Thợ quay phim, chụp ảnh “thất nghiệp” những ngày giáp Tết

Tạ Quang |

Cận Tết là thời điểm các thợ quay phim, chụp ảnh bận bịu nhất nhưng do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhiều sự kiện, chương trình không thể diễn ra nên nhiều người rơi vào cảnh lao đao, thất nghiệp.

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, gánh nặng cơm áo gạo tiền chưa vơi thì nỗi lo những ngày cận Tết lại khiến nhiều anh, em quay phim, chụp ảnh, thiết kế… thêm chật vật. Bởi, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều sự kiện, chương trình không được tổ chức làm cho nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp nhiều tháng.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng (27 Tuổi, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) với 5 năm làm truyền hình ở vị trí quay phim hiện đang phải ở nhà gần 3 tháng nay vì bị công ty cắt giảm nhân sự. Anh nói, vào thời điểm này của năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng vẫn duy trì được công việc và có thu nhập để trang trải cuộc sống, nhưng đến giữa năm 2021 trở đi dịch bệnh ngày càng kéo dài quá nặng nề khiến anh bị mất việc hoàn toàn, tinh thần hụt hẫng và áp lực cuộc sống nhiều hơn anh phải chạy đôn, chạy đáo để tìm việc làm.

Công việc quay phim của anh Nguyễn Mạnh Hùng những ngày dịch chưa bùng phát.
Công việc quay phim của anh Nguyễn Mạnh Hùng những ngày dịch chưa bùng phát.

Anh Hùng cho biết, vợ anh nghỉ sinh bé thứ 2 cũng bị ảnh hưởng bởi dịch không thể đi làm nên ở nhà phải tranh thủ vừa trông con vừa bán hàng online nhưng thu nhập không được cao. Ngoài ra, hằng tháng, vợ chồng anh chi tiêu ăn uống và sinh hoạt chưa tính các khoản phụ chi cho các con hay phát sinh nữa cũng lên đến vài triệu đồng trên một tháng.

Khi được hỏi về Tết Nguyên đán 2022 sắp tới, anh Hùng chỉ biết im lặng và cười trừ. Anh cho rằng, bây giờ để có một cái Tết gọi là tươm tất vào thời điểm này là rất khó bởi cuối năm doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít nhiều nên không có nhu cầu tuyển dụng, đồng nghĩa với việc nhân sự không có việc làm.

“Mấy tháng nghỉ việc đã khó khăn rồi nay lại thêm dịch bệnh ngày càng phức tạp. Tiền ăn còn đang lo từng ngày thì lo gì đến Tết. Với tình hình này chỉ mong dịch sớm ổn định để bản thân có cơ hội tìm kiếm việc làm, được cống hiến với nghề cũng như gia đình bớt lo hơn về mặt kinh tế”, anh Hùng trầm ngâm kể.

Cũng là một quay phim kiêm chụp ảnh tự do, anh Ma Trọng T. (27 tuổi, tỉnh Cao Bằng) bươn chải xuống Hà Nội làm nghề cách đây 5 năm nhưng chưa có năm nào anh gặp cảnh khó khăn nhiều như năm nay bởi dịch bệnh tàn phá nghiêm trọng đến cuộc sống của anh cũng như nhiều người khác.

Ngồi lau chùi, vệ sinh chiếc máy ảnh của mình, anh thở một hơi dài rồi nói: "Trước chưa dịch thì chạy sự kiện kiếm được một tháng khoảng 20 triệu đồng, nhưng từ khi dịch bệnh quay trở lại thì thu nhập về con số 0 tròn trĩnh, lương đã không có rồi, đằng này, nhiều tuần nay ở nhà nằm dài vì không có ai book lịch quay, chụp.

Trước cảnh thất nghiệp, và cái Tết cận kề, anh T. lo sợ không biết Tết này đi đâu, về đâu nữa. Chỉ mong có ai gọi điện book lịch là anh đi làm luôn. Giờ là không có ngồi yên một chỗ được, Tết sắp đến nữa, nên ai book quay, chụp gì thì làm nấy chứ không kén chọn.

Anh T. tâm sự, làm nghệ thuật, cái nghề nghe rất là “sang”, cũng ổn định và cũng không kém phần bấp bênh, không biết trước được điều gì. Lúc “kiếm” thì “kiếm” rất là nhiều, lúc không “kiếm” được thì có cố “kiếm” thế nào cũng không ra.

Anh cho rằng, đa phần việc nhiều chỉ làm vào cuối năm, giữa năm ít việc vì người ta ít tổ chức sự kiện, còn cuối năm thì các công ty, doanh nghiệp,… sẽ tổ chức tổng kết năm nhiều hơn. Vậy mà năm nay dịch bệnh, giãn cách xã hội, giờ dịch lại bùng lại khiến mọi thứ như tạm ngưng khiến cuộc sống của những người làm nghệ thuật đã chông chênh nay càng chông chênh hơn.

Đợt dịch này, lao động tự do là thành phần bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những ngày cuối năm, nỗi lo của những người làm nghệ thuật lại nặng trĩu trên vai. Một cái Tết ấm no sau trận đại dịch có lẽ đang khó đối với họ.

Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Những đêm trắng chật vật giữa đại dịch với hy vọng một cái Tết đủ đầy

Thiều Trang |

Hà Nội - Càng về đêm, nhiệt độ càng giảm sâu, Hà Nội chìm trong giá buốt. Trong đêm đông vắng lặng, nhiều người lao động vẫn cật lực mưu sinh với hy vọng một cái Tết đủ đầy giữa đại dịch COVID-19.

Tết Nguyên đán 2022: Có nên giãn cách, cấm đi lại để chống COVID-19?

Thùy Linh |

Chỉ còn 3 ngày nữa là Tết Dương lịch 2022 và hơn một tháng nữa là Tết Nguyên đán sẽ tới. Đây là dịp nhà nhà, người người về quê đón Tết. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, người dân sẽ phải làm gì để đón năm mới, đón Tết an toàn?

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán

Phạm Đông |

Hà Nội - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Chỉ thị số 26/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Những đêm trắng chật vật giữa đại dịch với hy vọng một cái Tết đủ đầy

Thiều Trang |

Hà Nội - Càng về đêm, nhiệt độ càng giảm sâu, Hà Nội chìm trong giá buốt. Trong đêm đông vắng lặng, nhiều người lao động vẫn cật lực mưu sinh với hy vọng một cái Tết đủ đầy giữa đại dịch COVID-19.

Tết Nguyên đán 2022: Có nên giãn cách, cấm đi lại để chống COVID-19?

Thùy Linh |

Chỉ còn 3 ngày nữa là Tết Dương lịch 2022 và hơn một tháng nữa là Tết Nguyên đán sẽ tới. Đây là dịp nhà nhà, người người về quê đón Tết. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, người dân sẽ phải làm gì để đón năm mới, đón Tết an toàn?

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán

Phạm Đông |

Hà Nội - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Chỉ thị số 26/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố.