TP.Hồ chí minh và hải phòng đề xuất thành lập “Thành phố trong thành phố”:

“Thành phố trong thành phố”: Nhu cầu thực tiễn hay trào lưu?

Minh Bằng - Hoàng Hoan |

Quốc hội đã thông qua cho phép TP.Hồ Chí Minh tổ chức chính quyền đô thị là cơ sở để hình thành TP.Thủ Đức từ năm 2021 và trở thành “thành phố trong thành phố” đầu tiên tại Việt Nam. Mới đây, Hải Phòng cũng đã công bố về chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên. Đây được cho là những đột phá về xây dựng và quy hoạch đô thị. Vấn đề là việc phát triển những “thành phố trong thành phố” sao cho hợp với thực tiễn và nhu cầu hay sẽ chỉ là một “trào lưu”?

Cánh cửa pháp lý đã mở

Khi đặt vấn đề xây dựng Thủ Đức trở thành một thành phố trực thuộc TPHCM trên cơ sở sáp nhập 3 quận là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức, đã có nhiều ý kiến băn khoăn về các cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học để hình thành TP.Thủ Đức. Ngoài việc Hiến pháp quy định chưa thật rõ về vấn đề này còn là sự cần thiết của TP.Thủ Đức.

Lợi ích sẽ đem lại so với nếu giữ như hiện nay là gì? Người dân sẽ thắc mắc tại sao ngày xưa tách Huyện Thủ Đức ra với lý do chia nhỏ cho dễ quản lý mà giờ lại nhập lại với lý do để tối ưu hóa việc sử dụng đất đai nhằm kiểm soát tốt quá trình đô thị? Phải chăng diện tích lớn thì sẽ dễ quản lý hơn diện tích nhỏ?...

Về tính pháp lý, Nghị quyết của Quốc hội ban hành ngày 16.11.2020 (với 87,14 đại biểu tán thành) đã nêu quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; UBND, chủ tịch UBND thành phố thuộc TPHCM (đây cũng là nội dung mà khi thảo luận tại hội trường, có ý kiến băn khoăn là không hợp lý vì trên thực tế chưa có đơn vị hành chính này).

Hiến Pháp năm 2013, cụ thể là tại Điều 110 đã có phần mở rộng hơn so với bản Hiến Pháp 1992 với nội dung “Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương”. Mặc dù khi ban hành luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 chưa có thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư nào được thành lập, nhưng để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức chính quyền địa phương ở loại đơn vị hành chính này, luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định cụ thể cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư (Mục 3 Chương III).

Được biết, đề án đề nghị thành lập TP.Thủ Đức thuộc TPHCM đã được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo thẩm quyền. Theo dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nội dung này tại phiên họp tháng 12.2020; nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì sẽ ban hành nghị quyết thành lập TP.Thủ Đức để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2021 để kịp chuẩn bị cho công tác bầu cử HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn.

Sau Thủ Đức là Thuỷ Nguyên và những đô thị vệ tinh của Hà Nội?

Việc Thủ Đức sớm trở thành “thành phố trong thành phố” sẽ mở đường để nhiều mô hình tương tự được thành lập ở những thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nêu ý kiến: “Tôi đề nghị Chính phủ và các cơ quan của QH phải tổng kết thực tiễn, đánh giá cho nghiêm cẩn mô hình này. Từ đó, có phân loại các địa phương trong 63 tỉnh, thành để nhóm địa phương có cùng tính chất, có cùng các đặc điểm phân hóa thành các nhóm cụ thể, có chính sách tác động phù hợp để chúng ta tránh tình trạng ban hành những văn bản riêng rẽ mà chúng ta gọi là đặc thù. Tiến tới, chúng ta không cần thiết phải ban hành nghị quyết riêng nữa và những vấn đề đấy cần phải tổng kết nhanh để quy phạm hóa nó thành những chương, mục cụ thể trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.

Ngay sau khi Thủ Đức mở đường, Thuỷ Nguyên có thể sẽ trở thành “thành phố thuộc thành phố” thứ hai. Theo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hải Phòng vì việc thành lập thành phố Thuỷ Nguyên là nhằm thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, huyện Thủy Nguyên được xác định là một trong ba hướng đột phá về không gian đô thị của thành phố Hải Phòng, là Trung tâm hành chính, chính trị thành phố, Trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, đô thị.

Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 22.7.2020 của HĐND thành phố Hải Phòng xác định: Xây dựng huyện Thủy Nguyên thành thành phố trực thuộc thành phố. Tất nhiên, việc xây dựng thành phố Thuỷ Nguyên (trực thuộc TP.Hải Phòng) mới chỉ dừng lại ở chủ trương và việc thực hiện còn cả một chặng đường dài (việc xây dựng TP.Thủ Đức được manh nha và triển khai từ 2007) nhưng đã được cho là đột phá bởi huyện Thủy Nguyên hiện là đơn vị hành chính nông thôn, mô hình quản lý chính quyền nông thôn hiện không còn phù hợp và không đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên để thiết lập chính quyền đô thị sẽ tạo điều kiện phát huy tốt hơn nữa các tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện Thủy Nguyên.

Lãnh đạo Hải Phòng cho rằng: Việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên là yêu cầu khách quan và cấp thiết.

Sẽ không chỉ có Thủ Đức hay Thuỷ Nguyên, trong quá trình phát triển mới nhiều thành phố đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi. Theo đồ án quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm gồm: Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc được liên kết với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với hệ thống giao thông vùng thủ đô và quốc tế.

Với việc đã có những tiền lệ là “thành phố trong thành phố” không loại trừ Hà Nội sẽ có những thành phố Hoà Lạc, thành phố Sơn Tây…

Thậm chí, hồi đầu năm 2020, khi đánh giá lại các tiêu chí để Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì địa phương này đã “nghĩ xa hơn một bước” là đã tính đến định hướng mô hình đô thị Thừa Thiên-Huế trực thuộc trung ương bao gồm TP.Huế mở rộng, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị xã Phong Điền và các huyện (theo mô hình thành phố trong thành phố, không hình thành các quận nội thành).

Thành phố trong thành phố: Người dân phải là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi

Việc thành lập mô hình chính quyền “thành phố trong thành phố” là một chủ trương đúng. Tuy nhiên vẫn còn đó những lo lắng về việc “người dân sẽ được gì” trong sự chuyển đổi này hay chỉ là việc thay đổi tên gọi, “bình mới rượu cũ”?

Thực tế chứng minh ngay ở quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 TPHCM khi nghi về việc sắp “lên thành phố” đã có những “cơn sốt đất. Hay ở Thuỷ Nguyên hiện nay, dù mới là chủ trương lên thành phố nhưng giá đất ở đây theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động đã tăng chóng mặt. Ngoài ra, hiện tượng sốt đất, đầu cơ đất cũng đã xuất hiện từ lâu ở những nơi được cho là những đô thị vệ tinh của Hà Nội như Hoà Lạc, Xuân Mai.

Rõ ràng mục tiêu hình thành các thành phố trong thành phố không phải mang lại quyền lợi cho nhóm nhỏ. Trên hết, nó phải là của người dân, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của địa phương.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân - Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát Triển cho rằng, việc phát triển TPHCM theo hướng đa cực, đa trung tâm là xu hướng tất yếu, tránh tình trạng tập trung hóa vào một cực như hiện nay.

Còn Tiến sĩ Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia quy hoạch cho rằng, nếu không phát triển, tạo ra những trung tâm mới thì TPHCM sẽ không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn về kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, quá tải trung tâm”. TS Sơn cũng cho rằng, khi phát triển thành phố theo hương đa cực, thì các trung tâm mới phải có những tiện ích đô thị tương đồng với khu trung tâm hiện hữu.

“Khu trung tâm mới hoặc cực mới phải có hạ tầng giao thông tốt, có trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí,... Đồng thời, phải có khu văn phòng, để các doanh nghiệp, tổ chức đặt trụ sở làm việc, nhằm đem lại việc làm cho chính cư dân tại đây” - TS Sơn nói.

Đối với Thuỷ Nguyên, Hải Phòng cho rằng: Thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên sẽ tạo tiền đề pháp lý cho việc thiết lập mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên địa bàn; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.

Như vậy, việc hình thành các “thành phố trong thành phố” đều phải tính đến những giá trị mà nó mang lại thay vì chỉ là chuyện “tách-nhập” hay thay áo mới. Những giá trị đó phải hướng đến người dân, như vậy mới không biến chuyện “thành phố trong thành phố” thành một phong trào gây tốn kém về nguồn lực.

Minh Bằng - Hoàng Hoan
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng duyệt chủ trương xây dựng thành phố trực thuộc thành phố

Mai Dung |

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đồng ý về chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên.

Tiếp tục nghiên cứu về bãi cọc cổ ở Thủy Nguyên, Hải Phòng

Mai Chi |

Theo các nhà khoa học, việc phát hiện bãi cọc cổ ở Thủy Nguyên, Hải Phòng là một trong những sự kiện nổi bật của ngành khảo cổ học thời gian qua. Tuy nhiên, cũng theo giới khảo cổ học, việc xác định niên đại của bãi cọc vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Hơn 1.300 suất quà tặng CNLĐ khó khăn, người nghèo huyện Thủy Nguyên

Mai Dung |

Từ ngày 11 đến 19.5, Công ty TNHH VSIP Hải Phòng trao hơn 1.300 suất quà tặng công nhân lao động hoàn cảnh khó khăn và người nghèo trên địa bàn huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hải Phòng duyệt chủ trương xây dựng thành phố trực thuộc thành phố

Mai Dung |

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đồng ý về chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên.

Tiếp tục nghiên cứu về bãi cọc cổ ở Thủy Nguyên, Hải Phòng

Mai Chi |

Theo các nhà khoa học, việc phát hiện bãi cọc cổ ở Thủy Nguyên, Hải Phòng là một trong những sự kiện nổi bật của ngành khảo cổ học thời gian qua. Tuy nhiên, cũng theo giới khảo cổ học, việc xác định niên đại của bãi cọc vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Hơn 1.300 suất quà tặng CNLĐ khó khăn, người nghèo huyện Thủy Nguyên

Mai Dung |

Từ ngày 11 đến 19.5, Công ty TNHH VSIP Hải Phòng trao hơn 1.300 suất quà tặng công nhân lao động hoàn cảnh khó khăn và người nghèo trên địa bàn huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).