Tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà mới "rà" hết người khó khăn do dịch

Phạm Đông |

Sau hơn 1 tháng giãn cách xã hội, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh để họ yên tâm thực hiện giãn cách. Nhiều lãnh đạo các phường cho biết, tổ dân phố là lớp đầu tiên thực hiện việc rà soát danh sách, số lượng người để hỗ trợ nên có vai trò rất quan trọng.

Không bỏ sót, bỏ lọt trường hợp khó khăn

"Thay mặt lãnh đạo phường Xuân Đỉnh, tôi tha thiết đề nghị các ông (bà) là chủ nhà cho thuê, chủ nhà trọ, mở rộng tấm lòng nhân ái chung tay cùng Đảng, chính quyền và nhân dân trong phường, bằng việc làm thiết thực là miễn, giảm tiền thuê trọ cho các hộ gia đình, cá nhân đang thuê gặp hoàn cảnh khó khăn bởi đại dịch” - ông Trần Trung Tuyển - Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) viết trong thư ngỏ kêu gọi, vận động các chủ nhà trọ miễn, giảm tiền cho người thuê khó khăn trên địa bàn phường.

Những lá thư ngỏ của vị Chủ tịch UBND phường được đưa tới tận tay những người cho thuê nhà trọ trên địa bàn để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động, người thuê nhà gặp khó khăn, không việc làm, không thu nhập do dịch bệnh COVID-19.

Và kết quả, tính đến chiều 20.8, đã vận động được gần 200 chủ nhà trọ tham gia, miễn giảm được gần 1 tỉ đồng cho những người thuê trọ trên địa bàn phường.

"Thông qua đầu mối MTTQ, địa phương sẽ tiếp nhận cũng như phân phối quà hỗ trợ đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn. Phường sẽ chia ra thành các đợt hỗ trợ với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ để rà soát" - ông Tuyển nói và cho biết, phường liên tục rà soát theo các đợt để hỗ trợ cho sinh viên, người lao động gặp khó khăn.

Mỗi suất quà thường có 10 kg gạo, 1 thùng mì tôm, 40 quả trứng... để hỗ trợ người dân trong thời gian ngắn. Sau một tuần, phường lại rà soát và có thể hỗ trợ lại lần 2 nếu còn quà, hiện vật.

Liên quan tới các chính sách hỗ trợ lao động tự do trong gói hỗ trợ 26.000 tỉ, ông Tuyển cho biết, phường đã triển khai được 1 đợt với 22 trường hợp đủ điều kiện. Trong tuần này, phường sẽ tiếp tục họp và lên danh sách thêm hàng chục đối tượng nữa để tiếp tục hỗ trợ.

Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh cho rằng, nếu bỏ lọt, bỏ sót đối tượng khó khăn sẽ là cực kỳ nguy hiểm. Nếu họ không được hỗ trợ kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ và thậm chí rời khỏi nơi cư trú. Do đó, trách nhiệm đầu tiên sẽ thuộc về tổ dân phố trong việc không để bỏ lọt, bỏ sót đối tượng khó khăn.

"Cần gắn trách nhiệm với từng tổ dân phố để họ có trách nhiệm hơn khi làm việc. Họ sẽ phải đi từng nhà trọ, từng ngách trong khu dân cư để rà soát. Đồng thời, tổ dân phố có thể dán thông báo tại những điểm công cộng, dễ quan sát; thậm chí phát tời rơi thông báo cho những hoàn cảnh khó khăn" - Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh nhấn mạnh.

Theo vị này, tổ dân phố sẽ là lớp đầu tiên thực hiện việc rà soát danh sách, số lượng người để hỗ trợ. Khi có danh sách, phường sẽ phân phát đến tổ dân phố để phân phát đến từng nhà cho người dân, tránh tập trung đông người. Do đó, tổ dân phố được xem là cánh tay nối dài của địa phương trong việc phân phối hỗ trợ, giúp người lao động kịp thời tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng.

Cắt giảm tối đa những thủ tục không cần thiết

Cùng trao đổi, ông Lâm Văn Thảo - Phó Chủ tịch UBND phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) cho biết, trong thời gian qua, các thành viên tổ dân phố đã phối hợp với bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận... để rà soát những trường hợp được nhận hỗ trợ theo gói hỗ trợ 26.000 tỉ.

Tổ dân phố sẽ hướng dẫn cho nhân dân, người lao động gặp khó khăn để làm các thủ tục liên quan.

Mô hình “Tổ dân phố xanh” tại phường Nghĩa Tân. Ảnh: P.Đ
Mô hình “Tổ dân phố xanh” tại phường Nghĩa Tân. Ảnh: P.Đ

Theo ông Thảo, trên địa bàn phường đã xét duyệt cho hơn 200 trường hợp người lao động để hỗ trợ. Hiện tại phường vẫn đang tiếp tục rà soát để kịp thời hỗ trợ.

"Các bác tổ dân phố là lực lượng nòng cốt trong việc rà soát, thống kê, hướng dẫn các trường hợp lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 để hỗ trợ. Trên địa bàn phường đã có hơn 1.000 người được hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm để họ yên tâm ai ở đâu thì ở yên đó" - ông Thảo cho hay.

Để việc triển khai các gói hỗ trợ không gặp vướng mắc thì trách nhiệm của tổ dân phố, của phường xã là rất quan trọng. Do đó, ông Thảo cho rằng cần cắt giảm tối đa những thủ tục không cần thiết, nhất là thủ tục xác nhận của địa phương cho những người đang tạm trú. Việc phải về quê giữa dịch bệnh để xin xác nhận là rất khó khăn và tốn kém tiền đi lại.

Hiện tại, thủ tục để nhận hỗ trợ gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỉ đồng) bao gồm: giấy đề nghị hỗ trợ theo tờ khai, bản photo hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (nếu là tạm trú cần có xác nhận của nơi đăng ký thường trú), bản photo chứng minh nhân dân/căn cước công dân. Do đó, cần đơn giản hoá bằng cách người dân chỉ cần CCCD/CMND và được địa phương xác nhận tạm trú. 

Bà Phùng Phương Thảo - Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) cho biết, hiện phường đã rà soát, làm hồ sơ hỗ trợ 39 trường hợp theo gói 26.000 tỉ. Bà Thảo cho rằng, để các gói an sinh đến được với người dân, vai trò của hệ thống cơ sở là quan trọng nhất. Chính họ là người nắm rõ tình hình, biết được các trường hợp cần sự hỗ trợ và đảm bảo đến đúng người, đúng nơi.

Theo bà, để giữ chân được lực lượng lao động ở lại, bên cạnh việc chăm lo về y tế, bảo đảm an sinh cho họ rất cần thiết. Đây cũng là giải pháp quan trọng cho quá trình phục hồi kinh tế xã hội sau những đợt dịch bùng phát.

Không chỉ tại phường Xuân Đỉnh, qua vận động, các chủ hộ nhà trọ tại phường Xuân La, Phú Thượng (quận Tây Hồ) cũng đồng lòng quan tâm, ủng hộ, cùng chia sẻ với các lao động tạm trú đang phải ở lại Hà Nội trong thời điểm giãn cách. Công an phường Xuân La cùng các ban, ngành, đoàn thể tại phường đã vận động được 189 chủ nhà trọ thực hiện miễn giảm tiền thuê cho người thuê với tổng số tiền 340,5 triệu đồng.

Tiếp đó, đã có 102 chủ trọ trên địa bàn phường Phú Thượng miễn giảm 260 phòng trọ với số tiền hơn 461 triệu đồng với các mức giảm từ 30-50-100% tiền phòng.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Người Hà Nội được bác sĩ tư vấn sức khỏe liên quan COVID-19 qua tổng đài

Nguyễn Hà |

Hà Nội công bố Tổng đài 1022 - Kênh tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh và tư vấn liên quan đến phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương 6.000 tấn gạo

Nguyễn Hà |

Ngày 19.8, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp, thống nhất chỉ đạo gửi tặng thành phố Hồ Chí Minh 5.000 tấn gạo và tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo.

Hà Nội: Nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn ở mức cao và khó lường

Nguyễn Hà |

Thường trực Thành uỷ Hà Nội vừa có thông báo số 465-TB/TU của Văn phòng Thành ủy Hà Nội về “Kết luận của Thường trực Thành ủy về tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố”.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Người Hà Nội được bác sĩ tư vấn sức khỏe liên quan COVID-19 qua tổng đài

Nguyễn Hà |

Hà Nội công bố Tổng đài 1022 - Kênh tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh và tư vấn liên quan đến phòng, chống COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương 6.000 tấn gạo

Nguyễn Hà |

Ngày 19.8, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp, thống nhất chỉ đạo gửi tặng thành phố Hồ Chí Minh 5.000 tấn gạo và tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo.

Hà Nội: Nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn ở mức cao và khó lường

Nguyễn Hà |

Thường trực Thành uỷ Hà Nội vừa có thông báo số 465-TB/TU của Văn phòng Thành ủy Hà Nội về “Kết luận của Thường trực Thành ủy về tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố”.