Sạt lở nghiêm trọng ở Cà Mau, các dòng sông kêu cứu

Phạm Vũ |

Từ đầu mùa mưa đến nay, tại tỉnh Cà Mau đã có hơn 200 vụ sạt lở xảy ra, đây là con số cao nhất từ trước đến nay so với cùng kỳ các năm. Qua khảo sát, toàn tỉnh đang có tổng chiều dài các đoạn bờ sông, kênh rạch bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở khoảng 425km trong tổng số hơn 8.100km toàn tỉnh.

"Với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì trong vài năm tiếp theo xói lở sẽ làm mất thêm nhiều diện tích đất, diện tích rừng phòng hộ ven biển đã được hình thành qua hàng trăm năm. Nếu tình trạng xói lở tiến sâu vào đất liền sẽ còn uy hiếp đến hạ tầng bên trong" - ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - nhận xét.

Đê nhỏ khó ngăn sóng to, gió lớn

Ông Vũ Văn Tăng, ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Tôi đã sinh sống gần khu vực đê biển Tây mấy chục năm nay, mỗi khi vào mùa mưa bão, sóng biển dâng cao đánh vào đê khiến đê ngày càng bị sạt lở”.

Chỉ về bờ kè xa tít ngoài khơi, ông Nguyễn Văn Vãng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời ngậm ngùi, ông cùng bà con nơi này nuôi tôm, nuôi cá biết bao năm nay. Giờ đây, biển lấn sâu vào đất liền, ông lo ngại nếu sóng biển dâng cao, nước mặn tràn vào không thể sản xuất gì được.

Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành được 55,7km kè bảo vệ bờ biển với tổng kinh phí 1.720 tỉ đồng (trong đó, bờ biển Tây 43,8km, kinh phí thực hiện khoảng 1.103 tỉ đồng; bờ biển Ðông 11,9km, kinh phí thực hiện 617 tỉ đồng; 9,2km kè bảo vệ bờ sông, kinh phí thực hiện khoảng 391 tỉ đồng).

Ông Bùi Văn Đông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều thuộc Chi cục thủy lợi tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện nay, các đoạn đê biển Tây trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, U Minh xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn không còn cây rừng. Mặc dù, bên ngoài đê có kè cơ bản, nhưng với chiều cao thiết kế trước đây thì hiện nay không còn phù hợp, do đó khi có triều cường, nước biển dâng cùng với sóng đánh cao qua kè, tác động đến những đoạn không còn rừng, gây ra sạt lở”.

Trong khi đó, đê biển Đông nhiều nơi sạt lở rất nghiêm trọng chưa đầu tư. Nhu cầu đầu tư kè biển Đông của tỉnh Cà Mau lên đến 138km.

Những dòng sông đang kêu cứu

Ông Nguyễn Phương Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi - nơi sạt lở bờ sông nhiều nhất tỉnh Cà Mau - đánh giá: Tình hình sạt lở trên địa bàn nghiêm trọng, công tác khắc phục gặp rất nhiều khó khăn do cần kinh phí lớn. Trước mắt chúng tôi tập trung bảo vệ, ổn định đời sống, bảo vệ sản xuất cho người dân.

Tại các huyện Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển, tình trạng sạt lở bờ sông, cửa sông diễn ra nhiều nơi. Nhiều đoạn đường liên xã bị chia cắt, giao thông đi lại rất khó khăn.

Trước thực trạng này, tỉnh Cà Mau ưu tiên đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở tại các khu vực dân cư tập trung để bảo vệ hạ tầng bên trong với tổng chiều dài bờ sông bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm khoảng 47km, dự kiến kinh phí thực hiện khoảng 5.660 tỉ đồng.

Đồng thời, sắp xếp 7 khu tái định cư, di dời 1.387 hộ dân đang sinh sống trong các khu vực sạt lở nói trên với kinh phí khoảng 349 tỉ đồng.

Xã hội hóa đầu tư kè chống xói lở bờ biển

Theo Ðề án Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, nhu cầu vốn để thực hiện giải pháp công trình lên đến hơn 13.000 tỉ đồng. Đây thật sự là số tiền không nhỏ đối với tỉnh Cà Mau trong điều kiện còn khó khăn. Chính vì vậy, Cà Mau đang kêu gọi xã hội hóa làm bờ kè biển, kè sông. Tuy nhiên, việc làm này gặp phải khó khăn nhất định do đụng đến đất rừng phòng hộ, khu dự trữ sinh quyển…

Ông Phan Hoàng Vũ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau - cho biết: Những công trình kè ven biển ở Cà Mau đầu tư hoàn thiện đã phát huy, giúp làm giảm sóng biển, chống sạt lở và bước đầu đã tạo bồi, tạo bãi, khôi phục lại được gần 1.000ha rừng phòng hộ. Thực tế, đầu tư công trình vùng ven biển khá tốn kém tại khu vực biển Đông, mỗi kilômét kè ven biển hơn 50 tỉ đồng, gấp 2 lần suất đầu tư cho công trình kè biển bên bờ Tây.

Trong khi đó, khu vực bờ biển Đông đang tập trung hầu hết các dự án năng lượng tái tạo của tỉnh Cà Mau. Chính vì vậy, tỉnh Cà Mau cho rằng, cần nghiên cứu để có cơ chế, chính sách hợp lý trong xã hội hóa phòng chống sạt lở để giảm gánh nặng cho ngân sách; kịp thời bảo vệ đất và rừng ven biển.

Công trình kè chắn sóng Khu du lịch Khai Long do Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại-Du lịch Công Lý đầu tư là công trình thí điểm về phòng, chống sạt lở bờ biển đầu tiên của tỉnh Cà Mau theo hình thức này.

Theo đại diện chủ đầu tư, đoạn kè đầu tiên khoảng 200m được triển khai vào năm 2013. Sau khi hoàn thành, doanh nghiệp mở rộng dần khoảng 3,2km như hiện nay. Đổi lại, doanh nghiệp được tỉnh Cà Mau ưu tiên cho thuê hơn 100ha đất ven biển Khai Long để triển khai tổ hợp dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, Cà Mau kiến nghị Trung ương cho phép tỉnh được tiếp tục thực hiện xã hội hóa công trình phòng, chống sạt lở bờ biển theo hình thức BT nhằm kịp thời ứng phó với sạt lở tại những nơi phù hợp, giảm gánh nặng cho ngân sách.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt nhận định, về lâu dài, sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông, ven biển; xây dựng giải pháp quản lý tổng hợp vùng bờ, xây dựng tiêu chuẩn hướng dẫn quản lý dải ven bờ; khôi phục bãi. Bên cạnh đó, xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, đến năm 2025 tập trung hoàn thành cơ bản việc xử lý tại các trọng điểm xung yếu về sạt lở.

Phạm Vũ
TIN LIÊN QUAN

Hơn 100 công nhân trắng đêm khắc phục sạt lở đường sắt Bắc - Nam ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngay sau khi xảy ra sạt lở nghiêm trọng gây chia cắt tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua thôn Liên Châu, xã Đức Liên (huyện Vũ Quang), ngành đường sắt đã huy động hơn 100 công nhân xuyên đêm chuyển đá kè khắc phục sạt lở để thông tàu trở lại sớm nhất có thể.

Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại Ba Tri

Thành Nhân |

Ngày 30.10, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre).

Sạt lở nhiều nơi tại Hà Tĩnh đe dọa nhà cửa, công trình tâm linh

TRẦN TUẤN |

Sau những đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, tại Hà Tĩnh nhiều nơi xảy ra sạt lở đe dọa đến nhà cửa, công trình tâm linh, đường quốc phòng.

Giải bài toán quản lý để du lịch Phú Quốc không thua trên sân nhà

Phạm Huyền |

Chuyên gia cho rằng, việc đánh giá và dự báo sai quy mô thị trường của cơ quan quản lý du lịch địa phương đã khiến lượng khách đến Phú Quốc sụt giảm mạnh, gây cú sốc lớn cho doanh nghiệp.

Lý do nhiều người phản ứng gay gắt với các giải chạy bộ tại Hà Nội

Thế Kỷ |

Chưa bao giờ phong trào chạy bộ lại được quan tâm như thời điểm này, cả về mặt tích cực và chưa tích cực.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte uống trà ở Hà Nội

Thanh Hà |

Sau khi cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đạp xe trên đường phố Hà Nội, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đến phố Điện Biên Phủ, thưởng thức trà và nói chuyện với những người bạn Việt Nam.

Sắp có quyết định xử lý trách nhiệm vụ việc đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia

AN NGUYÊN |

Nếu không có gì thay đổi, Cục Thể dục Thể thao sẽ có quyết định xử lí trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan đến vụ việc của đội bóng bàn trẻ quốc gia vào ngày 5.11 tới.

Ngập lụt nghiêm trọng ở Quỳ Châu, vì sao thủy điện không bị phạt?

QUANG ĐẠI |

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An cho rằng qua kiểm tra việc vận hành xả lũ, các nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện Quỳ Châu và Quế Phong thực hiện đúng quy trình, chỉ có khuyết điểm chứ không vi phạm quy định.

Hơn 100 công nhân trắng đêm khắc phục sạt lở đường sắt Bắc - Nam ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngay sau khi xảy ra sạt lở nghiêm trọng gây chia cắt tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua thôn Liên Châu, xã Đức Liên (huyện Vũ Quang), ngành đường sắt đã huy động hơn 100 công nhân xuyên đêm chuyển đá kè khắc phục sạt lở để thông tàu trở lại sớm nhất có thể.

Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại Ba Tri

Thành Nhân |

Ngày 30.10, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre).

Sạt lở nhiều nơi tại Hà Tĩnh đe dọa nhà cửa, công trình tâm linh

TRẦN TUẤN |

Sau những đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, tại Hà Tĩnh nhiều nơi xảy ra sạt lở đe dọa đến nhà cửa, công trình tâm linh, đường quốc phòng.