Tuy Đức, Đắk Nông ưu tiên phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Những năm qua, bằng các nguồn vốn khác nhau, huyện Tuy Đức đã ưu tiên, dành nhiều nguồn lực để tập trung xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông theo hướng tạo ra sự đồng bộ, liên hoàn, kết nối giữa các địa phương với nhau để làm bàn đạp, thúc đẩy phát triển hiệu quả kinh tế - xã hội.

Nối dài các tuyến đường giao thông

Xã Đắk Búk So là trung tâm hành chính của huyện Tuy Đức. Tuy nhiên, khi bắt tay xây dựng nông thôn mới xuất phát điểm của xã Đắk Búk So là khá thấp. Trong đó, khó khăn nhất phải kể đến việc hạ tầng giao thông có nhiều tuyến đường đất bụi bặm trong mùa khô, ngập úng trong mùa mưa. Chính điều này đã gây cản trở rất lớn cho địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau kết hợp với việc huy động tốt các nguồn lực trong nhân dân, hiện xã Đắk Búk So đã hoàn thành tiêu chí giao thông theo tiêu chuẩn nông thôn mới.

Ông Ngô Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Đắk Búk So cho biết, đơn cử như trong năm 2023, số km đường giao thông được cứng hóa trên địa bàn xã đạt gần 5km. Đến thời điểm này, tổng số km được cứng hóa là 98,95km.

Để đạt được kết quả này, về phía UBND xã Đắk Búk So luôn quan tâm, ưu tiên nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn. Đến nay, các trục đường xã, liên xã, trục chính đã được cứng hóa 80%; đường thôn, bon được cứng hóa 71,75%; đường ngõ xóm cứng hóa 78,54%.

Bằng các nguồn vốn khác nhau hạ tầng giao thông ở xã vùng sâu Đắk Ngo đã từng bước được đầu tư xây dựng, tạo thuận lợi cho người dân đi lai, giao thương. Ảnh: Phan Tuấn
Bằng các nguồn vốn khác nhau, hạ tầng giao thông ở xã vùng sâu Đắk Ngo đã từng bước được đầu tư xây dựng, tạo thuận lợi cho người dân đi lai, giao thương. Ảnh: Phan Tuấn

Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục huy động nhiều nguồn lực khác nhau để tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tương tự, Đắk Ngo là địa phương ở vùng sâu, vùng xa thuộc diện khó khăn nhất huyện Tuy Đức. Trước đây, cứ đến khi mùa mưa thì trên các ngả đường đổ về xã Đắk Ngo gần như tê liệt hoàn toàn, đời sống người dân hết sức khó khăn, giá cả tiêu dùng tăng cao, nông sản bị ép giá bán thấp...

Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn xã đã có nhiều sự đột phá trong việc phát triển hạ tầng giao thông. Cụ thể, đường vào trung tâm xã, liên kết trung tâm xã đến trung tâm huyện và các huyện khác đạt tỉ lệ 100% cứng hóa.

Đường xã, liên thôn, xóm hiện nay đạt khoảng 60% theo chuẩn Nông thôn mới. Còn đường nội đồng hiện nay đạt khoảng 60% bê tông hóa theo chuẩn Nông thôn mới.

Theo lộ trình đến tháng 8.2024, ba tuyến đường từ cầu Đắk Nguyên đi ngã ba Đông Dương; ngã ba Đông Dương đi 720; ngã ba Đông Dương đi ngã ba Bảy Hai, ở xã Quảng Tâm (huyện Tuy Đức) sẽ hoàn thành.

Khi đó, các tuyến đường dẫn về trung tâm xã đặc biệt khó khăn Đắk Ngo sẽ cơ bản được nâng cấp, bê tông hóa trên 90%. Còn các tuyến đường dẫn về trung tâm các thôn, bon, bản trên địa bàn xã Đắk Ngo sẽ hoàn thành từ 80 - 85%.

"Đặc biệt, bằng các nguồn lực khác nhau, xã Đắk Ngo sẽ nỗ lực đầu tư, bê tông hóa thêm các tuyến đường nội thôn, bon, bản để khắc phục tình trạng lầy lội trong mùa mưa, tiếp sức cho người dân phát triển kinh tế" - ông Phạm Xuân Lam - Chủ tịch UBND xã Đắk Ngo chia sẻ.

Cùng với nguồn lực của Nhà nước, huyện Tuy Đức còn thực hiện tốt công tác huy động các mạnh thường quân, chiến sỹ bộ đội và người dân góp công, góp của mở rộng, nối dài các tuyến đường giao thông. Ảnh: Phan Tuấn
Cùng với nguồn lực của Nhà nước, huyện Tuy Đức còn thực hiện tốt công tác huy động các mạnh thường quân, chiến sỹ bộ đội và người dân góp công, góp của mở rộng, nối dài các tuyến đường giao thông. Ảnh: Phan Tuấn

Đưa các địa phương xích lại gần nhau

Theo UBND huyện Tuy Đức, thời gian qua, đơn vị luôn tập trung nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn theo chuẩn nông thôn mới. Theo thống kê, tổng số km đường giao thông trên địa bàn huyện Tuy Đức là 837,81km.

Những năm qua, bên cạnh việc nâng cấp các tuyến đường cũ thì huyện Tuy Đức còn thiết kế, mở mới nhiều tuyến đường để tạo sự liên kết giữa các xã trong huyện và giữa huyện với các địa phương khác.

Đến nay, toàn huyện Tuy Đức đã cứng hóa được 603,86km, đạt 72,07%. Cụ thể, số km đường huyện được cứng hóa 99,32/116,8km, đạt 85,03%; đường xã cứng hóa 146,73/188,71km, đạt 77,75%; đường thôn bon cứng hóa 290,8/413,3km, đạt 70,36%; đường ngõ xóm cứng hóa 49,13/94,43km, đạt 52,3%; đường trục chính nội đồng cứng hóa 17,97/24,57km, đạt 73,14%.

Cũng theo UBND huyện Tuy Đức, hiện nay, toàn huyện Tuy Đức đã có 4/6 xã đạt tiêu chí số 2 về “giao thông” theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, những năm qua, bằng các nguồn vốn khác nhau, huyện Tuy Đức đã và đang tập trung xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông theo hướng tạo ra sự đồng bộ, liên hoàn.

Mục tiêu của huyện Tuy Đức là đi trước một bước trong việc phát triển hạ tầng giao thông để tạo sự kết nối, đưa các địa phương, vùng miền trên địa bàn huyện xích lại gần nhau. Qua đó, tiếp thêm động lực cho người dân phát triển kinh doanh, sản xuất hiệu quả" - ông Phú cho hay.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Huyện vùng biên ở Đắk Nông gặp khó khi xây dựng nông thôn mới

Phan Tuấn |

Tuy Đức là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông. Do có xuất phát điểm thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, dân cư phân bố không tập trung... nên đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa có xã nào về đích nông thôn mới.

Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư thêm 10 tuyến đường giao thông cấp tỉnh

Thành An |

Theo quy hoạch phát triển địa phương đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đầu tư phát triển thêm 10 tuyến đường giao thông cấp tỉnh.

Đổi thay trên xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đạt xã nông thôn mới nâng cao. Đây là kết quả phấn đấu không ngừng nghỉ của chính quyền, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã.

Loạt công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội hoàn thành năm 2023

HỮU CHÁNH |

Cầu Vĩnh Tuy 2, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, cầu vượt chữ C... là những công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội hoàn thành trong năm 2023.

Đắk Nông gắn xây dựng nông thôn mới với xóa đói, giảm nghèo bền vững

Anh Tuấn |

Thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Nông luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nhờ đó, hiện nay, nhiều miền quê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã từng bước được "thay da, đổi thịt" theo hướng khang trang, hiện đại và đồng bộ.

Cầu vượt sông Hồng gần 1.000 tỉ đồng nối Thái Bình - Nam Định tiến về đích

Lương Hà |

Thái Bình - Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định nằm trên tuyến đường bộ ven biển với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, có chiều dài 1,4 km đang dần hoàn thành sau gần 3 năm thi công.

Hà Nội xử lý nghiêm cán bộ năng lực hạn chế, không toàn ý vì công việc

PHẠM ĐÔNG |

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, thay thế và xử lý nghiêm cán bộ năng lực hạn chế, phẩm chất yếu kém, không toàn tâm, toàn ý vì công việc chung.

Làm rõ vụ người lạ vào sân trường bế học sinh lớp 1 lên xe máy

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Một em học sinh lớp 1 đang ngồi trong sân trường chờ người nhà đến đón về sau khi tan trường thì có người đàn ông lạ mặt đi xe máy tới nói chuyện và bế em này lên xe máy. Bảo vệ kịp phát hiện, đưa em học sinh xuống khỏi xe người lạ, sau đó người này tăng ga rời đi.

Huyện vùng biên ở Đắk Nông gặp khó khi xây dựng nông thôn mới

Phan Tuấn |

Tuy Đức là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông. Do có xuất phát điểm thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, dân cư phân bố không tập trung... nên đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa có xã nào về đích nông thôn mới.

Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư thêm 10 tuyến đường giao thông cấp tỉnh

Thành An |

Theo quy hoạch phát triển địa phương đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đầu tư phát triển thêm 10 tuyến đường giao thông cấp tỉnh.

Đổi thay trên xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đạt xã nông thôn mới nâng cao. Đây là kết quả phấn đấu không ngừng nghỉ của chính quyền, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã.

Loạt công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội hoàn thành năm 2023

HỮU CHÁNH |

Cầu Vĩnh Tuy 2, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, cầu vượt chữ C... là những công trình giao thông trọng điểm ở Hà Nội hoàn thành trong năm 2023.

Đắk Nông gắn xây dựng nông thôn mới với xóa đói, giảm nghèo bền vững

Anh Tuấn |

Thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Nông luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nhờ đó, hiện nay, nhiều miền quê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã từng bước được "thay da, đổi thịt" theo hướng khang trang, hiện đại và đồng bộ.