Có một nơi lưu giữ tình cảm người dân miền Nam hướng về Bác Hồ

Kỳ Quan |

Trong ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Văn Nam (nguyên Bí thư Huyện ủy Cần Đước, tỉnh Long An) còn lưu giữ khá nhiều hiện vật thể hiện tình cảm của ông Nam nói riêng, người dân trong vùng nói chung hướng về Bác Hồ trong chiến tranh cũng như sau khi đất nước thống nhất.

Bức vẽ Bác Hồ của người hoạ sĩ ở Sài Gòn

Sau ngày miền Nam giải phóng, ông Nguyễn Văn Nam từ chiến khu trở về quê nhà làm Bí thư Huyện ủy. Ông đến thăm người bạn đồng hương là ông Nguyễn Văn Chấn, một họa sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn trong ngôi nhà lầu đồ sộ trên đường Hồng Bàng, quận 6.

Bức tranh quý vẽ Bác Hồ trong nhà ông Nam. Ảnh: Kỳ Quan
Bức tranh quý vẽ Bác Hồ trong nhà ông Nam. Ảnh: Kỳ Quan

Trong số nhiều bức tranh, đồ đạc trưng bày trong phòng khách nhà ông Chấn, ông Nam để ý đến bức vẽ Bác Hồ rất đẹp. Ông Chấn kể với bạn về bức vẽ:

Tháng 9.1969, tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời được các cơ quan truyền thông ở Sài Gòn đưa tin khá đậm nên ông Chấn theo dõi đầy đủ diễn biến lễ tang của “Cụ Hồ”. Một người bạn làm trong Tòa đại sứ Pháp tặng ông Chấn tờ báo “Nhân Đạo” (tiếng Pháp) có bài viết dài về Chủ tịch Hồ Chí Minh kèm theo ảnh của Người.

Bị bài báo cuốn hút, đặc biệt là bức ảnh đăng kèm toát lên cái thần của một con người huyền thoại từ lâu ông ngưỡng mộ, ông Chấn đã vẽ lại bức ảnh thành một bức sơn tranh dầu khổ 60 x 80 cm và treo ở vị trí trang trọng trong phòng tranh của mình.

Chuyện họa sĩ Chấn treo chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà đã đến tai chính quyền Sài Gòn. Cảnh sát quận 6 ập đến nhà tịch thu bức vẽ và mời ông Chấn về trụ sở cảnh sát làm việc. Lúc ấy ở Sài Gòn, hành vi trên có thể bị chính quyền kết tội rất nặng, thậm chí bị xử tù, đày đi Côn Đảo. Nhưng ông Chấn, bằng các mối quan hệ của mình, tốn thêm số tiền tương đương 10 lượng vàng lo lót, đã không gặp rắc rối lớn, thậm chí còn được đem bức vẽ về, với điều kiện không được treo trong nhà.

Nghe câu chuyện vẽ chân dung Bác Hồ giữa Sài Gòn trong chiến tranh, ông Nam càng thêm quý trọng người bạn cũ.

Năm 2010, trước khi qua đời, ông Chấn ngỏ ý muốn tặng ông Nam bức vẽ vì “anh xứng đáng được lưu giữ báu vật này”, lời ông Chấn. Ông Nam đã mướn một nghệ nhân giỏi chạm khắc khung hình bằng gỗ quý rất đẹp và treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà.

Bức chân dung Bác Hồ làm từ lá sen khô trong nhà ông Nam. Ảnh: Kỳ Quan
Bức chân dung Bác Hồ làm từ lá sen khô trong nhà ông Nam. Ảnh: Kỳ Quan

Trong nhà ông Nam còn có một bức tranh khác khổ 50 x 70 cm lột tả chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ngồi làm việc, tay cầm bút. Bức tranh này quý ở chỗ nó được một nghệ nhân là bạn ông Nam sáng tác hoàn toàn bằng chất liệu lá sen khô ở vùng Đồng Tháp Mười như nhắc về câu ca dao: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen - Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Ông Nam nhờ con cháu in 2 câu thơ của Tố Hữu “Người ngồi đó, với cây chì đỏ - Vạch đường đi, từng bước, từng giờ” đặt bên dưới bức tranh và treo trong phòng khách.

Lễ truy điệu trong hầm bí mật

Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, chính quyền Sài Gòn dốc toàn lực bình định “trắng” vùng ven Sài Gòn, tiêu diệt lực lượng kháng chiến, trong đó có huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Lực lượng kháng chiến phải rút về vùng biên giới Campuchia để bảo toàn lực lượng, chỉ để lại địa bàn một ít lực lượng hoạt động trong điều kiện đặc biệt nguy hiểm.

Để trụ lại địa phương, ông Nam và một đồng đội phải ẩn náu trong hầm bí mật ở ấp Rạch Bọng, xã Tân Lân được người dân làm từ “mái vú” (một loại lu chứa nước loại lớn) chôn dưới đất. Ông Nam và đồng đội biết được tin Bác Hồ qua đời qua làn sóng Đài Phát thanh Giải phóng.

Ngày 9.9.1969, khi Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ở Hà Nội, trong căn hầm bí mật của mình, ông Nam và đồng đội cũng tổ chức Lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong căn hầm tối, chiếc đèn pin soi rõ chân dung Bác Hồ trên tờ “đồng bạc Cụ Hồ”, phía dưới là dòng chữ viết nắn nót “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

Tình cảm thiêng liêng hướng về Bác Hồ đã tiếp thêm nghị lực cho ông Nam và đồng đội chiến đấu đến ngày toàn thắng.

Cái lu hầm bí mật nơi từng làm lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Kỳ Quan
Lu hầm bí mật nơi từng làm lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Kỳ Quan

Sau này, khi đã nghỉ hưu, một lần về thăm lại “địa hình” năm xưa, ông Nam tình cờ biết được căn hầm bí mật năm nào vẫn còn trong ngôi gò hoang. Ông Nam đã mướn người đào lên và mang cái lu làm hầm bí mật năm nào đã bị sứt mẻ nhiều chỗ về vườn nhà làm kỷ vật nhắc về một thời chiến tranh bi hùng.

Khi còn khỏe, hàng ngày ông Nam ngồi đánh cờ tướng với bạn bè trên chiếc bàn cạnh chiếc lu nói trên. Ông còn cho in khắc 2 câu thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ “Học đánh cờ” đặt bên cạnh: “Thác lộ song xa dã một dụng - Phùng thời nhất tốt khả thành công” (Lạc nước hai xe đành bỏ phí - Được thời một tốt cũng thành công).

Bến Nhà Rồng và tàu Đô đốc Latouche Tréville

Mô hình Bến Nhà Rồng trong vườn nhà ông Nam. Ảnh: Kỳ Quan
Mô hình Bến Nhà Rồng trong vườn nhà ông Nam. Ảnh: Kỳ Quan
Và chiếc tàu La Touche Tréville chàng thanh niên yệu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh: Kỳ Quan
Và mô hình chiếc tàu Amiral Latouche Tréville chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh: Kỳ Quan

Trong vườn nhà ông Nam có cái ao rộng. Trên bờ ao ông mướn thợ xây dựng mô hình Bến Nhà Rồng bằng chất liệu bê tông giống như thật cao hơn 3m. Dưới ao, cạnh “Bến Nhà Rồng”, ông làm mô hình chiếc tàu Amiral Latouche Tréville giống như thật, dài 2 mét để tưởng nhớ cuộc hành trình bất hủ của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, khởi nguồn cho công cuộc giải phóng dân tộc, giành lại độc lập nước nhà từ thực dân Pháp.

Ông Nam tâm sự: Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có quá nhiều điều kỳ thú, trong đó chuyến ra đi bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước của Người vào tháng 6 năm 1911 thật đáng ngưỡng mộ. Lúc đó, các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đang gặp bế tắc về đường lối, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã dấn thân lên chiếc tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp và bao nghề cực nhọc khác để cuối cùng tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước.

Ông Nguyễn Văn Nam đã qua đời cách đây ít năm do tuổi già, vợ ông cũng đã mất sau đó ít lâu. Ngôi nhà của ông được con cháu giữ làm nhà thờ tự. Tất cả vật dụng, đồ đạc, hình ảnh đều được giữ nguyên hiện trạng như lúc ông Nam còn sống. Vào những ngày lễ, Tết, ngày giỗ của ông Nam, con cháu của ông lại quây quần nơi ngôi nhà xưa và ôn lại tình cảm, kỷ niệm của ông Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính về nhà sàn Bác Hồ

HỮU CHÁNH |

Bộ tem thể hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang làm việc tại góc phòng nhỏ trong nhà sàn, mẫu blốc giới thiệu toàn cảnh nhà sàn và khái quát khung cảnh vườn cây, ao cá quanh nhà sàn.

Bên trong căn nhà tại Hà Nội, nơi Bác Hồ từng ở khi trở về từ chiến khu Việt Bắc

Ngọc Thùy |

Căn nhà cổ có địa chỉ tại ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) còn lưu giữ nhiều kỉ niệm, hiện vật mà Bác Hồ từng sử dụng được gia đình ông Công Ngọc Dũng nâng niu, giữ gìn qua nhiều thập kỷ vẫn còn nguyên vẹn.

Khẳng định giá trị 6 điều Bác Hồ dạy lực lượng công an nhân dân

Quỳnh Trang |

Tối 13.5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, Bộ Công an phối hợp Công an Nghệ An tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt, giao lưu điển hình tiên tiến 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy với chủ đề “Hoa tháng Năm dâng Người”.

Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu chậm phân bổ vốn đầu tư công

PHẠM ĐÔNG |

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách Trần Văn Lâm cho rằng, chậm phân bổ vốn đầu tư công cũng là lãng phí, Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu gây nên sự chậm trễ này.

Nghệ sĩ Minh Hải: Không nhớ nổi số lần hóa thân thành Bác trên sân khấu

Vũ Linh - Hoàng Hà |

Với những lợi thế vốn có về ngoại hình gầy hao giống cùng giọng nói xứ Nghệ, nghệ sĩ Minh Hải là người đảm nhận vai diễn tái hiện hình tượng Bác Hồ trong vở kịch “Người đi dép cao su” của Nhà hát kịch Việt Nam. Trước đó NS Minh Hải cũng có vô số lần đảm nhiệm vai diễn đặc biệt này.

Bà Trương Thị Mai dự khởi công khu thiết chế công đoàn Bình Định

Xuân Nhàn |

Sáng 19.5, Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án nhà ở thuộc Khu thiết chế Công đoàn.

Mỹ có thể muốn đóng băng xung đột Ukraina

Song Minh |

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang xem xét "đóng băng" cuộc xung đột ở Ukraina trong tương lai gần, thay vì thúc đẩy chiến thắng cho nước này.

Dân thiếu điện vì xã làm mất hồ sơ nghiệm thu, 3 năm không tìm thấy

Minh Hạnh |

Được nghiệm thu gần 3 năm, nhưng đến nay công trình điện từ nguồn vốn 135 nằm trên địa bàn xóm 3, xã Phúc Tân (TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), vẫn chưa được đưa vào hoạt động khiến người dân thiếu điện sinh hoạt và sản xuất. Nguyên nhân chính do lãnh đạo xã làm thất lạc mất hồ sơ bàn giao khiến dư luận bức xúc.

Phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính về nhà sàn Bác Hồ

HỮU CHÁNH |

Bộ tem thể hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang làm việc tại góc phòng nhỏ trong nhà sàn, mẫu blốc giới thiệu toàn cảnh nhà sàn và khái quát khung cảnh vườn cây, ao cá quanh nhà sàn.

Bên trong căn nhà tại Hà Nội, nơi Bác Hồ từng ở khi trở về từ chiến khu Việt Bắc

Ngọc Thùy |

Căn nhà cổ có địa chỉ tại ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) còn lưu giữ nhiều kỉ niệm, hiện vật mà Bác Hồ từng sử dụng được gia đình ông Công Ngọc Dũng nâng niu, giữ gìn qua nhiều thập kỷ vẫn còn nguyên vẹn.

Khẳng định giá trị 6 điều Bác Hồ dạy lực lượng công an nhân dân

Quỳnh Trang |

Tối 13.5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, Bộ Công an phối hợp Công an Nghệ An tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt, giao lưu điển hình tiên tiến 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy với chủ đề “Hoa tháng Năm dâng Người”.