Cận cảnh bãi cọc Bạch Đằng gần ngàn năm tuổi tại Hải Phòng

Mai Chi |

Bãi cọc cổ Bạch Đằng gần nghìn năm tuổi được phát hiện tại cánh đồng Quỳ Cao, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.

Chiều ngày 20.12, tại cánh đồng Quỳ Cao, thôn Mai Động, xã Liên Khê, người dân đang rất háo hức trước thông tin tìm được bão cọc gỗ cổ trong trận chiến Bạch Đằng của quân dân Đại Việt với quân Nguyên Mông.

Tại hiện trường, ông Nguyễn Tuấn Triệu (SN 1963, trú tại thôn Mai Động, xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng) – người đầu tiên phát hiện ra 2 cọc gỗ cổ khi đào đất trồng cau tại khu vực này – cho biết: Ngày 28.9 (tức ngày 30 tháng 8 âm lịch năm nay), tôi đào đất để trồng cau thì phát hiện 2 cọc gỗ lim cổ.

Ông Nguyễn Tuấn Triệu (SN 1963, trú tại xã Liên Khê) - người đầu tiên phát hiện cọc gỗ cổ khi đào đất trồng cau - ảnh HH
Ông Nguyễn Tuấn Triệu (SN 1963, trú tại xã Liên Khê) - người đầu tiên phát hiện cọc gỗ cổ khi đào đất trồng cau. Ảnh: HH

Sau đó, UBND xã Liên Khê biết thông tin đã báo cáo UBND huyện và thành phố Hải Phòng, sau đó đoàn khảo cổ của Trung ương và thành phố về khai quật 3 hố với diện tích gần 1.000 m2.

Theo đại diện Bảo tàng Hải Phòng, sau thời gian khai quật tại 3 hố nói trên, đoàn đã phát hiện 27 cọc gỗ. Sau khi mang cọc gỗ đi giám định, Viện Khảo cổ xác định các cọc gỗ có niên đại từ năm 1270-1430 AD.

Theo quan sát của PV, bãi cọc năm sâu dưới lòng đất từ 50 – 60 cm, chỗ sâu nhất khoảng gần 1 mét.

Viện khảo cổ học xác định các cọc gỗ có niên đại từ thế kỉ 13 - 15
Viện khảo cổ học xác định các cọc gỗ có niên đại từ thế kỉ 13 - 15

Đoàn khảo cổ cũng xác định: Các cọc phân bố theo chiều Đông - Tây, đường kính từ 26 - 46cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo, các cọc phân bố không thẳng hàng và căn cứ vào kết giám định niên đại cho thấy, các cọc gỗ có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định: Bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, đồng thời buộc quân Mông - Nguyên đi theo đường sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt.

Sau đây là một số hình ảnh của bãi cọc gỗ mới được khai quật:

Cọc gỗ cổ được khai quật có đường kính từ 26 - 46 cm
Cọc gỗ cổ được khai quật có đường kính từ 26 - 46 cm
Bãi cọc nằm sâu trong lòng đất từ 50 - 70cm, có chỗ sâu gần 1 mét - ảnh HH
Bãi cọc nằm sâu trong lòng đất từ 50 - 70cm, có chỗ sâu gần 1 mét. Ảnh: HH
 
 
 
 
 
 
Mai Chi
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện bãi cọc cổ: Sáng tỏ hơn về trận thủy chiến Bạch Đằng 1000 năm trước

Nguyễn Hùng |

Hàng chục cọc gỗ, được tìm thấy ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, theo xác định ban đầu có liên quan đến trận thủy chiến lừng danh thế giới trên sông Bạch Đằng năm 1288 của quân dân Đại Việt, tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược Mông – Nguyên.

Thơ: Bạch Đằng trong sóng Trường Sa

Trần Sĩ Tuấn |

Nhân một chuyến ra đảo Trường Sa, nhà thơ Trần Sĩ Tuấn đã sáng tác bài thơ đầy ý nghĩa về Trường Sa.

Đến Quảng Yên chiêm ngưỡng cọc Bạch Đằng

NGUYỄN HÙNG |

Trận thủy chiến năm 1288 trên sông Bạch Đằng (thuộc địa bàn huyện Yên Hưng xưa, nay là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) của quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông không chỉ phá vỡ hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt, mà còn chặn đứng đường tiến công chinh phục Châu Á của đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Phát hiện bãi cọc cổ: Sáng tỏ hơn về trận thủy chiến Bạch Đằng 1000 năm trước

Nguyễn Hùng |

Hàng chục cọc gỗ, được tìm thấy ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, theo xác định ban đầu có liên quan đến trận thủy chiến lừng danh thế giới trên sông Bạch Đằng năm 1288 của quân dân Đại Việt, tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược Mông – Nguyên.

Thơ: Bạch Đằng trong sóng Trường Sa

Trần Sĩ Tuấn |

Nhân một chuyến ra đảo Trường Sa, nhà thơ Trần Sĩ Tuấn đã sáng tác bài thơ đầy ý nghĩa về Trường Sa.

Đến Quảng Yên chiêm ngưỡng cọc Bạch Đằng

NGUYỄN HÙNG |

Trận thủy chiến năm 1288 trên sông Bạch Đằng (thuộc địa bàn huyện Yên Hưng xưa, nay là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) của quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông không chỉ phá vỡ hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt, mà còn chặn đứng đường tiến công chinh phục Châu Á của đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.