“Thương hiệu Huế” nhìn từ quy hoạch đô thị

Hoàng Văn Minh (thực hiện) |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh đến việc xây dựng “Thương hiệu Huế” trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang trình Chính phủ thông qua.

Thưa ông, tiến trình thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến giai đoạn này đã có những kết quả như thế nào?

- Đến thời điểm này, Thừa Thiên Huế đã được Quốc hội ban hành 1 Nghị quyết; UBTV Quốc hội ban hành 3 Nghị quyết; Chính phủ ban hành 1 Nghị quyết, 1 Nghị định, 2 Quyết định; Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành 17 Nghị quyết, Chương trình; UBND tỉnh đã ban hành 8 chương trình, kế hoạch liên quan đến tiến trình này.

Hiện chúng tôi đang tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, đề án quan trọng gồm: Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền đạt tiêu chí đô thị loại IV đang trình Bộ Xây dựng thẩm định.

Theo kế hoạch thì các quy hoạch, đề án trên sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý IV/2023. Tổ chức Hội thảo cuối kỳ và đang hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý I/2024.

Song song, chúng tôi cũng tập trung triển khai lập Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; cơ bản hoàn thành Đề án “Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế” và Đề án “Xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia”.

Ngoài ra, đã phối hợp với Tổng Cục Thống kê hỗ trợ điều tra bổ sung và thu thập thông tin, rà soát một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến cấp huyện để hoàn thiện các quy hoạch, đề án nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ.

Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa. Ảnh: Trương Vững
Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa. Ảnh: Trương Vững

Những khó khăn, vướng mắc mà Thừa Thiên Huế đang gặp phải khi thực hiện các đề án này là gì, thưa ông?

- Khó khăn, vướng mắc lớn nhất là chúng tôi đang tập trung bảo tồn các giá trị di tích, di sản của quốc gia và thế giới và đang phát triển theo hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Vì vậy, trong quá trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư đã ưu tiên lựa chọn các tiêu chí cao về môi trường nên đã trở thành rào cản làm hạn chế trong thu hút các nhà đầu tư.

Ngoài ra, xuất phát điểm của tỉnh thấp nên chưa thu hút được thêm các nhà đầu tư chiến lược làm động lực cho tăng trưởng. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển để khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hoá. Nguồn lực hỗ trợ của Trung ương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; thiếu nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, các thiết chế văn hóa, xã hội.

“Thương hiệu Huế” là một trong những đặc trưng của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ảnh: Trương Vững
“Thương hiệu Huế” là một trong những đặc trưng của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ảnh: Trương Vững

Tại nhiều hội nghị, hội thảo về quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang trình Chính phủ thông qua, có nhiều ý kiến cho rằng tỉnh cần tạo ra “thương hiệu Huế” - nhìn từ quy hoạch phải rõ ràng hơn. Xin ông cho biết cụ thể hơn “thương hiệu Huế” nhìn từ quy hoạch là gì?

- Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Đây là hướng phát triển mới khẳng định thương hiệu nổi trội và lợi thế khác biệt của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương; chú trọng bồi đắp và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản, văn hóa Huế, con người Huế.

Và cụ thể hoá Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế bằng những mục tiêu lớn như sau: Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh;

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; đô thị hạt nhân cấp Vùng và tiểu vùng, là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng của Vùng động lực miền Trung.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; hướng tới thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu đặc sắc của cả nước và Châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, xứ sở của hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

Ngoài ra, đô thị Huế thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên của vùng đất sông Hương, núi Ngự, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực cung đình, dân gian, truyền thống được khôi phục và phát huy giá trị.

 Ông Nguyễn Văn Phương (giữa), Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong một lần đi cơ sở. Ảnh: H.V.M
Ông Nguyễn Văn Phương (giữa), Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong một lần đi cơ sở. Ảnh: H.V.M

Các mục tiêu trọng tâm mà Thừa Thiên Huế đề ra và sẽ hoàn thành trong năm 2024 này là gì thưa ông?

- Năm 2024 là năm bứt phá quyết định thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025; đặc biệt, hoàn thành mục tiêu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Để hoàn thành mục tiêu đó, chúng tôi sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Xây dựng hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong năm 2023; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Đề án phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền... Đồng thời, triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cơ cấu lại thu, chi ngân sách gắn với nâng cao hiệu quả quản lý. Rà soát, huy động nguồn lực để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên chi đầu tư phát triển, nhất là các dự án trọng điểm, quan trọng, cấp bách, hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Triển khai có hiệu quả thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước.

Tập trung hoàn thành Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực I Kinh thành Huế. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công vốn ngân sách tỉnh. Triển khai các công trình trọng điểm như: Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An, đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường vành đai 3...

Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện các giải pháp duy trì và nâng cao xếp hạng các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, DTI. Nâng cao tính sẵn sàng đối với các dự án kêu gọi đầu tư, bảo đảm triển khai được ngay khi có nhà đầu tư.

Tập trung kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án đang triển khai đầu tư. Quyết liệt hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng. Rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư theo đúng quy định.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Văn Minh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

“Song Long” dài 30 mét hoàn thiện, người Huế nườm nượp kéo đến check-in

PHÚC ĐẠT - NGUYÊN LUÂN |

HUẾ - Ngày 3.2, rất đông người dân, du khách tại Huế kéo đến chiêm ngưỡng, check-in cùng với cặp “song Long” ngay sau khi cặp linh vật của Huế hoàn thiện.

Trạm tiễn ông Táo rất đặc biệt tại Huế

NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Xuất phát từ gợi ý của Bí thư Thành ủy Huế, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông Táo tập trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế được nhiều địa phương hưởng ứng, nhân rộng. Mô hình vừa sáng tạo, nhân văn còn giúp bảo vệ môi trường.

Mai vàng bạc tỉ hội tụ về ngày hội Hoàng mai ở Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Hàng trăm gốc Hoàng mai (một giống mai vàng đặc trưng của Huế) được các nghệ nhân trên địa bàn toàn tỉnh mang đến Lễ hội Hoàng mai, trong đó có nhiều gốc mai trị giá hàng tỉ đồng khiến nhiều người mê mẩn.

Lạng Sơn sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng

Cẩm Hà |

Tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), địa điểm gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cảnh sát điều tra vào cuộc vụ tài xế xe Mazda cầm dao chém rách lốp xe buýt

KHÁNH AN |

Đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đang trong quá trình tố tụng xử lý vụ việc tài xế Mazda cầm dao chém rách lốp xe buýt.

Công an xác minh thông tin hành khách phản ánh bị nhà xe Trung Lan nhồi nhét

QUANG ĐẠI |

Công an Nghệ An đang xác minh thông tin nhà xe Trung Lan (huyện Thanh Chương) bị phản ánh bắt khách hàng chờ quá lâu, nhồi nhét khách sai quy định.

Giao công an điều tra vụ 4 người tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc

Bảo Nguyên |

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai giao công an khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai và xử lý nghiêm theo quy định.

Xe 7 chỗ gặp tai nạn, lao xuống vực sâu 20 mét trên đường Hồ Chí Minh

HƯNG THƠ |

Quảng Trị ​​​​- Lực lượng chức năng đang bảo vệ hiện trường nơi chiếc xe ôtô 7 chỗ gặp tai nạn trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.

“Song Long” dài 30 mét hoàn thiện, người Huế nườm nượp kéo đến check-in

PHÚC ĐẠT - NGUYÊN LUÂN |

HUẾ - Ngày 3.2, rất đông người dân, du khách tại Huế kéo đến chiêm ngưỡng, check-in cùng với cặp “song Long” ngay sau khi cặp linh vật của Huế hoàn thiện.

Trạm tiễn ông Táo rất đặc biệt tại Huế

NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Xuất phát từ gợi ý của Bí thư Thành ủy Huế, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông Táo tập trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế được nhiều địa phương hưởng ứng, nhân rộng. Mô hình vừa sáng tạo, nhân văn còn giúp bảo vệ môi trường.

Mai vàng bạc tỉ hội tụ về ngày hội Hoàng mai ở Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Hàng trăm gốc Hoàng mai (một giống mai vàng đặc trưng của Huế) được các nghệ nhân trên địa bàn toàn tỉnh mang đến Lễ hội Hoàng mai, trong đó có nhiều gốc mai trị giá hàng tỉ đồng khiến nhiều người mê mẩn.