Nông dân nuôi tôm Vĩnh Linh nguy cơ trắng tay vì nước sông ô nhiễm

HƯNG THƠ |

Nông dân nuôi tôm ở các xã dọc sông ở huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) không dám lấy nước vào hồ nuôi, vì nguồn nước bị ô nhiễm, đổi màu nghi do các nhà máy, trại chăn nuôi ở đầu nguồn xả thải.

Ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) có nhiều hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên diện tích 170ha.

Những năm trước, trước thời điểm này, các hồ nuôi tôm đã đầy nước và con giống đã được thả hết. Nhưng năm nay, không ít hồ khô nước, con giống cũng được thả hạn chế, còn nông dân thì nơm nớp lo lắng.

Ông Ngô Quang Huyền (thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn) cho hay, nếu thả con giống muộn, không đúng thời vụ, thì đến thời điểm thu hoạch sẽ đối diện với tay trắng vì ảnh hưởng đợt mưa lũ cuối tháng 9, tháng 10.

“Nhưng năm nay, thả giống sớm như gia đình tôi, cũng có nguy cơ tay trắng vì nguồn nước đưa vào hồ bị ô nhiễm sẽ khiến tôm chết. Tôm chết thì không chỉ tay trắng, mà còn vướng thêm nợ nần” – ông Ngô Quang Huyền, chia sẻ.

Để tránh thiệt hại, nhiều hộ nuôi tôm chưa lấy nước và thả con giống. Ảnh: Hưng Thơ.
Để tránh thiệt hại, nhiều hộ nuôi tôm chưa lấy nước và thả con giống. Ảnh: Hưng Thơ.

“Nguy cơ” mà ông Huyền đề cập, trở thành nỗi lo của toàn bộ người nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn, vì nguồn nước lấy từ sông Sa Lung cho vào hồi nuôi tôm có vấn đề.

Khi bơm nước từ sông vào hồ, người dân đã xử lý qua lắng lọc, vôi và các chất vi sinh, nhưng cặn ở màng lọc rất nhiều, có màu đen và có mùi như phân lợn.

Vì lý do nguồn nước có vấn đề, nên chỉ khoảng 30% của 70ha nuôi tôm ở xã Hiền Thành (huyện Vĩnh Linh) được thả nuôi. Số còn lại hiện để khô, hoặc bơm nước vào nhưng chưa dám thả con giống.

Qua nhiều ngày theo dõi, người dân phát hiện giữa trưa và chiều, nước sông Sa Lung và sông Bến Hải thường đổi màu, có bọt bẩn. Người dân cho rằng, nguyên nhân khiến nước có vấn đề, có thể là do chất thải của các trại chăn nuôi gia súc, chất thải từ những nhà máy chế biến mủ cao su đầu nguồn chảy về.

Người nuôi tôm đề nghị cơ quan chức năng làm rõ lý do nguồn nước bị ô nhiễm và khắc phục để họ yên tâm sản xuất. Ảnh: Hưng Thơ.
Người nuôi tôm đề nghị cơ quan chức năng làm rõ lý do nguồn nước bị ô nhiễm và khắc phục để họ yên tâm sản xuất. Ảnh: Hưng Thơ.

Vào giữa tháng 4.2023, Sở TNMT tỉnh Quảng Trị phối hợp Sở NNPTNT tỉnh đã lấy 4 mẫu nước ở trên sông Sa Lung và UBND xã Vĩnh Sơn bàn giao 1 mẫu nước sông lấy tại điểm giao giữa sông Sa Lung và sông Bến Hải.

Cuối tháng 4.2023, Sở TNMT tỉnh thông báo kết quả, cho thấy 3/5 mẫu nước có các thông số vượt giới hạn B1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Để đảm bảo môi trường và sinh kế cho người dân, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đề nghị cơ quan chức năng kiểm soát, kiểm tra việc xả thải của các cơ sở sản xuất, chăn nuôi ở đầu nguồn sông Sa Lung, đồng thời có giải pháp để kịp thời xử lý nguồn nước đảm bảo chất lượng cho việc nuôi tôm của người dân thuận lợi, an toàn.

Tháng 2.2022, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công an xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) bắt quả tang trang trại nuôi 1.500 con lợn của ông Trần Văn Chức (xã Vĩnh Sơn) đặt đường ống ngầm để xả thải trực tiếp ra sông Bến Hải.


HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Hàng chục hộ dân khốn khổ bên trại lợn ô nhiễm giữa khu dân cư

Khánh Linh |

Hòa Bình - Đã 1 năm nay, hàng chục hộ dân khốn khổ vì ô nhiễm bên trại lợn giữa khu dân cư.

Đồng Nai vào cuộc xử lí doanh nghiệp gây ô nhiễm sông Buông

HÀ ANH CHIẾN |

Sông Buông dài hơn 52 km, đi qua TP Long Khánh, huyện Trảng Bom và TP Biên Hòa, là con sông nội tỉnh dài nhất của tỉnh Đồng Nai có nhiệm vụ cung cấp nước, tiêu thoát nước chống ngập cho nhiều địa bàn nhưng thời gian qua đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng rửa cát, đá rồi xả thẳng nước thải xuống sông. Lo ngại hơn, nguồn nước sông Buông cũng chảy thẳng ra sông Đồng Nai.

Thái Bình: Chưa tìm ra nguồn xả thải trái phép khiến sông Pari bị ô nhiễm

TRUNG DU |

Trước tình trạng sông Kiến Giang đoạn chảy qua TP Thái Bình (thường gọi sông Pari) bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước sông đen kịt, bốc mùi hôi thối tại một số thời điểm,... các đơn vị liên quan cho biết chưa phát hiện được nguồn xả thải trái phép nào.

Từ khi bị bắt, bà Lê Thị Dung liên tục kêu oan

QUANG ĐẠI |

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bà Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) liên tục cho rằng bản thân bị oan.

Cầu gần 2.000 tỉ ở Bắc Ninh bắc qua sông Đuống sắp thông xe

Trần Tuấn |

Cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành bắc qua sông Đuống, nối thị xã Thuận Thành và huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) có mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng. Đây là cầu vòm thép cao nhất Việt Nam, dự kiến thông xe vào cuối tháng 6.2023.

Người dân đội nắng, xếp hàng chờ bốc thăm quyền thuê NOXH NHS Trung Văn

NHÓM PV |

Trưa ngày 21.5, dưới nắng nóng như đổ lửa, nhiều người dân tập trung tại Văn phòng đại diện Công ty CP Đầu tư xây dựng NHS (Nhà NO9B1- Khu ĐTM Dịch Vọng, phố Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội) để làm thủ bốc thăm "đầy may rủi" quyền thuê và vị trí căn hộ thuê tại dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm).

Tàu du lịch chở 3.000 khách quốc tế cập cảng Phú Quốc

Nguyên Anh |

Tại cảng hành khách Dương Đông, TP Phú Quốc tổ chức lễ đón tàu du lịch Costa Serena, với các đơn vị lữ hành du lịch, vận tải tập trung phục vụ khách.

Cặp đôi ở Đà Lạt bạo hành cháu bé 3 tháng tuổi chấn thương sọ não

Hữu Long |

Lâm Đồng - Công an đang lấy lời khai mẹ ruột và người tình sau sự việc cháu bé 3 tháng tuổi bị bạo hành chấn thương sọ não.

Hàng chục hộ dân khốn khổ bên trại lợn ô nhiễm giữa khu dân cư

Khánh Linh |

Hòa Bình - Đã 1 năm nay, hàng chục hộ dân khốn khổ vì ô nhiễm bên trại lợn giữa khu dân cư.

Đồng Nai vào cuộc xử lí doanh nghiệp gây ô nhiễm sông Buông

HÀ ANH CHIẾN |

Sông Buông dài hơn 52 km, đi qua TP Long Khánh, huyện Trảng Bom và TP Biên Hòa, là con sông nội tỉnh dài nhất của tỉnh Đồng Nai có nhiệm vụ cung cấp nước, tiêu thoát nước chống ngập cho nhiều địa bàn nhưng thời gian qua đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng rửa cát, đá rồi xả thẳng nước thải xuống sông. Lo ngại hơn, nguồn nước sông Buông cũng chảy thẳng ra sông Đồng Nai.

Thái Bình: Chưa tìm ra nguồn xả thải trái phép khiến sông Pari bị ô nhiễm

TRUNG DU |

Trước tình trạng sông Kiến Giang đoạn chảy qua TP Thái Bình (thường gọi sông Pari) bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước sông đen kịt, bốc mùi hôi thối tại một số thời điểm,... các đơn vị liên quan cho biết chưa phát hiện được nguồn xả thải trái phép nào.