TPHCM đến thời phát triển giao thông thủy: Giao thông thủy giảm gánh nặng cho vận tải đường bộ

MINH QUÂN |

TPHCM đang đẩy mạnh giao thông đường thủy với kỳ vọng giúp giảm gánh nặng cho vận tải đường bộ, giảm ùn tắc trong nội thành. Trong đó, tuyến buýt sông, phà biển được khai thác thời gian qua giúp người dân có thêm lựa chọn đi lại, từ đó góp phần phát triển giao thông công cộng và hạn chế xe cá nhân.

Rút ngắn thời gian đi lại

Sáng ngày 9.10, cả bến Bạch Đằng (quận 1) trở nên nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Nhiều người dân đến xếp hàng mua vé chờ đi buýt sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông). Lúc 8h30, một con tàu rời bến với khoảng 60 hành khách.

Trên tàu, anh Nguyễn Văn Thành (quận 4) cho biết, vài tuần lại đưa ông bà đã ngoài 70 tuổi đi một vòng buýt sông để ngắm cảnh sông Sài Gòn

“Ông bà rất thích đi lại bằng buýt sông vừa không kẹt xe, không phải chen lấn, lại được ngắm cảnh sông Sài Gòn thơ mộng, mát mẻ” - anh Thành nói.

Buýt sông số 1 dài 10,8km từ quận 1 đi thành phố Thủ Đức bắt đầu khai thác từ tháng 11.2017 - là tuyến vận tải hành khách công cộng đường thuỷ đầu tiên ở TPHCM. 4 năm đầu, tuyến buýt sông chỉ hoạt động ban ngày với giá vé 15.000 đồng/lượt. Từ tháng 12.2021, chủ đầu tư kéo dài thời gian hoạt động của buýt sông đến 22h.

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty Thường Nhật (chủ đầu tư buýt sông số 1), cho biết, hiện mỗi ngày có 32 chuyến buýt sông. Trung bình từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, tuyến buýt đón khoảng 800 lượt khách mỗi ngày. Trong đó, 15-20% là người đi làm. Riêng thứ 7, chủ nhật và lễ Tết có thể lên đến hơn 2.000 người, do người dân và du khách muốn trải nghiệm sự mới lạ, đặc biệt của buýt sông.

Trong khi đó, từ đầu năm 2021, tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu dài 15km đi vào hoạt động giúp hành khách rút ngắn được một quãng thời gian lớn so với đi đường bộ như trước nay, từ bến Tắc Suất (Cần Giờ) đến Vũng Tàu chỉ mất 30 phút.

Người dân ở các tỉnh Long An, Tiền Giang đi Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đi từ huyện Cần Giuộc (Long An) qua phà Cần Giờ - Cần Giuộc (khoảng 30 phút), đi theo đường Lý Nhơn, đường Rừng Sác với cự ly 40km, thời gian hành trình khoảng 1 giờ đến bến Tắc Suất.

Như vậy, tổng thời gian hành trình từ huyện Cần Giuộc đến thành phố Vũng Tàu chỉ khoảng 2 giờ 30 phút (kể cả thời gian chờ phà). Trước đây, người dân và du khách từ Vũng Tàu đi đến Cần Giờ bằng ôtô phải mất hơn 3 giờ 30 phút, nhưng bây giờ chỉ tốn khoảng 30 phút đi ôtô qua phà biển để đến tham quan huyện Cần Giờ.

Tăng kết nối giao thông bộ

Tuyến buýt sông đầu tiên ở TPHCM là một loại hình giao thông thuận tiện, thú vị nhưng hạn chế ở chỗ chưa kết nối đồng bộ với mạng lưới xe buýt trên đường bộ, các bến chưa xây dựng hoàn thiện. Hơn nữa, toàn TPHCM chỉ mới có một tuyến buýt sông cũng là một hạn chế lớn. Điều này dẫn tới hành khách chưa chuộng đi buýt sông mà vẫn chọn đi xe cá nhân.

Đại diện Sở GTVT TPHCM cho hay sẽ triển khai thêm nhiều biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển tuyến buýt sông số 1, thu hút hành khách chọn loại phương tiện công cộng này để đi lại. Cụ thể là kết hợp điều chỉnh lộ trình của một số tuyến xe buýt đường bộ để kết nối, trung chuyển khách đến các bến buýt đường sông, xây bãi giữ xe cho khách.

Theo ông Nguyễn Kim Toản, sau tuyến buýt sông số 1, đơn vị này đã sẵn sàng triển khai buýt sông số 2 (Bạch Đằng - Lò Gốm). Tuy nhiên, quá trình xây dựng tuyến buýt sông số 2 hiện vướng công trình cống kiểm soát triều Bến Nghé thuộc dự án ngăn triều gần 10.000 tỉ đồng. Nếu trong năm 2023 dự án ngăn triều hoàn thành thì các hạng mục hạ tầng của tuyến buýt sông số 2 sẽ được triển khai xây dựng.

Ngoài ra, hai tuyến buýt sông khác từ quận 1 đi quận 7, gồm: số 3 (Bạch Đằng - Mũi Đèn Đỏ) và số 4 (Bạch Đằng - Phú Mỹ) đang được đề xuất đầu tư. Các tuyến buýt sông này hoàn thiện kết nối với nhau và các tuyến du lịch đường sông khác, góp phần thu hút hành khách đi lại bằng phương tiện giao thông thủy, giảm bớt áp lực cho giao thông đường bộ trên địa bàn TPHCM.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chánh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Quốc Chánh (chủ đầu tư tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu) thông tin, đơn vị này đang đề xuất đầu tư tuyến phà biển Cần Giờ đi Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) cự ly 12km, để tăng kết nối hai địa phương.

Trên tuyến sẽ có ít nhất hai phà hoạt động, mỗi phà chở tối thiểu 100 khách, 50 xe máy, 10 ôtô từ 4 đến 29 chỗ. Phà biển dự kiến chỉ chạy vào ban ngày (6-18h), tối thiểu 4 chuyến một ngày, mỗi chuyến mất khoảng 30 phút với cự ly 12km.

Theo ông Chánh, hiện kết nối đường thủy từ huyện Cần Giờ đến Tiền Giang chỉ có các loại tàu thuyền thô sơ, trọng tải thấp... Nếu đi đường bộ, người dân phải theo cao tốc TPHCM - Trung Lương hoặc quốc lộ 1, quãng đường dài gần 100km, hơn một giờ chạy xe. Việc đầu tư tuyến phà biển sẽ giúp việc đi lại thuận lợi và tăng năng lực vận chuyển hàng hóa giữa hai địa phương.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM đến thời phát triển giao thông thủy

MINH QUÂN |

Theo đánh giá mới nhất, giao thông đường bộ TPHCM đã rơi vào tình trạng quá tải ở ngưỡng nguy hiểm - tức chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra trên đường có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Việc này càng thôi thúc TPHCM phát triển giao thông đường thủy để giảm tải cho giao thông đường bộ vốn đang trở nên bức bách với thành phố hơn 10 triệu dân, đầu tàu kinh tế của cả nước.

“Khơi dòng chảy” cho giao thông thủy ĐBSCL

TRẦN LƯU |

Có tiềm năng vô cùng lớn, nhưng lâu nay, những thế mạnh của giao thông thủy ở ĐBSCL đã bị bỏ quên. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa công bố, được kỳ vọng sẽ tháo điểm nghẽn, khơi dòng chảy cho Đất Chín Rồng…

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

TPHCM đến thời phát triển giao thông thủy

MINH QUÂN |

Theo đánh giá mới nhất, giao thông đường bộ TPHCM đã rơi vào tình trạng quá tải ở ngưỡng nguy hiểm - tức chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra trên đường có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Việc này càng thôi thúc TPHCM phát triển giao thông đường thủy để giảm tải cho giao thông đường bộ vốn đang trở nên bức bách với thành phố hơn 10 triệu dân, đầu tàu kinh tế của cả nước.

“Khơi dòng chảy” cho giao thông thủy ĐBSCL

TRẦN LƯU |

Có tiềm năng vô cùng lớn, nhưng lâu nay, những thế mạnh của giao thông thủy ở ĐBSCL đã bị bỏ quên. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa công bố, được kỳ vọng sẽ tháo điểm nghẽn, khơi dòng chảy cho Đất Chín Rồng…