Quảng Ninh kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại tất cả đình, đền, chùa

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Ngoài 4 cơ sở do đoàn kiểm liên bộ thực hiện, Quảng Ninh sẽ tổng kiểm tra tình hình quản lý tiền công đức tại tất các di tích lịch sử-văn hóa, đình, đền chùa còn lại. Thời gian hoàn thành trước ngày 25.5.2023.

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh giao Chủ tịch UBND các cấp huyện thành lập các đoàn kiểm tra tình hình việc quản lý tiền công đức tại tất cả di tích lịch sử-văn hóa, đình, đền chùa trên địa bàn tỉnh (ngoài 4 cơ sở do đoàn kiêm tra liên bộ thực hiện). Thời hạn do các địa phương quyết định, nhưng phải bảo đảm hoàn thành việc kiểm tra trước ngày 25.5.2023, báo cáo kết quả về Sở Tài chính trước ngày 30.5.2023.

UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở Tài chính căn cứ kết quả kiểm tra của các địa phương tổng hợp báo cáo, tham mưu dự thảo cho UBND tỉnh ra văn bản báo cáo gửi Bộ Tài chính, thời gian hoàn thành trước ngày 5.6.2023.

Chùa Đồng Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Chùa Đồng Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng

Ngoài ra, theo kế hoạch, đoàn kiểm tra liên bộ sẽ thực hiện kiểm tra việc quản lý tiền công đức đối với 4 khu di tích tại Quảng Ninh, gồm: Khu di tích lịch sử và rừng quốc gia Yên Tử (Uông Bí); Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều; Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên); Khu di tích đền Cửa Ông - Cặp Tiên (Cẩm Phả). Thời hạn kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày 8.5.2023.

Nội dung kiểm tra tập trung vào việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; xem xét việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ, nội dung sử dụng tiền công đức, tài trợ và giám sát việc tiếp nhận, kiểm đếm, sử dụng tiền công đức, tài trợ. Thời kỳ kiểm tra là năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023.

Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thí điểm kiểm tra tổng thể vấn đề quản lý tiền công đức tại các đi tích lịch sử, văn hòa, đình, chùa để từ đây nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Việc quản lý, sử dụng tiền công đức ở Đền Cửa Ông, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh luôn được đánh giá là minh bạch. Ảnh: Đoàn Hưng
Việc quản lý, sử dụng tiền công đức ở Đền Cửa Ông, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh luôn được đánh giá là minh bạch. Ảnh: Đoàn Hưng

Công tác kiểm tra nhằm tổng hợp, đánh giá việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa. Qua đó, giúp các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, đình chùa tự quản lý tiền công đức theo hướng minh bạch, rõ ràng để tạo niềm tin và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối tượng kiểm tra là các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Quy định quản lý tiền công đức chính thức có hiệu lực

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ ngày 19.3, Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội chính thức có hiệu lực.

Kiểm tra quản lý tiền công đức: Dự kiến tháng 6 sẽ trình kế hoạch tổng thể cả nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Dự kiến sau khi có các báo cáo và kiểm tra thực tế tại Quảng Ninh, Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch kiểm tra tổng thể trên cả nước về quản lý tiền công đức. Hoạt động này được phía Bộ Tài chính cho hay, sẽ diễn ra với mức độ khác nhau, tuỳ thuộc từng trường hợp của di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo.

Tiền công đức ở Yên Tử được sử dụng như thế nào?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tiền do người dân, du khách, tăng ni, phật tử công đức khi về tham quan Yên Tử được cho là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ có số tiền trong các hòm công đức do nhà chùa và một số đơn vị khác cùng giám sát mới được công khai; còn tiền giọt dầu (tiền người dân cúng ở ban thờ, tượng pháp…) do nhà chùa quản lý và sử dụng thì chưa bao giờ được công bố.

Tiền công đức được tiếp nhận thế nào theo quy định pháp luật?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email luongnguyetxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội sẽ được tiếp nhận thế nào?

Đưa cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 vào khai thác nhưng chưa thu phí

DIỆU ANH |

Theo kế hoạch, lễ khánh thành tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (nối Ninh Bình - Thanh Hóa) sẽ được tổ chức vào 8h ngày 29.4 và các phương tiện sẽ được lưu thông trên tuyến cao tốc này vào chiều cùng ngày.

TNG Holdings: Tài sản chủ yếu đầu tư tài chính, khả năng trả nợ yếu

Quang Dân |

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản TNG Holdings Việt Nam là khoảng 2.135 tỉ đồng. Trong đó, 68% tài sản của TNG Holdings Việt Nam chủ yếu được dùng đầu tư tài chính dài hạn với 1.443 tỉ đồng.

Dự án khẩn cấp, thi công hơn 3 năm chưa xong ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Dù dự án thuộc diện đầu tư xây dựng khẩn cấp, tuy nhiên hơn 3 năm qua dự án Trung tâm hành chính xã Ba Giang, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn thi công chậm tiến độ.

TP Hồ Chí Minh không có cảnh xếp hàng để cấp phiếu lí lịch tư pháp

Huân Cao |

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, hồ sơ đề nghị cấp phiếu lí lịch tư pháp của người dân TP Hồ Chí Minh được giải quyết ngay, không có cảnh xếp hàng hay chờ đợi lâu mới đến lượt giải quyết.

Quy định quản lý tiền công đức chính thức có hiệu lực

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ ngày 19.3, Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội chính thức có hiệu lực.

Kiểm tra quản lý tiền công đức: Dự kiến tháng 6 sẽ trình kế hoạch tổng thể cả nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Dự kiến sau khi có các báo cáo và kiểm tra thực tế tại Quảng Ninh, Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch kiểm tra tổng thể trên cả nước về quản lý tiền công đức. Hoạt động này được phía Bộ Tài chính cho hay, sẽ diễn ra với mức độ khác nhau, tuỳ thuộc từng trường hợp của di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo.

Tiền công đức ở Yên Tử được sử dụng như thế nào?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tiền do người dân, du khách, tăng ni, phật tử công đức khi về tham quan Yên Tử được cho là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ có số tiền trong các hòm công đức do nhà chùa và một số đơn vị khác cùng giám sát mới được công khai; còn tiền giọt dầu (tiền người dân cúng ở ban thờ, tượng pháp…) do nhà chùa quản lý và sử dụng thì chưa bao giờ được công bố.

Tiền công đức được tiếp nhận thế nào theo quy định pháp luật?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email luongnguyetxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội sẽ được tiếp nhận thế nào?