Thành viên đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc được Bác Hồ giao nhiệm vụ

Việt Bắc |

Đội Nhi đồng cứu quốc được Bác Hồ giao nhiệm vụ đi chăn trâu, đi nương rẫy phát hiện người lạ mặt vào làng thì phải thông báo ngay cho các chú bộ đội, lúc đó cậu bé Hoàng Ngọc mới chỉ 8 tuổi.

Cụ Hoàng Ngọc, thành viên đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc của làng Kim Long xưa - nay là thôn Tân Lập (xã Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang). Ở cái tuổi 87, còn sức khoẻ và minh mẫn như cụ Ngọc ở cái làng Tân Trào này là hiếm, cùng thế hệ với cụ ở đất này gần như không còn ai.

Nói về chuyện Đội Nhi đồng cứu quốc ra đời, cụ Hoàng Ngọc nhớ lại: "Lúc đó tôi mới chỉ 8 tuổi, tức là 78 năm trước đấy, lúc đó, Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ, vinh dự lắm".

Rồi như được sống lại thời điểm đó, cụ Ngọc tiếp tục kể câu chuyện, những năm 1945, nơi này là một vùng hẻo lánh, chỉ có 22 nóc nhà. Ngày 21.5.1945, Bác cùng đoàn cán bộ cách mạng về tới Tân Trào, cả làng háo hức ra đón nhưng  lúc đó không ai biết Bác Hồ.

Trong trí nhớ của cụ Hoàng Ngọc, thấp thoáng giữa đoàn bộ đội có một ông cụ, dáng người mảnh dẻ, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, chòm râu thưa đen nhánh và đôi mắt sáng như ngôi sao đêm. Sau này dân làng Kim Long vẫn trìu mến gọi là "ông Ké" cách mạng.

Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng cụ Hoàng Ngọc vẫn minh mẫn và rành rọt trong những câu chuyện về Bác Hồ.
Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng cụ Hoàng Ngọc vẫn minh mẫn và rành rọt kể những câu chuyện về Bác Hồ.

Những ngày đầu về Tân Trào, đoàn cán bộ cách mạng chia nhau thành từng tốp ở nhà dân, Bác ở ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh xã Kim Long, còn ngôi nhà của ông Hoàng Trung Nguyên (bố cụ Hoàng Ngọc) là nơi Bác làm việc.

Nhìn về khoảng sân trước nhà, ánh mắt cụ Ngọc bừng sáng: "Cũng chỗ này, Bác Hồ giao cho tôi nhiệm vụ tham gia Đội Nhi đồng cứu quốc, lúc đó mình có biết Đội Nhi đồng cứu quốc thì làm gì đâu. Chỉ biết nghe lời Bác tập hợp thêm 2, 3 bạn nữa có nhiệm vụ là đi chăn trâu, chăn bò, đi nương, đi rẫy, nếu thấy người lạ mặt vào làng là phải thông báo ngay cho các chú bộ đội".

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Đội Nhi đồng cứu quốc ra đời từ đó với 4 người gồm Nguyễn Văn Khoái, Nông Văn Giai, Ma Văn Hiền và cậu bé Hoàng Ngọc. Tất cả khi đó mới chỉ 7, 8 tuổi nhưng ai cũng vinh dự vì trực tiếp được "ông Ké" giao nhiệm vụ.

Chiếc mẹt tre đã gần đan xong nhưng câu chuyện về Bác hay "ông Ké" cách mạng vẫn được cụ Ngọc say sưa kể. Bác thăm hỏi dân làng sống thế nào, rồi phải giữ bí mật cho cán bộ, cho cách mạng ra sao, dân làng Kim Long kính trọng Bác vô cùng.

Làng Kim Long xưa (nay là làng Tân Lập, xã Tân Trào) đã có diện mạo mới với cuộc sống ấm no.
Làng Kim Long xưa (nay là làng Tân Lập, xã Tân Trào) đã có diện mạo mới với cuộc sống ấm no.

Những ngày diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào tại đình làng Kim Long (ngày 16, 17, 18.8.1945) để quyết định Tổng khởi nghĩa là sự kiện ông Ngọc nhớ nhất: "Chưa khi nào dân làng thấy nhiều người như vậy, đại biểu cả nước mà. Đội Nhi đồng cứu quốc được dặn phải tuyệt đối cảnh giới với người lạ mặt".

Đại hội thành công, dân làng cử đoàn đi chúc mừng có phụ lão, thanh niên, phụ nữ, thiếu niên mang theo gạo, gà và một con bò để chúc mừng. Bác ân cần xuống chào hỏi, nói chuyện và cảm ơn dân làng đã ủng hộ cách mạng, ủng hộ Đại hội.

Cụ Ngọc nhớ như in lúc Bác Hồ nhìn xuống Đội Nhi đồng cứu quốc gầy gò, áo quần rách rưới, Bác nói: “Đây này, chúng ta phải làm thế nào để các cháu đây có cơm no, áo mặc, phải được học hành, nhân dân phải được tự do, ấm no hạnh phúc”. Đó là câu nói ấm áp, đầy tình yêu thương đã khắc sâu trong tâm trí cụ Ngọc.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 22.8.1945, Bác Hồ và đoàn cán bộ rời Tân Trào về Hà Nội. Cụ Hoàng Ngọc và cả làng ra tiễn. Đến năm 1946, trong dịp rước ảnh Bác Hồ về làng, ông Ngọc và người dân Tân Trào mới biết "ông Ké" cách mạng từng ở làng mình chính là Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Việt Bắc
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên phong"

Tô Công |

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng (Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ), Bác Hồ gặp gỡ các cán bộ đại diện cho Đại đoàn Quân Tiên Phong. Chính tại nơi đây, Người đã có lời căn dặn lịch sử: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" .

Chuyện về một nhà sư học tập và làm theo Bác Hồ

Nguyễn Phấn Đấu |

Cuối tháng 4.2023, Đại đức Thích Minh Phước (trụ trì chùa Liên Hoa, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đã vinh dự được Tỉnh ủy Tiền Giang tuyên dương về thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trước đó, Đại đức Thích Minh Phước đã được Huyện ủy Chợ Gạo khen thưởng về thành tích trên từ những hoạt động thiết thực, không mệt mỏi vì cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường…

Có một nơi lưu giữ tình cảm người dân miền Nam hướng về Bác Hồ

Kỳ Quan |

Trong ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Văn Nam (nguyên Bí thư Huyện ủy Cần Đước, tỉnh Long An) còn lưu giữ khá nhiều hiện vật thể hiện tình cảm của ông Nam nói riêng, người dân trong vùng nói chung hướng về Bác Hồ trong chiến tranh cũng như sau khi đất nước thống nhất.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Tết Đoan Ngọ, người dân Nha Trang canh đến 12h để đi tắm biển

Phương Linh |

Đã thành tục lệ ngày Tết Đoan Ngọ, người dân TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại canh 12h trưa để đi tắm biển với mong muốn có được sức khỏe.

Từ kinh phí công đoàn, công đoàn cơ sở tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đoàn viên

ĐÌNH TRỌNG |

Công ty TNHH Chí Hùng là một trong những doanh nghiệp đông công nhân ở tỉnh Bình Dương với trên 7.000 lao động. Doanh nghiệp này luôn thực hiện việc đóng 2% kinh phí công đoàn đầy đủ, và 75% từ nguồn kinh phí này được dùng để chăm lo cho người lao động. Qua đó giúp công nhân ổn định cuộc sống, doanh nghiệp cũng ổn định nguồn lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất.

Cận cảnh bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên phong"

Tô Công |

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng (Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ), Bác Hồ gặp gỡ các cán bộ đại diện cho Đại đoàn Quân Tiên Phong. Chính tại nơi đây, Người đã có lời căn dặn lịch sử: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" .

Chuyện về một nhà sư học tập và làm theo Bác Hồ

Nguyễn Phấn Đấu |

Cuối tháng 4.2023, Đại đức Thích Minh Phước (trụ trì chùa Liên Hoa, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đã vinh dự được Tỉnh ủy Tiền Giang tuyên dương về thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trước đó, Đại đức Thích Minh Phước đã được Huyện ủy Chợ Gạo khen thưởng về thành tích trên từ những hoạt động thiết thực, không mệt mỏi vì cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường…

Có một nơi lưu giữ tình cảm người dân miền Nam hướng về Bác Hồ

Kỳ Quan |

Trong ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Văn Nam (nguyên Bí thư Huyện ủy Cần Đước, tỉnh Long An) còn lưu giữ khá nhiều hiện vật thể hiện tình cảm của ông Nam nói riêng, người dân trong vùng nói chung hướng về Bác Hồ trong chiến tranh cũng như sau khi đất nước thống nhất.