Thanh Hoá nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Xuân Hùng - Quách Du |

Trận mưa lũ lịch sử từ ngày 28 - 31.8 gây thiệt hại nặng nề cho Thanh Hoá. Các cấp chính quyền và đồng bào đã chung tay khắc phục hậu quả nhưng đến hôm nay, hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hàng nghìn nhân khẩu thiếu ăn. 

Lũ bất thường, kinh hoàng

Trong các ngày từ 28 đến 31.8, trên địa bàn Thanh Hoá và một số địa bàn lân cận mưa lớn hình thành các trận lũ kinh hoàng. Đi liền với lũ là sạt lở đất, nước dâng cuốn trôi nhà cửa, tài sản, hoa màu và cả tính mạng con người. Thiệt hại nặng nề nhất là các huyện Mường Lát, Cẩm Thuỷ, Quan Sơn, Quan Hoá, Lang Chánh và một số địa phương ven bờ sông Mã.

 
 Lũ lên nhanh bất thường và cao hơn đỉnh lũ năm 2007 tới gần 40cm. Ảnh: X.H

Thống kê sơ bộ ở huyện Mường Lát, mưa lũ đã làm 5 người chết, 2 người mất tích, 3 người bị thương; gần 139 hộ bị sập nhà hoàn toàn, 313 hộ phải di dời; hơn 100 ha lúa rẫy bị cuốn trôi; hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị trôi theo lũ; 25 đập thuỷ lợi bị hư hỏng nặng; 28 điểm trường và các phòng học, nhà bán trú bị đổ, hư hỏng nặng. Hơn 600 hộ dân với gần 2.500 nhân khẩu đã phải di dời đến nơi an toàn. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt. Ước thiệt hại trên 1.000 tỉ đồng. 

Do các tuyến giao thông bị ách tắc nên hàng hoá trên huyện rất khan hiếm, gần cạn kiệt, đặc biệt là lương thực, muối, xăng dầu và các nhu yếu phẩm. Đến ngày 10.9, hơn 600 người của 65 hộ dân bản Poọng bị sập hoàn toàn nhà cửa vẫn phải ở trọ trong trụ sở các cơ quan của huyện.

 
Nhiều tuyến đường Mường Lát bị phá huỷ hoàn toàn. Ảnh: Quách Du 

Huyện Cẩm Thuỷ có 5 người chết, hơn 260 phòng học, nhà công vụ, nhà bán trú cho học sinh bị ngập nặng. Hàng trăm ngôi nhà ven sông Mã ở xã Cẩm Lương, Cẩm Phong, Cẩm Sơn và một số tổ dân phố ven sông của thị trấn Cẩm Thuỷ bị ngập lên tận nóc. Lũ rút, còn lại là đống bùn lầy. Cuộc sống người dân sau lũ bộn bề gian khó.  

Đến 11.9, cả bản Poọng và nhiều bản làng khác như một bãi chiến trường. Không ai còn có thể nhận ra nơi đây từng là nơi tụ cư của gần 100 hộ của các dân tộc Thái, Mường, Tày… Xót xa, tang thương, bất lực, sợ hãi… là những cảm nhận của bất kỳ ai khi chứng kiến. Đến hôm nay, hàng nghìn người thiếu thốn đủ thứ. Xót xa nhất là không còn nhà ở.    

Bài học gì sau lũ?

Ông Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư khi lội bùn vào bản Poọng (xã Tam Chung, Mường Lát) thăm đồng bào đã nói ngay tại hiện trường, cần có bài toán căn cơ về nơi ở cho bà con, không phải chỉ lo chỗ ở tạm thời mà phải tính lâu dài.

Khảo sát nhiều ngày của Lao Động tại các huyện miền núi Thanh Hoá thấy rất rõ: Nhiều con đường mở ra, chặt chân núi dựng đứng nhưng không có giải pháp gia cố đủ bền. Nhiều nhà dân sống ven đường cũng chặt chân núi. Nhiều bản làng vẫn theo thói quen, sống dựa vào lưng núi. Và có một thực tế là dù địa bàn miền núi đồi, núi mênh mông nhưng tìm một chỗ làm nhà không hề dễ.

Cũng ngay tại bản Poọng, ông Trịnh Văn Chiến - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã nói, nếu cần, vẫn phải hy sinh đất lúa để thực hiện các dự án nhà ở cho đồng bào đảm bảo an toàn trong nhiều năm. 

 
 Cần phải tính toán nơi ở lâu dài cho dân trong hoàn cảnh mới. Ảnh: Q.D

Nước lũ lên nhanh ở các huyện gây thiệt hại nặng nề có phải chỉ do thiên tai? Nhiều người dân  thẳng thắn cho rằng lũ lên nhanh là do thuỷ điện. Trên thượng nguồn sông Mã có tới 9 dự án thuỷ điện quy hoạch bậc thang với tổng công suất 704,6MW trong đó có những thuỷ điện lớn như Trung Sơn (260MW), Thành Sơn (30MW), Hồi Xuân (102MW), Bá Thước I (60MW), Bá Thước II (80MW), Cẩm Thủy I (28,6MW), Cẩm Thủy II (32MW)… 

Nhiều người dân được hỏi đều không biết cụ thể quy chế về xả lũ thuỷ điện và cả các tín hiệu xả lũ. “Đang lũ lụt, lo chạy lấy thân hết hơi, làm sao mà lắng nghe, hiểu được bao nhiêu tiếng còi báo động xả lũ” - anh Hà Văn Thuần (Trung Sơn, Quan Hoá), nói. Công tác tuyên truyền, dự báo xả lũ ở Thanh Hoá thật sự còn rất hạn chế. Đừng để dân bị động, bất ngờ khi lũ dâng, đừng để thêm nhiều người chết oan vì lũ… 

Xuân Hùng - Quách Du
TIN LIÊN QUAN

Chùm ảnh: Thanh Hoá "vật lộn" với bùn sau lũ

Xuân Hùng |

Đợt mưa lũ vừa qua, Cẩm Thuỷ là một trong những huyện bị ảnh hưởng nặng nề: 5 người chết, hơn 260 phòng học, nhà công vụ, nhà bán trú cho học sinh bị ngập nặng. Các đơn vị bị ngập nặng trong lũ là xã Cẩm Lương, xã Cẩm Phong, Cẩm Sơn và một số tổ dân phố ven sông của thị trấn Cẩm Thuỷ.

Mưa lớn vùi lấp nhiều phòng học tại huyện vùng cao Thanh Hoá

Trần Lâm |

Trong 2 ngày qua, mưa lớn liên tục khiến tình trạng sạt lở đất, vùi lấp nhiều nhà ở, phòng học trên địa bàn huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa).

Thanh Hoá: Hoàn lưu bão số 4 kết hợp với xả thủy điện, cả xã bị cô lập

Đình Lâm |

Trưa 17.8, mực nước trên sông Mã bất ngờ dâng cao khiến nhiều huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa chìm trong trận lụt lớn nhất 10 năm qua. Nhiều người dân phải đưa gia súc và tài sản đi tránh bão.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Chùm ảnh: Thanh Hoá "vật lộn" với bùn sau lũ

Xuân Hùng |

Đợt mưa lũ vừa qua, Cẩm Thuỷ là một trong những huyện bị ảnh hưởng nặng nề: 5 người chết, hơn 260 phòng học, nhà công vụ, nhà bán trú cho học sinh bị ngập nặng. Các đơn vị bị ngập nặng trong lũ là xã Cẩm Lương, xã Cẩm Phong, Cẩm Sơn và một số tổ dân phố ven sông của thị trấn Cẩm Thuỷ.

Mưa lớn vùi lấp nhiều phòng học tại huyện vùng cao Thanh Hoá

Trần Lâm |

Trong 2 ngày qua, mưa lớn liên tục khiến tình trạng sạt lở đất, vùi lấp nhiều nhà ở, phòng học trên địa bàn huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa).

Thanh Hoá: Hoàn lưu bão số 4 kết hợp với xả thủy điện, cả xã bị cô lập

Đình Lâm |

Trưa 17.8, mực nước trên sông Mã bất ngờ dâng cao khiến nhiều huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa chìm trong trận lụt lớn nhất 10 năm qua. Nhiều người dân phải đưa gia súc và tài sản đi tránh bão.