện thoại từ sim rác.

Tràn lan nạn mua - bán sim rác: Bị khóa vẫn có thể mở lại

LƯƠNG HẠNH - NHƯ QUỲNH |

Chỉ còn chưa đầy nửa tháng, các doanh nghiệp vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao thì việc mua - bán sim rác vẫn diễn ra nhan nhản. Thậm chí, nếu khách hàng thắc mắc, các cửa hàng khẳng định, "sim khóa vẫn có thể mở lại".

Sim rác 5.000 đồng tràn lan, là công cụ cho tội phạm hoành hành

Lê Thanh Phong |

Chỉ cần 5.000 đồng, bạn có thể mua được một chiếc sim điện thoại tại TPHCM cũng như nhiều địa phương khác. Có nhiều loại như không chính chủ, giá rẻ, gọi chung là sim rác.