Tại... hai anh Huỳnh Dũng Nhân và Lê Thanh Nguyên!

KỲ QUAN |

Tôi rời bỏ “lầu son gác tía” của một giám đốc (GĐ) doanh nghiệp (DN) để đi vào “gió bụi” của nghề báo ở Báo Lao Động, đầu đuôi là do hai “đại ca” Huỳnh Dũng Nhân và Lê Thanh Nguyên. Và tôi luôn thầm cảm ơn hai anh đã giúp tôi sống thêm một cuộc đời khác, thú vị không kém làm GĐ.

Chỉ vì mê thích báo Lao Động

Được đào tạo nghề kỹ sư ở nước ngoài, tôi trở về quê hương Long An xây dựng nhà máy đông lạnh thủy sản xuất khẩu (XK) đầu năm 1986. Khi nhà máy đi vào hoạt động, tôi có 5 năm làm Phó GĐ phụ trách kỹ thuật trước khi được “đôn” lên làm GĐ do người GĐ đương nhiệm bất ngờ bị tai nạn rơi từ lầu 2 xuống đất. Dân kỹ thuật qua làm quản lý - kinh doanh, tôi bỡ ngỡ thời gian đầu, rồi “nghề dạy nghề”, mọi chuyện cũng suôn sẻ. Trời thương, Cty XK Thủy sản Long An (DN Nhà nước) làm ăn “thuận buồm xuôi gió”, mở rộng quy mô cả nghìn công nhân vào cuối thập niên 1990, có lúc nằm trong top 3 DN (thuộc các thành phần kinh tế) nộp ngân sách nhiều nhất tỉnh Long An.

Cty làm ăn khá, quỹ Công đoàn (CĐ) cũng nhiều. Theo đề nghị của anh em, tôi duyệt cho mua hơn 20 tờ Lao Động hằng ngày để phát cho các tổ CĐ, tôi cũng có 1 tờ. Quản lý DN vừa nặng nề, vừa khô khan, giờ nghỉ trưa tôi đọc trang phóng sự mượt mà, trào lộng trên báo Lao Động như tìm lại cân bằng cho cuộc sống. Tôi thích sự dấn thân của tác giả Huỳnh Dũng Nhân, chất miền Tây của Lê Thanh Nguyên… Một lần đi mua nguyên liệu ở vùng biển Gò Công (tỉnh Tiền Giang), thấy đề tài hay, tôi “liều mạng” viết bài “phóng sự” đặt tên “Nơi dòng sông gặp biển” gửi cộng tác Lao Động. Anh Lê Thanh Nguyên (lúc đó Trưởng Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Lao Động tại ĐBSCL) đã “chiếu cố” cho đăng trên Trang ĐBSCL sau khi “sửa nát”. Từ đó tôi thỉnh thoảng viết gửi cộng tác Lao Động, có lần được đăng bài phóng sự trên báo chính.

Một lần anh Huỳnh Dũng Nhân về Long An chơi với cánh nhà báo địa phương, tôi tình cờ được ngồi nhậu với các anh. Tôi nhận ra rằng, cuộc sống của các anh sao mà tự do, khoáng đạt quá, trong khi tôi lúc nào cũng nặng nề “vật lộn” với bao thứ phiền toái như lương cho công nhân, hàng hóa XK bị trả về, ô nhiễm môi trường, cạnh tranh trong kinh doanh… Sau nhiều “giằng xé”, cuối cùng tôi quyết định “tự giải thoát”, xin đi viết báo sau 13 năm làm GĐ Cty. Có mơ tôi cũng không dám xin về Lao Động! Bằng mối quan hệ “nghĩa tình”, tôi đã thuyết phục được các anh lãnh đạo tỉnh Long An cho tôi chuyển qua Báo Long An (Báo Đảng địa phương), các anh đồng ý nhưng buộc tôi phải làm Trưởng phòng Phóng viên, vì “GĐ mà đi làm phóng viên trơn coi sao được!”.

Đi làm báo, vợ yêu hơn

Vậy là tôi về Báo Long An, nói là làm trưởng phòng nhưng đi viết là chính, anh em cũng thông cảm. Được 2 năm, tỉnh “quy hoạch” tôi làm Phó Tổng Biên tập (TBT). Tôi phát hoảng vì vừa mới thoát được công việc quản lý… Đúng lúc đang “tâm trạng” thì tôi tình cờ gặp anh Thanh Nguyên, anh phán ngay một câu: “Nếu Phấn Đấu thích viết thì về Lao Động”. Tôi hoàn tất hồ sơ trong vòng một tuần lễ.

Đúng như ước mong, về Lao Động tôi thỏa sức viết, có lúc cao hứng viết quá đà, ít nhiều làm phật lòng các anh lãnh đạo tỉnh nhà Long An. Nhưng rồi cái số “làm quan” vẫn chưa buông tha tôi khi anh Lê Vũ Tuấn (Phó trưởng VPĐD Báo Lao Động tại ĐBSCL) bị bệnh kéo dài phải xin nghỉ mất sức, TBT Vương Văn Việt ký Quyết định bổ nhiệm tôi thay anh Vũ Tuấn. Được hơn 1 năm, tới lượt anh Thanh Nguyên bị “tai biến” cũng xin nghỉ mất sức, TBT Trần Duy Phương giao tôi làm “phó phụ trách” kéo dài hơn 2 năm, trước khi giao làm Trưởng VPĐD vào tháng 10.2014.

Làm Trưởng VPĐD, đó là quãng thời gian... không khoái trong cuộc đời làm báo của tôi. Mỗi ngày mấy cuộc họp trực tuyến khô khan căng thẳng khi một mình đối diện với màn hình. Chiều đến, đi nhậu cũng “chập chờn” khi mà tin bài của Nhật Hồ, Trần Lưu có thể gửi tới bất cứ lúc nào, phải vừa nhậu vừa biên tập.

Làm “trưởng” đúng 1 năm, cuối năm 2015 tôi xin TBT Trần Duy Phương cho thôi Trưởng VPĐD để đi làm “phóng viên đặc biệt”, anh Phương đồng ý nhưng hẹn năm sau sẽ giải quyết. Khi TBT Nguyễn Ngọc Hiển lên nhậm chức, tôi tiếp tục đề đạt nguyện vọng và được anh Ngọc Hiển giải quyết sau đúng 1 năm.

Sau 14 năm nhìn lại, tôi thấy hài lòng về quyết định bỏ làm GĐ để đi viết báo của mình. Tôi cũng rất hài lòng, như là tự hào, khi có hơn 11 năm “làm nghề” trong gia đình Lao Động, dưới “tàng cổ thụ” có tuổi đời gần 90 năm. Còn một điều vui khác, từ khi tôi đi viết báo, vợ tôi như yêu quý chồng nhiều hơn. Có người nói do nghề báo ít khi về nhà, vợ chưa kịp giận đã đi tiếp. Nhưng thật lòng, vợ tôi nói yêu chồng nhiều hơn với tư cách nhà báo, vì thấy “dễ thương, lãng mạn sao ấy!”, dù khi đi làm báo tôi đem tiền về cho vợ ít hơn nhiều so với lúc làm GĐ.

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Công nghệ... “tối mật” in báo Lao Động tại Đà Nẵng

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Ngoại trừ vài báo điện tử, suốt mấy mươi năm qua, đến thời điểm này, Lao Động vẫn là cơ quan báo chí mạnh về công nghệ. Từ đầu những năm 90, Lao Động là tờ báo đầu tiên xuất bản Lao Động Chủ nhật 16 trang 4 màu; sau đó là Lao Động điện tử và cuối cùng là nhật báo bốn màu khổ A0. 

Chuyện ít biết về nhạc sĩ Văn Cao: Người họa sĩ của Báo Lao Động và bài hát “Công nhân Việt Nam”

Linh Anh |

Chưa đầy 1 năm trước khi mất, nhạc sĩ Văn Cao còn chống ba-toong đến tham dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày báo Lao Động ra số đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.1994). Người nhạc sĩ tài hoa ấy, tác giả của bài Quốc ca, ít người biết đã có thời gian thuộc biên chế Báo Lao Động với vai trò họa sĩ và sửa mo-rat.

Khi nữ phóng viên toàn cầu nắm tay để... bình xe

Minh Quang |

Không ít người cho rằng sẽ là thảm hoạ nếu để phụ nữ ngồi sau vô lăng xe hơi và ôtô trong nhiều năm nay luôn được coi là lãnh địa riêng của phái mạnh dù số lượng tay lái nữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng. Và một nhóm phóng viên nữ chuyên về xe đến từ 27 quốc gia trong đó có Việt Nam đã “nắm tay nhau bình xe” để mang tới thế giới xe một tiếng nói riêng đại diện cho phái đẹp.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Công nghệ... “tối mật” in báo Lao Động tại Đà Nẵng

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Ngoại trừ vài báo điện tử, suốt mấy mươi năm qua, đến thời điểm này, Lao Động vẫn là cơ quan báo chí mạnh về công nghệ. Từ đầu những năm 90, Lao Động là tờ báo đầu tiên xuất bản Lao Động Chủ nhật 16 trang 4 màu; sau đó là Lao Động điện tử và cuối cùng là nhật báo bốn màu khổ A0. 

Chuyện ít biết về nhạc sĩ Văn Cao: Người họa sĩ của Báo Lao Động và bài hát “Công nhân Việt Nam”

Linh Anh |

Chưa đầy 1 năm trước khi mất, nhạc sĩ Văn Cao còn chống ba-toong đến tham dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày báo Lao Động ra số đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.1994). Người nhạc sĩ tài hoa ấy, tác giả của bài Quốc ca, ít người biết đã có thời gian thuộc biên chế Báo Lao Động với vai trò họa sĩ và sửa mo-rat.

Khi nữ phóng viên toàn cầu nắm tay để... bình xe

Minh Quang |

Không ít người cho rằng sẽ là thảm hoạ nếu để phụ nữ ngồi sau vô lăng xe hơi và ôtô trong nhiều năm nay luôn được coi là lãnh địa riêng của phái mạnh dù số lượng tay lái nữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng. Và một nhóm phóng viên nữ chuyên về xe đến từ 27 quốc gia trong đó có Việt Nam đã “nắm tay nhau bình xe” để mang tới thế giới xe một tiếng nói riêng đại diện cho phái đẹp.