“Tối mặt” vì... nhường đất cho thủy điện

ĐÌNH VĂN |

Nhiều năm qua, hàng ngàn hộ dân 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum nhường đất cho các dự án thủy điện, phải rời bỏ nương rẫy, mất đất canh tác, kể cả một phần văn hóa bản địa.

Viễn cảnh cuộc sống tái định cư tươi đẹp chỉ là cam kết trên giấy đối với nhiều buôn làng do chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đẩy dân, chính quyền địa phương vào thế khó. Đoàn Giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội sau thị sát nhấn mạnh: Sẽ kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ và truy cứu trách nhiệm.

Tha hương làm thuê

70 hộ dân người Xê Đăng, làng Đắk Tăng, xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông, Kon Tum) phải di dời và nhường nương rẫy cho dự án Thủy điện Thượng Kon Tum. Nơi ở mới, họ nhận được ít đất ở, đủ xây căn nhà nhỏ và 1 sào đất ruộng bạc màu không thể canh tác, khốn khó bủa vây.

Anh A Dép (làng Đắk Tăng) ngao ngán: “Thiếu đất nương rẫy, nhiều người phải lưu lạc đi làm thuê kiếm sống, sinh tồn. Khu rẫy cũ, tôi nuôi đủ cả gia đình, giờ tại khu mới không trồng được cây gì”. Cách đó không xa, 88 hộ dân ở làng Vương và làng Xô Luông, xã Đăk Nên (huyện Kong Plông, Kon Tum) nhường đất cho Thủy điện Đăk Đrinh và được “cam kết” được cấp lại 1 ha đất/hộ. Thủy điện đã vận hành gần 5 năm, nhưng dự án cấp 88ha đất rẫy cho bà con vẫn chưa thấy đâu. Nguyên do cũng chỉ vì Cty thủy điện Đăk Đrinh chưa có vốn bố trí.

Ông Đặng Thanh Nam - Phó Chủ tịch huyện Kon Plông (Kon Tum) - cho biết, chủ đầu tư Thủy điện Đăk Đrinh còn nợ huyện 85 tỉ đồng tiền đền bù, giải phóng mặt bằng cũng như tái định cư, định canh. “Người dân đến nơi mới chưa được hỗ trợ, chưa có đất sản xuất thì họ rất bức xúc. Thủy điện đẩy địa phương vào thế khó, bởi chủ đầu tư và các bộ, ngành không xem xét giải quyết thì dễ mất an ninh trật tự, gây thêm khó khăn cho địa phương” - ông Nam bức xúc.

Người dân buôn Jú, xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai) cũng đang quay quắt thiếu ăn, thiếu đói vì nhường đất cho dự án thủy điện Sông Ba Hạ. Chủ tịch huyện Krông Pa (Gia Lai) - Tô Văn Chánh nói, thủy điện Sông Ba Hạ khiến 1.800ha đất bị thu hồi, bình quân, mỗi hộ phải “hy sinh” 4ha đất sản xuất.

“Do thiếu đất, thiếu các hạng mục thủy lợi, đời sống của bà con gặp muôn vàn khó khăn” - ông Chánh nói.

Người dân xã Krông Năng (huyện Krông Pa) chỉ được nhận tiền đền bù chứ không được bố trí đất sản xuất.

“Sống gắn bó với nông nghiệp nhưng lại thiếu đất là nguyên nhân dẫn tới Krông Năng thuộc diện xã nghèo nhất huyện và tỉnh. Bí bách quá thì đi làm thuê, số khác phát rừng làm rẫy” - Phó Chủ tịch UBND xã Krông Năng - ông Nông Đức Công lắc đầu.

Chỉ còn cách kiến nghị Thủ tướng

Toàn Tây Nguyên có khoảng 190 công trình thủy điện, đồng nghĩa, số hộ phải di dời lên đến hàng nghìn và số buôn làng phải xóa sổ, để chuyển nơi ở mới là hàng trăm. Tại Kon Tum, có khoảng 6.000 hộ dân với hơn 27.000 nhân khẩu đã phải di chuyển, dời đến các khu tái định cư để nhường đất cho nhiều dự án thủy điện.

Thị sát các dự án tái định cư thủy điện tại Tây Nguyên, Đoàn Giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế. Theo ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội: “Khu vực núi mà xây tái định cư là kiểu “nhà phố”, tư liệu sản xuất của họ ở rất xa, nương rẫy ở xa. Nhà ở theo kiểu phố 400m2 hoặc 200m2 thì rất chật chội và không phù hợp với văn hóa của người dân”.

Ông Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội - cho biết, sẽ có ý kiến với Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan để xử lý, tháo gỡ. “Hội đồng Dân tộc sẽ theo sát việc này, đánh giá, làm rõ trách nhiệm các bên. Để thảm trạng trên xảy ra, đó là liên quan đến trách nhiệm, thậm chí làm khó tỉnh” - ông Thành ý kiến.

Tại Tây Nguyên, người dân sẵn sàng nhường đất cho các dự án. Ngỡ rằng đời sống sẽ khá hơn, hoặc ít ra cũng ngang bằng, thì nhiều buôn làng đang đối diện với thiếu đói. Công trình ánh sáng nhưng cuộc sống người dân vì dự án lại “tối mặt” vì mất sinh kế.

ĐÌNH VĂN
TIN LIÊN QUAN

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.