Tiết lộ "câu thần chú" của 9X con nhà người ta giành tấm bằng "vạn người mơ"

An An |

"Câu thần chú" của  Nguyễn Thanh Nguyệt Minh - 9X "con nhà người ta" để giành tấm bằng thạc sĩ loại xuất sắc tại đại học danh tiếng của Anh chỉ vỏn vẹn hai chữ "tự học".

"Ưa xê dịch", đặt chân đến 25 quốc gia trong 1 năm

Tốt nghiệp thủ khoa ngành Quan hệ quốc tế của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM năm 2013, Nguyễn Thanh Nguyệt Minh được giữ lại trường làm giảng viên thỉnh giảng. Công việc này đã đánh thức tiềm năng sư phạm nên Nguyệt Minh quyết định "bẻ lái" sang lĩnh vực giáo dục. Cô cho biết mở trung tâm tiếng Anh chuyên về luyện thi IELTS là "viên gạch" đầu tiên để xây dựng sự nghiệp của mình.

Sau quãng thời gian hai năm tạo dựng nền móng tương đối vững chắc, Nguyệt Minh quyết tâm xin học bổng du học ở Anh quốc để thỏa đam mê học tập trời Âu.

Phát huy tố chất và kỹ năng lãnh đạo, Nguyệt Minh trúng tuyển khóa thạc sĩ một năm ở Đại học Warwick - trường đại học top 10 của Anh quốc (theo QS năm 2018).

Ngoài thời gian học tập và quản lý trung tâm tiếng Anh của mình, Nguyệt Minh đã dành thời gian tham quan 40 nước để tìm hiểu văn hóa.
Ngoài thời gian học tập và quản lý trung tâm tiếng Anh của mình, Nguyệt Minh đã dành thời gian tham quan 40 nước để tìm hiểu văn hóa.

Khác hẳn với hình ảnh "mọt sách" mà người ta hay mường tượng,  Nguyệt Minh lại là cô nàng ưa xê dịch. Khó có thể tin được, chỉ trong vòng một năm học tập ở Anh, Nguyệt Minh đã chu du 25 quốc gia châu Âu, trong đó có Morrocco, Malta, Hà Lan, Nga, Pháp, Italy, Ireland, Hungary, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Theo cô thạc sĩ đa tài, việc đi nhiều nước giúp cô có trải nghiệm văn hóa và những cái nhìn thực tế nhất ở từng nước. 

Nguyệt Minh muốn "hô biến" một năm du học cũng là một năm du lịch đó đây. Cô hào hứng chia sẻ đã may mắn đặt chân đến 40 đất nước và con số đó ắt hẳn còn tăng lên trong tương lai. Vừa học, vừa làm vừa du lịch nhưng Nguyệt Minh đã tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ loại xuất sắc ngành Quản lý và Lãnh đạo giáo dục của Đại học Warwick.

15 tiếng học tập và làm việc mỗi ngày

Chia sẻ về bí kíp giành tấm bằng loại xuất sắc "vạn người mơ", Nguyệt Minh cho rằng "trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Thời gian làm việc và học tập một ngày của Nguyệt Minh luôn từ 8h sáng đến 23h đêm. Theo cô nàng, việc học thạc sĩ ở Anh khác so với Việt Nam, phương châm "tự học" chính là chìa khóa thành công, thời gian chủ yếu được dùng để đọc bài ở nhà, trong khi học trên lớp chỉ chiếm hai ngày mỗi tuần.

Cô gái tài năng này còn hài hước chia sẻ để tiết kiệm thời gian trong giờ học tại lớp, các giác quan phải "song kiếm hợp bích". Tai nghe bài giảng của giáo viên, mắt dùng để đọc tài liệu.

Nhờ có kinh nghiệm quản lý một trung tâm tiếng Anh mà Nguyệt Minh lựa chọn đề tài "Tự chủ trong việc học ngoại ngữ". Bài luận văn được đánh giá có đột phá mới mẻ và khả thi để áp dụng vào thực tế ở Việt Nam.

Nguyệt Minh trong buổi nói chuyện về 'Phương pháp học ngoại ngữ' với 200 sinh viên ở TP HCM. Ảnh: NVCC
Nguyệt Minh trong buổi nói chuyện về 'Phương pháp học ngoại ngữ' với 200 sinh viên ở TP HCM. Ảnh: NVCC

Trở về Việt Nam, Nguyệt Minh hướng tới áp dụng kiến thức thu được vào trung tâm của mình, trong đó có việc xây dựng môi trường 100% tiếng Anh cùng không gian tự học với sự hỗ trợ của giáo viên hệ thống nhằm tăng khả năng tự chủ của học viên. Nguyệt Minh cũng xây dựng hệ thống trực tuyến giúp học viên theo dõi được tiến độ học, bài sửa và phản hồi của giáo viên.

Có nhiều kinh nghiệm "chinh chiến" dành học bổng, Nguyệt Minh khuyên các bạn trẻ nên chuẩn bị tốt hai yếu tố là tiếng Anh và công nghệ vì trong bất kỳ môi trường học tập, làm việc nào, chúng đều quan trọng. Bên cạnh đó, các bạn phải quyết liệt với những mục tiêu đã đặt ra. 'Bạn không cần lựa chọn vì bạn có thể làm được tất cả điều bạn muốn', Nguyệt Minh nói.

An An
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội “trải thảm đỏ” chỉ thu hút được khoảng 10% thủ khoa: Nhiều nguyên nhân “cản đường” người giỏi

HUYỀN NGUYỄN - TRẦN VƯƠNG |

Lương thưởng, chế độ chưa hấp dẫn, tuyển dụng còn chậm, chưa có chỉ tiêu tuyển dụng phù hợp với ngành học... là những nguyên nhân khiến tỉ lệ thủ khoa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội về làm việc tại các cơ quan của thành phố chỉ khoảng 10%.

Tiết lộ thành tích "con nhà người ta" và "câu thần chú" của những thủ khoa kép được vinh danh tại Văn Miếu 2018

Nhóm PV |

Trong danh sách thủ khoa có tới 5 gương mặt vừa là thủ khoa đầu vào và tốt nghiệp thủ khoa. Họ có phải những "mọt sách" hay không? Danh hiệu thủ khoa là động lực hay áp lực?

Ấn tượng bảng thành tích của Phạm Thị Thảo Anh - thủ khoa đầu ra Đại học Văn hóa Hà Nội

Đặng Chung |

Với số điểm tổng kết toàn khóa 3.51/4, cùng thành tích nhiều năm là sinh viên xuất sắc, Phạm Thị Thảo Anh (thủ khoa đầu ra của Đại học Văn hóa năm 2018) trở thành một trong số 88 thủ khoa xuất sắc được tuyên dương tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) vào tối 8.10.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội “trải thảm đỏ” chỉ thu hút được khoảng 10% thủ khoa: Nhiều nguyên nhân “cản đường” người giỏi

HUYỀN NGUYỄN - TRẦN VƯƠNG |

Lương thưởng, chế độ chưa hấp dẫn, tuyển dụng còn chậm, chưa có chỉ tiêu tuyển dụng phù hợp với ngành học... là những nguyên nhân khiến tỉ lệ thủ khoa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội về làm việc tại các cơ quan của thành phố chỉ khoảng 10%.

Tiết lộ thành tích "con nhà người ta" và "câu thần chú" của những thủ khoa kép được vinh danh tại Văn Miếu 2018

Nhóm PV |

Trong danh sách thủ khoa có tới 5 gương mặt vừa là thủ khoa đầu vào và tốt nghiệp thủ khoa. Họ có phải những "mọt sách" hay không? Danh hiệu thủ khoa là động lực hay áp lực?

Ấn tượng bảng thành tích của Phạm Thị Thảo Anh - thủ khoa đầu ra Đại học Văn hóa Hà Nội

Đặng Chung |

Với số điểm tổng kết toàn khóa 3.51/4, cùng thành tích nhiều năm là sinh viên xuất sắc, Phạm Thị Thảo Anh (thủ khoa đầu ra của Đại học Văn hóa năm 2018) trở thành một trong số 88 thủ khoa xuất sắc được tuyên dương tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) vào tối 8.10.