Các đập thủy điện nhỏ và vừa ở Việt Nam: Đối diện với nhiều nguy cơ

KHÁNH VŨ |

Nhiều chuyên gia cho rằng: Đập thủy điện thuộc diện khá hiện đại của Lào chưa kịp đưa vào hoạt động đã vỡ là bài học đắt giá đối với các nhà làm thủy điện tại Việt Nam, đặc biệt, thời gian qua, chúng ta xây dựng ồ ạt các công trình thủy điện. 

Việc đập thủy điện tại Lào bị vỡ khiến nhiều nhà “thủy điện học”... giật mình, khi hiện nay cả nước đang có 285 đập thủy điện, riêng EVN sở hữu 38 công trình.

Đa số các công trình thủy điện nhỏ và vừa ở Việt Nam không có hồ chứa

Trao đổi với PV Báo Lao Động sáng 25.7, TS Phạm Sĩ Huân - Phó Tổng Giám đốc Cty CP Đầu tư Điện lực 3 - cho biết: Sự cố vỡ đập tại Lào là do xuất hiện mưa lớn bất thường và công trình dẫn dòng thi công bao gồm các đập phụ, cống tháo nước… không thoát được hết lượng nước lớn do mưa gây ra.

Về các công trình thủy điện ở Việt Nam, TS Phạm Sĩ Huân cho biết, điều khiến ông không yên tâm nhất là đa số các công trình thủy điện nhỏ và vừa không có hồ chứa, chỉ có một số công trình được xây dựng về sau mới có hồ chứa.

“Nên yêu cầu về công tác thẩm tra, thẩm định, cấp phép cho các công trình thủy điện nên cấp theo dung tích hồ chứa, chứ không nên cấp theo công suất của nhà máy như hiện nay. Nếu nhà máy thủy điện có công suất lớn nhưng không có hồ hoặc hồ nhỏ thì nguy cơ nhỏ. Nhưng ngược lại nếu nhà máy thủy điện nhỏ nhưng có hồ chứa lớn thì nguy cơ càng to. Nguy cơ nằm ở hồ, hồ chứa lượng nước càng lớn thì nguy cơ càng cao”.

TS Phạm Sĩ Huân thẳng thắn thừa nhận, điểm yếu nhất của các công trình thủy điện của Việt Nam hiện nay là công tác thiết kế. Trước đây, việc thiết kế công trình thủy điện chỉ ở 1-2 Cty rất mạnh, ví dụ như ở Cty Tư vấn xây dựng điện 1 từng được coi là cái nôi của ngành thiết kế thủy điện.

“Nhưng sau này, công tác tư vấn thiết kế thủy điện bùng nổ theo nhu cầu đã xuất hiện hàng loạt Cty tư vấn thiết kế, trong mỗi Cty tư vấn thiết kế lại chỉ có một vài người ở một vài chuyên ngành có khả năng thiết kế thủy điện, còn lại các chuyên ngành khác phải hoạt động theo kiểu “hợp tác” cấu chỗ này véo chỗ kia, liên doanh liên kết dưới dạng thuê chuyên gia thời vụ… không chuyên sâu, thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt là tại các Cty tư vấn thiết kế nhỏ.

Một vài Cty có khả năng “nhảy” ra lập Cty và việc “cấu véo” chỗ này đắp chỗ kia như đã nói ở trên khiến công tác tư vấn thiết kế không đảm bảo chất lượng” - TS Phạm Sĩ Huân nêu quan điểm.

Ông Huân cũng cảnh báo, các hồ chứa thủy điện hiện nay không đáng ngại bằng các hồ chứa thủy lợi, nhất là các hồ chứa thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp xây dựng thời Liên Xô cũ ở các thập niên 60-70 đã già nua, cũ kỹ, thiết kế lạc hậu, dung tích không còn phù hợp với công tác phân lũ và xả lũ hiện nay.

“Các đập của các hồ chứa này chủ yếu xây bằng đất đá, ngành thủy lợi lại không đủ kinh phí để duy tu hay nâng cấp cải tạo các đập này. Nguy cơ hiện nay nằm ở các hồ thủy lợi. Các hồ chứa thủy lợi hiện nay cũng như các “quả bom nước” treo lơ lửng trên đầu, đe dọa hạ du nếu xảy ra sự cố thiên tai. Trong khi đó, số lượng hồ chứa thủy lợi xuống cấp hiện nay rất lớn”.

Đội ngũ y tế tức tốc chăm sóc bệnh nhân vùng lũ. Ảnh: ĐÌNH VĂN
Đội ngũ y tế tức tốc chăm sóc bệnh nhân vùng lũ. Ảnh: ĐÌNH VĂN

Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Sơn La có đe dọa hạ du?

Trước ý kiến cho rằng, Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La là “2 túi nước khổng lồ” đe dọa vùng hạ du nếu có thảm họa thiên tai xảy ra, ThS Nguyễn Vinh Phúc - chuyên ngành thủy điện (nguyên giảng viên Trường ĐH Xây dựng) - nêu quan điểm:

Trong thủy điện, đầu tư càng “cầu toàn” thì càng tốn kém. Đã có quy định, quy chuẩn rõ ràng, ví dụ ở cấp công trình này lưu lượng nước phải tính theo tần suất 10 năm 1 lần lặp lại, hay như tần suất của Thủy điện Hòa Bình là tần suất đặc biệt, được tính toán ở mức đặc biệt 0,1%; xác suất rủi ro được tính càng thấp, thì mức độ đầu tư càng cao. Có nghĩa là, nếu tính xác suất tính 100 năm 1 lần nhưng chẳng may lại xảy ra luôn ở năm đầu tiên.

Hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La có mức ảnh hưởng quá lớn nên được đặt xác suất ở mức đặc biệt 0,1%. Các công trình thủy điện ở Việt Nam, đặc biệt là các hồ chứa lớn như Hòa Bình, Sơn La thì khi hoạt động đều có quan trắc.

“Đúng là lòng của 2 hồ này rất lớn, cột nước rất lớn, đúng là “quả bom nước”. Nhưng từ khi thiết kế hồ Hòa Bình và hậu hồ Hòa Bình chúng tôi còn đi thiết kế và làm nhiều bài toán dự tính đối với các công trình thủy điện vĩ đại khác như Thủy điện Sơn La. Các phương án tính toán đều được đặt ra, như: Dự kiến Hà Nội sẽ như thế nào nếu vỡ đập Hòa Bình? Chúng tôi tính toán và thấy rằng nếu đập hồ Hòa Bình vỡ, thì địa điểm gần khu vực Ba Đình gần lăng Bác cũng phải ngập đến 80cm.

Nhưng, Thủy điện Hòa Bình và Sơn La đều đã được tính toán và lên phương án ở cấp rủi ro đặc biệt. Rủi ro thì không ai nói trước được, không thể cầm chắc từ đầu đến cuối. Nhưng chúng tôi đã tính toán ở mức rất cao, công trình thủy điện Hòa Bình và Sơn La đều được tính toán dự phòng rủi ro ở cấp đặc biệt, xác suất ở mức 0,1% trong vòng 100 năm” - ThS Nguyễn Vinh Phúc nêu ý kiến.

ThS Nguyễn Vinh Phúc cũng cho rằng, các đập thủy điện nhỏ và vừa mới là đáng lo ngại. Bởi thủy điện cấp nhỏ và vừa có nhiều công trình tư nhân, thực tế cũng đã có nhiều đập loại này bị vỡ. Nhiều chuyên gia thủy điện cũng cho rằng, quan trọng nhất khi làm thủy điện là khâu thiết kế. Đặc biệt cần nghiên cứu kỹ địa chất, địa hình. Vì nếu đặt thủy điện ở khu vực có xảy ra động đất, thì nguy cơ là vô cùng lớn...

Sự cố vỡ đập ở Lào - bài học lớn cho Việt Nam

Chiều 25.7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức cuộc họp khẩn liên quan đến vụ việc vỡ đập thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào và những tác động tới Việt Nam; nhận định về thời tiết trong những ngày tới và đưa ra những giải pháp ứng phó, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NNPTNT - Trưởng BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai - cho biết: Ngay sau khi nhận thông tin sự cố ở Lào, các cơ quan đã đưa ra nhận định: Mực nước dâng ở khu vực này khoảng 5-10cm. Theo tính toán, sau 4-5 ngày lượng nước từ đập vỡ ở Lào sẽ về đến các tỉnh ĐBSCL. Sự cố vỡ đập ở Lào ít tác động đến ĐBSCL.

Ông Hải khẳng định: Sự cố cỡ đập ở Lào là bài học lớn cho Việt Nam, chúng ta cần tổng rà soát đánh giá các hồ chứa thuỷ điện thuỷ lợi trước mùa mưa lũ. Thứ 2, tính toán quan trắc để có thông tin chính xác về lượng mưa, lượng nước. BCĐ Trung ương về PCTT sẽ cùng các địa phương tiếp tục rà soát một lần nữa toàn bộ hệ thống hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi để đánh giá kỹ lưỡng an toàn hồ chứa, đập thuỷ điện để có giải pháp ứng phó kịp thời. KH.V

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

Phó Chủ tịch Quảng Nam trấn an dân về khả năng xảy ra sự cố thuỷ điện

Thanh Hải |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết năm 2019 sẽ tổ chức tổng diễn tập di dời dân khẩn cấp với kịch bản xảy ra thảm họa thiên tai. 

EVN khẳng định: Các đập thuỷ điện do EVN quản lý đang tuyệt đối an toàn

Thành Trung |

“Hàng năm EVN đã xây dựng các phương án phòng chống lụt, bão đảm bảo an toàn các đập trình Bộ Công Thương phê duyệt. Qua đó chúng tôi khẳng định, các đập thủy điện thuộc quản lý của EVN đều tuyệt đối an toàn”, đại diện EVN nhấn mạnh.

Vỡ đập thuỷ điện tại Lào: Rất đông người Việt thoát nạn về nước qua cửa khẩu Bờ Y

Hoàng Tỷ |

Nhiều chuyến xe khách chở rất đông người dân từ nước bạn Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y, tỉnh Kon Tum.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Phó Chủ tịch Quảng Nam trấn an dân về khả năng xảy ra sự cố thuỷ điện

Thanh Hải |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết năm 2019 sẽ tổ chức tổng diễn tập di dời dân khẩn cấp với kịch bản xảy ra thảm họa thiên tai. 

EVN khẳng định: Các đập thuỷ điện do EVN quản lý đang tuyệt đối an toàn

Thành Trung |

“Hàng năm EVN đã xây dựng các phương án phòng chống lụt, bão đảm bảo an toàn các đập trình Bộ Công Thương phê duyệt. Qua đó chúng tôi khẳng định, các đập thủy điện thuộc quản lý của EVN đều tuyệt đối an toàn”, đại diện EVN nhấn mạnh.

Vỡ đập thuỷ điện tại Lào: Rất đông người Việt thoát nạn về nước qua cửa khẩu Bờ Y

Hoàng Tỷ |

Nhiều chuyến xe khách chở rất đông người dân từ nước bạn Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y, tỉnh Kon Tum.