Sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để thông báo phản ứng sau tiêm vaccine

Thế Lâm |

Ứng dụng (app) Sổ sức khỏe điện tử hiện là một trong những tiện ích đang được các bộ ngành chức năng khuyến nghị người dân cài đặt và sử dụng sử dụng để hỗ trợ cho công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

Sổ sức khỏe điện tử hiện đã có phiên bản dành cho điện thoại chạy hệ điều hành Android (tải từ Google Play) và iOS (tải từ AppStore). Sổ có nhiều tính năng như: Khai báo y tế online; xác nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19; chứng nhận tiêm chủng; phản ứng sau tiêm (cập nhật các triệu chứng, phản ứng bất lợi sau tiêm với tổng đài của cơ quan y tế); tìm cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất…

Bước thứ nhất, người dùng lên các kho ứng dụng Google Play hoặc AppStore trên điện thoại thông minh kết nối Internet tải về ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Lưu ý ứng dụng có biểu tượng (icon) hình trái tim màu đỏ, được phát hành bởi Văn phòng Bộ Y tế Việt Nam.

Một cách khác, tại các địa điểm tiêm vaccine, người dùng có thể quét mã QR Code để tải ứng dụng về điện thoại.

Bước thứ hai người dùng vào các trường kê khai thông tin để đăng kí tài khoản. Sau khi hoàn tất việc lưu trữ và gửi đi thông tin đăng kí người dùng sẽ nhận được mã QR Code cá nhân từ hệ thống gửi về, gọi là Mã sổ sức khỏe.

Đến đây, bước đăng kí và kích hoạt sử dụng ứng dụng xem như tạm hoàn tất.

Tại thời điểm hiện nay, vấn đề được quan tâm nhiều là tiêm vaccine ngừa COVID-19 và theo dõi lịch sử tiêm, tình trạng sức khỏe liên quan sau tiêm, đã được ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử cập nhật các tính năng trên để đáp ứng.

Nhờ đó, người dân sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể chủ động phản hồi thông tin về phản ứng sau tiêm và tình trạng sức khỏe với cơ quan y tế.

Trên ứng dụng, đối với những người dùng đã có đăng kí tiêm vaccine COVID-19, có thể truy cập vào mục Xác nhận tiêm để xem thông tin. Thông tin ở đây có 3 trường: Họ và tên, số điện thoại và kế hoạch tiêm.

Trường hợp người dùng đã tiêm hoặc chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 thì có thể tham khảo thông tin tại mục Chứng nhận tiêm chủng để xem thông tin. Những người đã tiêm 2 mũi thì ứng dụng cũng phản hồi về 2 chứng nhận tiêm chủng, màu vàng chứng nhận tiêm chủng mũi 1 và màu xanh chứng nhận tiêm chủng mũi 2.

Mục tiếp theo là Phản ứng sau tiêm vaccine. Theo đó, những người đã tiêm vaccine có thể vào đây thông báo tình trạng phản ứng sau tiêm theo các trường thông tin trong mẫu phiếu khảo sát (và cũng có thể tham khảo thêm danh sách phiếu khảo sát nếu đã có trả lời một phiếu khảo sát trước đó): Đối tượng tiêm, tên vaccine, ngày tiêm, thời gian xảy ra phản ứng, và trả lời câu hỏi “bạn gặp phải bất kì triệu chứng nào sau 7 ngày tiêm vaccine phòng COVID-19 không?”.

Trong trường hợp người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 trả lời là “có” thì ứng dụng sẽ hiển thị danh sách 16 mục các triệu chứng để người dùng tích chọn khai báo theo các tiêu chí “có”, “không”, “không nhớ”.

Ở phía dưới bảng danh sách các triệu chứng, hệ thống đặt câu hỏi “bạn có điều trị các triệu chứng đó không?”. Nếu người dùng trả lời là “có” thì ứng dụng lại hiển thị tiếp câu hỏi “bạn đã điều trị ở đâu?” để người dùng trả lời, cùng với đó là thông báo tình trạng hiện nay… Trong trường hợp người dùng khai báo đã thông báo tình trạng sức khỏe hiện nay với cơ sở tiêm chủng thì ứng dụng yêu cầu khai báo cơ sở tiêm chủng, rồi ấn vào nút lưu lại bản khảo sát.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine phòng chống COVID-19 mũi 2 ít có phản ứng phụ hơn mũi 1

NHẬT HỒ |

Phản ứng sau khi tiêm vaccine phòng chống COVID-19 là bình thường. Do cơ địa của mỗi người khác nhau, nên sau lần tiêm thứ nhất bị phản ứng, nhiều người bày tỏ lo ngại trước khi tiêm mũi thứ 2.

Những đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19

Văn Thắng - Nhật Huy |

Trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ được tiếp cận với nhiều loại vaccine COVID-19 tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiêm chủng.

Sau tiêm vaccine COVID-19, bạn có thể gặp những phản ứng gì?

Văn Thắng - Đinh Thiện |

Bộ Y tế đang chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, được triển khai trên quy mô tất cả địa phương, điểm tiêm ở các xã, phường và lưu động, ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi. Để góp phần thực hiện thành công chiến dịch này, mỗi người nên trang bị những kiến thức cần thiết trước khi tiêm, đặc biệt là những biểu hiện phản ứng thông thường hoặc nghiêm trọng sau khi tiêm Vaccine COVID-19.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Tiêm vaccine phòng chống COVID-19 mũi 2 ít có phản ứng phụ hơn mũi 1

NHẬT HỒ |

Phản ứng sau khi tiêm vaccine phòng chống COVID-19 là bình thường. Do cơ địa của mỗi người khác nhau, nên sau lần tiêm thứ nhất bị phản ứng, nhiều người bày tỏ lo ngại trước khi tiêm mũi thứ 2.

Những đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19

Văn Thắng - Nhật Huy |

Trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ được tiếp cận với nhiều loại vaccine COVID-19 tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiêm chủng.

Sau tiêm vaccine COVID-19, bạn có thể gặp những phản ứng gì?

Văn Thắng - Đinh Thiện |

Bộ Y tế đang chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử, được triển khai trên quy mô tất cả địa phương, điểm tiêm ở các xã, phường và lưu động, ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi. Để góp phần thực hiện thành công chiến dịch này, mỗi người nên trang bị những kiến thức cần thiết trước khi tiêm, đặc biệt là những biểu hiện phản ứng thông thường hoặc nghiêm trọng sau khi tiêm Vaccine COVID-19.