Kiểm tra quản lý tiền công đức: Dự kiến tháng 6 sẽ trình kế hoạch tổng thể cả nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Dự kiến sau khi có các báo cáo và kiểm tra thực tế tại Quảng Ninh, Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch kiểm tra tổng thể trên cả nước về quản lý tiền công đức. Hoạt động này được phía Bộ Tài chính cho hay, sẽ diễn ra với mức độ khác nhau, tuỳ thuộc từng trường hợp của di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo.

Sẽ kiểm tra ở mức độ khác nhau

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch kiểm tra tổng thể vấn đề quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên phạm vi toàn quốc, thí điểm từ tỉnh Quảng Ninh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II/2023.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC (Thông tư 04) về hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 19.3 tới đây.

Ngày 9.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Vũ Thị Hải Yến - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) - đã có những trao đổi xung quanh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về kiểm tra quản lý tiền công đức. Bởi đang có những băn khoăn, việc kiểm tra này có bị vênh so với Thông tư 04 khi cơ quan chức năng trước đó nhiều lần khẳng định, Nhà nước không quản lý tiền công đức của cơ sở tôn giáo. Theo đó, bà Vũ Thị Hải Yến cho hay, việc kiểm tra sẽ diễn ra ở mức độ khác nhau.

"Nếu cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý thì phải có trách nhiệm công khai, minh bạch, mở sổ sách và như theo quy định của Thông tư 04 phải trích một phần tiền công đức chi cho hoạt động chung như sửa chữa, duy tu đường sá, công trình, các hoạt động an ninh trật tự, lễ hội.

Còn nếu cơ sở tôn giáo không có ban quản lý công lập thì theo chế độ tự quản, không phải đóng góp, nhưng vẫn phải mở sổ sách, công khai, minh bạch và các cơ quan Nhà nước yêu cầu báo cáo thì phải báo cáo" - bà Vũ Thị Hải Yến nói với Lao Động.

Về lộ trình thực hiện, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) - cho biết thêm, phía Bộ Tài chính sẽ làm đề cương để yêu cầu Quảng Ninh hướng dẫn các cơ sở di tích báo cáo. Dự kiến, đầu tháng 5, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra khảo sát tại Quảng Ninh và tháng 6 sẽ trình cấp trên về kế hoạch kiểm tra tổng thể trên phạm vi toàn quốc về quản lý tiền công đức.

Hướng tới sự minh bạch

Theo Bộ Tài chính, số liệu thống kê cho thấy, cả nước hiện nay có gần 9.000 lễ hội, trong đó có khoảng 7.000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1.400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng, ngoài ra có gần 30 lễ hội du nhập từ nước ngoài.

Về di tích, cả nước có trên 10.000 di tích đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, gần 4.000 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia, 123 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; đồng thời có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Việc quản lý, minh bạch tiền công đức là sự trăn trở đối với cơ quan chức năng và cả xã hội trong nhiều năm qua. Với sự ra đời của Thông tư 04, đại diện Bộ Tài chính khẳng định là thực sự cần thiết, tạo hành lang pháp lý và tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia đóng góp phát triển văn hóa đất nước. Đặc biệt, quy định mới được kỳ vọng tạo ra sự tin tưởng, minh bạch trong các hoạt động này, giúp đóng góp tích cực hơn cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích và lễ hội nói riêng, phát triển văn hóa của đất nước nói chung.

Đại diện Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, quan điểm Nhà nước là không quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đối với cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội (bao gồm cả việc tự quyết định về nội dung chi và mức chi cho hoạt động lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích), bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Tiền công đức ở Yên Tử được sử dụng như thế nào?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tiền do người dân, du khách, tăng ni, phật tử công đức khi về tham quan Yên Tử được cho là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ có số tiền trong các hòm công đức do nhà chùa và một số đơn vị khác cùng giám sát mới được công khai; còn tiền giọt dầu (tiền người dân cúng ở ban thờ, tượng pháp…) do nhà chùa quản lý và sử dụng thì chưa bao giờ được công bố.

Tiền công đức được tiếp nhận thế nào theo quy định pháp luật?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email luongnguyetxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội sẽ được tiếp nhận thế nào?

Ninh Bình: Ai quản lý tiền công đức tại các đền chùa?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng trăm đền, chùa, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tới tham quan, chiêm bái. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tiền công đức do người dân đóng góp ở các đền, chùa này như thế nào thì vẫn là câu chuyện "bí mật".

Độc đáo cây đàn violon được chế tác từ gốc cà phê

Phan Tuấn |

Nghệ sĩ Nguyễn Trường người nổi tiếng với cây đàn violon tre đi vào kỷ lục Việt Nam nay lại tiếp tục sáng tạo ra một cây đàn violon độc đáo khác làm từ gốc cà phê. Cây đàn "độc nhất vô nhị" này đã tạo sức hút ngay giữa thềm Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột Đắk Lắk.

Fukushima định hình tương lai 12 năm sau thảm họa hạt nhân

Thanh Hà |

Thử hình dung ôtô bay trên những tòa nhà chọc trời ở Tokyo chạy bằng “hydro xanh” được sản xuất ở phía đông bắc Nhật Bản. Tương lai này gần như nằm trong tầm với ở Fukushima, nơi đã tự tái tạo mạnh mẽ sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân xảy ra 12 năm trước, vào ngày 11.3.

Dự báo chứng khoán tuần 13 - 17.3: Dòng tiền lớn sắp đổ vào thị trường

Đức Mạnh |

Ước tính trong tuần tới, khoảng 6.100 tỉ đồng sẽ chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam và có thể chấm dứt chuỗi bán ròng của khối ngoại.

Công an cảnh bảo 4 thủ đoạn tội phạm chiếm quyền sim để chiếm đoạt tài sản

Quang Việt |

Trong khi Công an đưa ra cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn chiếm quyền sim, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chuyên gia đã chỉ cách phòng trách.

Gọi đến đường dây nóng của Sở Y tế TPHCM khi nghi ngờ có cuộc gọi lừa đảo

Thanh Chân |

TPHCM - Khi tiếp nhận thông tin liên quan đến điều trị bệnh tại cơ sở y tế và nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, Sở Y tế Thành phố đề nghị người dân gọi ngay đến đường dây nóng của sở gồm 0967.77.10.10 hoặc 028.3930.7916 bên cạnh báo tin kịp thời đến công an và đường dây nóng của bệnh viện.

Tiền công đức ở Yên Tử được sử dụng như thế nào?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tiền do người dân, du khách, tăng ni, phật tử công đức khi về tham quan Yên Tử được cho là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ có số tiền trong các hòm công đức do nhà chùa và một số đơn vị khác cùng giám sát mới được công khai; còn tiền giọt dầu (tiền người dân cúng ở ban thờ, tượng pháp…) do nhà chùa quản lý và sử dụng thì chưa bao giờ được công bố.

Tiền công đức được tiếp nhận thế nào theo quy định pháp luật?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email luongnguyetxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội sẽ được tiếp nhận thế nào?

Ninh Bình: Ai quản lý tiền công đức tại các đền chùa?

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng trăm đền, chùa, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tới tham quan, chiêm bái. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tiền công đức do người dân đóng góp ở các đền, chùa này như thế nào thì vẫn là câu chuyện "bí mật".