Trên 16.600ha đất rừng ở Đắk Nông đang bị người dân lấn chiếm

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Hiện nay, trên toàn tỉnh Đắk Nông đang có 16.600/191.888ha đất do các công ty lâm nghiệp Nhà nước, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và chủ rừng khác quản lý đang bị người dân lấn chiếm. Ban chỉ đạo 2337 quyết tâm giúp UBND tỉnh Đắk Nông từng bước xử lý những tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp và lĩnh vực đất đai trên địa bàn.

Ngày 11.8, Ban Chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý đất lâm nghiệp được giao về địa phương quản lý tỉnh Đắk Nông (Ban chỉ đạo 2337) tổ chức họp để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua.

Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Nông có 38/39 doanh nghiệp, dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất, với diện tích trên 30.000ha. Trong đó, có khoảng 9.000ha rừng tự nhiên.

Qua đánh giá, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Tình trạng thua lỗ, ngừng hoạt động, tranh chấp đất đai diễn ra phổ biến ở nhiều dự án. Bên cạnh đó thì chủ đầu tư các dự án cũng chưa chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước và để rừng bị phá, lấn chiếm.

Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông có trên 16.600/191.888ha đất do các công ty lâm nghiệp Nhà nước, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và chủ rừng khác quản lý đang bị lấn chiếm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên, Trưởng BCĐ 2337, yêu cầu các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh thu hồi diện tích đất dự kiến giao về cho địa phương quản lý, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về đất đai. Ảnh: L.P.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên, Trưởng BCĐ 2337, yêu cầu các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh thu hồi diện tích đất dự kiến giao về cho địa phương quản lý, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về đất đai. Ảnh: L.P.

Theo đề án sắp xếp, đổi mới, phương án sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp, diện tích dự kiến bàn giao về địa phương quản lý là gần 80.000ha. Hiện nay, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành quyết định thu hồi hơn 60.000ha giao về cho địa phương quản lý, còn lại chưa thu hồi.

Những diện tích này chưa được đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ chính. Các địa phương chưa rà soát được đối tượng sử dụng đất, thời điểm và hiện trạng sử dụng đất.

Các diện tích giao về cho địa phương chủ yếu bị người dân lấn chiếm, chưa xử lý dứt điểm hợp đồng giao khoán, liên doanh, liên kết. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thống nhất với quy hoạch 3 loại rừng dẫn đến nhiều vị trí quy hoạch bị chồng lấn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng kế hoạch tiếp tục giải quyết các tồn tại nêu trên.

Trong đó, các sở, ngành cần tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi diện tích đất dự kiến giao về cho địa phương quản lý, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về đất đai.

Kết thúc phiên họp lần này, Ban chỉ đạo 2337 tỉnh Đắk Nông sẽ họp định kỳ 3 tháng/lần. Ban sẽ cập nhật kết quả đạt được, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

Ban chỉ đạo 2337 quyết tâm sẽ giúp cho UBND tỉnh Đắk Nông từng bước xử lý những tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp và lĩnh vực đất đai trên địa bàn.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điều kiện cấp sổ đỏ đất lấn chiếm mới nhất

Minh Huy (T/H) |

Đất lấn chiếm trước ngày 1.7.2014 nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây sẽ được cấp sổ đỏ.

Cận cảnh hồ nước giữa lòng thành phố Hòa Bình bị lấn chiếm

Thanh Tùng |

Hòa Bình - Hồ Thịnh Lang ở thành phố Hòa Bình đang bị thu hẹp bởi tình trạng lấn chiếm với quy mô từ nhỏ lẻ cho đến rộng cả trăm mét vuông.

Bình Định: Đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp phá, lấn chiếm đất rừng

Hoài Luân |

Thời gian qua, tỉnh Bình Định xảy ra nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng với mức độ nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Tổng cục Lâm Nghiệp (Bộ NN&PTNT) đề nghị tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng trên.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Điều kiện cấp sổ đỏ đất lấn chiếm mới nhất

Minh Huy (T/H) |

Đất lấn chiếm trước ngày 1.7.2014 nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây sẽ được cấp sổ đỏ.

Cận cảnh hồ nước giữa lòng thành phố Hòa Bình bị lấn chiếm

Thanh Tùng |

Hòa Bình - Hồ Thịnh Lang ở thành phố Hòa Bình đang bị thu hẹp bởi tình trạng lấn chiếm với quy mô từ nhỏ lẻ cho đến rộng cả trăm mét vuông.

Bình Định: Đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp phá, lấn chiếm đất rừng

Hoài Luân |

Thời gian qua, tỉnh Bình Định xảy ra nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng với mức độ nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Tổng cục Lâm Nghiệp (Bộ NN&PTNT) đề nghị tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng trên.