Sửa Luật Dược để giải quyết tình trạng thiếu thuốc

Thuỳ Linh |

* 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31.12.2022.

Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 6.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2017. Sau hơn 5 năm đi vào thực tiễn, quá trình triển khai Luật Dược, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cho thấy một số quy định còn gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược cũng như ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc cho nhân dân.

Nguy cơ bệnh viện phải đóng cửa

“Cơn khát” thuốc tê từng làm điêu đứng các phòng khám nha khoa tư nhân thì nay đã tràn vào cả bệnh viện tuyến Trung ương - tuyến điều trị cao nhất về răng hàm mặt trong cả nước. Nguy cơ bệnh viện phải đóng cửa đã hiện hữu.

TS.BS Phạm Thanh Hà - Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương - cho biết: “Chỉ còn 2 tuần nữa là chúng tôi hết thuốc tê. Nếu không có thuốc tê thì nguy cơ đóng cửa rất cao vì 2/3 dịch vụ ngoại trú sử dụng thuốc tê”.

PGS.TS Trần Cao Bính - Giám đốc BV cho hay, BV đã phải chủ động, linh hoạt liên hệ với các nhà cung ứng thuốc tê khác cung cấp thuốc tê nồng độ Lidocain 2% và Articaine 4% để sử dụng xen kẽ các loại. Giá thuốc này đắt hơn thuốc tê hiện tại đang dùng.

Tình trạng thiếu thuốc đã xảy ra nhiều tháng nay, mặc dù các đơn vị chức năng có nắm được và có những giải pháp để giải quyết, nhưng đến nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Luật Dược ra đời từ năm 2016, đến nay nhiều quy định đã không còn phù hợp nữa, đã đến lúc phải sửa luật để phù hợp với thực tiễn và sự phát triển.

“Tôi xin đơn cử về giấy chứng nhận GMP đối với các nguyên liệu làm thuốc, bao gồm dược liệu. Hiện nay, nhiều nước không còn cấp giấy GMP hoặc cấp theo quy định quốc gia, như Trung Quốc, Ấn Độ... Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện quy định phải có giấy GMP thì các doanh nghiệp không thể nhập khẩu nguyên liệu hay dược liệu để sản xuất thuốc. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây tình trạng thiếu thuốc thời gian qua. Nếu không chấp nhận quy định mới của các nước, thì không thể nhập khẩu thuốc của họ”- ông Tuyên nói.

Tiếp đó, ông Tuyên phân tích: Theo quy định tại Điều 56 Luật Dược, để được gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hồ sơ đề nghị phải được thẩm định, tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong khi đó, tại thời điểm gia hạn thuốc không thay đổi nội dung về kỹ thuật, chỉ thay đổi về mặt hành chính.

Việc thẩm định, xem xét quá nhiều hồ sơ gia hạn thường xuyên dẫn tới tình trạng chậm gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, làm gián đoạn sản xuất, lưu hành và cung ứng thuốc do thuốc hết hạn giấy đăng ký lưu hành mà chưa được gia hạn vì doanh nghiệp phải chờ hoàn thiện các hồ sơ tài liệu này.

“Về việc cấp đăng ký lưu hành thuốc, đặc biệt là vấn đề gia hạn, Luật Dược quy định là 5 năm phải nộp hồ sơ để cấp lại giấy đăng ký lưu hành thuốc, tôi xem quy trình, nếu như hồ sơ suôn sẻ, không phải bổ sung gì thì mất 12 tháng. Trước đây, Luật Dược cứ cho bổ sung thoải mái, bổ sung không biết bao nhiêu lần. Vì thế trong quy định mới chỉ cho phép sửa đổi bổ sung hồ sơ 3 lần. Sau 3 lần không bổ sung được thì buộc phải làm mới”- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên khẳng định.

Ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược - dẫn chứng thêm, trong hồ sơ đăng ký thuốc hiện nay, bắt buộc thuốc đăng ký lưu hành phải có giấy CPP (giấy chứng nhận sản phẩm dược). Tuy nhiên, thời gian vừa qua, không chỉ trong thời gian chống dịch, mà nhiều trường hợp khác, giấy này chỉ được cấp khi nhà máy sản xuất thuốc đó có đề nghị với cơ quan quản lý tại nước sở tại với mục đích xuất khẩu tới các quốc gia khác thì mới cấp giấy CPP. Trong nước, hiện nay, thuốc được lưu hành sẽ được cấp giấy phép đăng ký lưu hành, nếu muốn xuất khẩu thì phải thêm một khâu nữa mới xuất khẩu như thông thường được.

Hết tháng 12.2022, nguy cơ thiếu thuốc nghiêm trọng hơn

Lý giải về nguyên nhân thiếu thuốc kéo dài thời gian qua, ông Chu Đăng Trung - Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra, Cục Quản lý Dược - cho biết: Quy định thủ tục gia hạn, hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc còn phức tạp, thời gian thẩm định hồ sơ bị kéo dài.

Điều này dẫn tới gián đoạn sản xuất, nhập khẩu, lưu hành và cung ứng thuốc do thuốc hết hạn giấy đăng ký lưu hành. Vì vậy, đại diện Cục Quản lý Dược đề xuất sửa các quy định về gia hạn thuốc theo hướng không yêu cầu thẩm định trình Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành, tiến tới gia hạn theo cơ chế tự động mà một số nước đã áp dụng.

“Trong các năm 2017-2019, không có giấy đăng ký lưu hành nào được gia hạn. Con số này vào các năm 2020 là 10, năm 2021 là 62. Kết quả này cho thấy bất cập trong việc gia hạn đăng ký kinh doanh thuốc” - ông Trung nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, với nội dung về gia hạn tự động giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cần phải làm ngay do có hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31.12.2022, nếu không thì sẽ thiếu thuốc trong thời gian tới.

Hiện nay có hình thức cấp đăng ký lưu hành tự động, nếu 5 năm hoạt động tốt, không có vi phạm gì thì tự động được gia hạn. Thứ trưởng Tuyên cũng cho biết, Bộ Y tế cũng vừa tham mưu cho Quốc hội, ban hành Nghị quyết 12, tự động gia hạn hàng loạt các giấy đăng ký lưu hành thuốc. Khoảng hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc đã được gia hạn.

“Tuy nhiên, Nghị quyết 12 chỉ cho phép đến 31.12, nếu chúng ta không nhanh sửa luật, thì sau 31.12 sẽ lại xảy ra tình trạng thuốc không có đăng ký lưu hành.  Sẽ lại gây tình trạng thiếu thuốc như thời gian qua”- ông nói.

Để giải quyết tình trạng này, Bộ Y tế đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện đánh giá, đề xuất Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội một số nội dung của luật đang bất cập, vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết và sớm khắc phục, trong đó có việc xây dựng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dược theo trình tự rút gọn.  Theo đại diện Bộ Y tế, đây là một trong những giải pháp quan trọng trước mắt, khả thi, mang tính bền vững để tháo gỡ vướng mắc hiện tại trong hệ thống y tế.

* Ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, đối với thủ tục để sửa đổi Luật Dược theo trình tự rút gọn, Cục Quản lý Dược đang cố gắng phối hợp với các bộ, ngành để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới, trong đó có một số điểm chính, chủ yếu giải quyết ách tắc trong khâu đăng ký thuốc, gây tình trạng thiếu thuốc.

* Qua thống kê sơ bộ cho thấy, tổng số giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ 20.11.2021 đến 31.12.2022 là hơn 12.000 số đăng ký. Theo kinh nghiệm quốc tế, một số nước đã áp dụng gia hạn tự động, các doanh nghiệp chỉ cần nộp đơn đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành.


Thuỳ Linh
TIN LIÊN QUAN

Thiếu thuốc, hết thuốc khắp nơi: Ai không làm được thì đứng sang một bên

Đào Tuấn |

Bộ Y tế, cực nhanh, đã “mời công an” điều tra, làm rõ việc logo của họ bị “biến tấu” thành hình “con rắn ngậm phong bì”. Trong khi đó, vaccine, thuốc men thiếu khắp nơi, thiếu suốt nhiều tháng… thì bệnh nhân cứ từ từ mà chờ.

Thiếu thuốc tê, BV Răng Hàm Mặt TW Hà Nội phải xoay sở ra sao?

Thùy Linh |

Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc tê tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện cho hay đơn vị này đã chủ động, linh hoạt liên hệ với các nhà cung ứng thuốc tê khác cung cấp thuốc tê nồng độ Lidocain 2% và Articaine 4% để sử dụng xen kẽ các loại. Giá thuốc này đắt hơn thuốc tê hiện tại đang dùng.

Báo động: Bệnh viện Bạch Mai thiếu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện. 

Thiếu thuốc hiếm, bệnh nhân dù nguy kịch vẫn phải... chờ!

THÙY LINH |

Tình trạng thiếu một số thuốc giải độc thuộc danh mục thuốc hiếm là tình trạng diễn ra không phải lần đầu và không chỉ diễn ra tại một bệnh viện. Các bác sĩ trực tiếp cứu chữa người bệnh chỉ biết thở dài, lắc đầu vì tình trạng này đã nhiều lần xảy ra mà chưa có giải pháp để xử lý.

Muôn vàn lý do của doanh nghiệp chậm trả gốc lãi trái phiếu gửi về HNX

Đức Mạnh |

Chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán, do nhà đầu tư ở nước ngoài, lỗi kỹ thuật chuyển tiền... là những lý do mà doanh nghiệp phản hồi HNX về chậm trả gốc, lãi trái phiếu.

Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn Hà Nội: Tài xế nữ cũng không bỏ qua

PHẠM ĐÔNG |

Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, ngoài các nam tài xế bị kiểm tra, xử phạt, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cũng rà soát nhiều trường hợp tài xế là nữ điều khiển phương tiện cơ giới.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Bài học từ thế giới không tiền mặt của Thụy Điển

Thanh Hà |

Trong khảo sát gần đây, rất ít người Thụy Điển cho biết đã sử dụng tiền mặt trong 30 ngày trước đó và có tới 95% người từ 15-65 tuổi có ứng dụng thanh toán di động trong điện thoại.

Thiếu thuốc, hết thuốc khắp nơi: Ai không làm được thì đứng sang một bên

Đào Tuấn |

Bộ Y tế, cực nhanh, đã “mời công an” điều tra, làm rõ việc logo của họ bị “biến tấu” thành hình “con rắn ngậm phong bì”. Trong khi đó, vaccine, thuốc men thiếu khắp nơi, thiếu suốt nhiều tháng… thì bệnh nhân cứ từ từ mà chờ.

Thiếu thuốc tê, BV Răng Hàm Mặt TW Hà Nội phải xoay sở ra sao?

Thùy Linh |

Liên quan đến tình trạng thiếu thuốc tê tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện cho hay đơn vị này đã chủ động, linh hoạt liên hệ với các nhà cung ứng thuốc tê khác cung cấp thuốc tê nồng độ Lidocain 2% và Articaine 4% để sử dụng xen kẽ các loại. Giá thuốc này đắt hơn thuốc tê hiện tại đang dùng.

Báo động: Bệnh viện Bạch Mai thiếu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện. 

Thiếu thuốc hiếm, bệnh nhân dù nguy kịch vẫn phải... chờ!

THÙY LINH |

Tình trạng thiếu một số thuốc giải độc thuộc danh mục thuốc hiếm là tình trạng diễn ra không phải lần đầu và không chỉ diễn ra tại một bệnh viện. Các bác sĩ trực tiếp cứu chữa người bệnh chỉ biết thở dài, lắc đầu vì tình trạng này đã nhiều lần xảy ra mà chưa có giải pháp để xử lý.