Thái Bình: Chưa tìm ra nguồn xả thải trái phép khiến sông Pari bị ô nhiễm

TRUNG DU |

Trước tình trạng sông Kiến Giang đoạn chảy qua TP Thái Bình (thường gọi sông Pari) bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước sông đen kịt, bốc mùi hôi thối tại một số thời điểm,... các đơn vị liên quan cho biết chưa phát hiện được nguồn xả thải trái phép nào.

Như Lao Động đã thông tin, thời gian qua, tại nhiều thời điểm khác nhau, sông Kiến Giang đoạn từ huyện Vũ Thư chảy về TP Thái Bình đến cầu Phúc Khánh (thường gọi sông Pari) càng ngày càng có dấu hiệu bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước sông ngả màu đen kịt kéo dài gần chục cây số, bốc mùi hôi thối, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân xung quanh.

Mỗi lần khúc sông nói trên xảy ra tình trạng ô nhiễm như vừa nêu, lực lượng thủy nông lại phải tiến hành lấy nước từ các sông lớn bên ngoài vào để thau rửa, tiêu thoát lượng nước ô nhiễm qua sông Lân đổ ra biển.

Hình ảnh nước sông Pari đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc hôm 21.4 vừa qua. Ảnh: Trung Du
Hình ảnh nước sông Pari đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc hôm 21.4 vừa qua. Ảnh: Trung Du
Hình ảnh nước sông Pari đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc hôm 21.4 vừa qua. Ảnh: Trung Du

Điều này về lâu dài không những gây lo ngại ô nhiễm môi trường biển mà trước mắt dấy lên quan ngại bởi sông Lân trước khi đổ ra biển qua cửa Lân thì chảy qua các huyện Vũ Thư, Kiến Xương và Tiền Hải - địa bàn có rất nhiều nhà máy sản xuất nước sạch sinh hoạt phục vụ nhu cầu của người dân - lấy nước mặt sông Lân làm nguồn nước nguyên liệu, nước thô đầu vào để sản xuất, chế biến.

Hơn nữa, chi phí, nguồn nhân lực, vật lực từ Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình phải bố trí để phục vụ, tiêu tốn vào việc thau rửa, tiêu thoát nước ô nhiễm từ sông Pari là rất lớn.

Theo ông Đỗ Mạnh Hùng - Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, về lâu dài, các ngành chức năng của tỉnh Thái Bình phải có biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn để có thể ngăn chặn, kiểm soát lượng nước thải từ sinh hoạt, sản xuất của các hộ gia đình trên địa bàn TP Thái Bình và từ các công ty, nhà máy, đơn vị sản xuất đóng tại các khu, cụm công nghiệp lân cận.

Sau khi được thau rửa, tiêu thoát lượng nước thải ô nhiễm theo sông Lân ra biển, hôm nay (25.4), nước sông Pari đã trong xanh bình thường trở lại. Ảnh: Trung Du
Sau khi được thau rửa, tiêu thoát lượng nước thải ô nhiễm theo sông Lân ra biển, hôm nay (25.4), nước sông Pari đã trong xanh bình thường trở lại. Ảnh: Trung Du
Sau khi được thau rửa, tiêu thoát lượng nước thải ô nhiễm theo sông Lân ra biển, hôm nay (25.4), nước sông Pari đã trong xanh bình thường trở lại. Ảnh: Trung Du
Sau khi được thau rửa, tiêu thoát lượng nước thải ô nhiễm theo sông Lân ra biển, hôm nay (25.4), nước sông Pari đã trong xanh bình thường trở lại. Ảnh: Trung Du

Ngày 25.4, PV Lao Động tiến hành liên hệ Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, UBND TP Thái Bình xung quanh vấn đề này.

Ông Nguyễn Quyết Chiến - Chánh Văn phòng Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình - khẳng định: "Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo về việc nước sông Pari bị ô nhiễm, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo và các phòng chuyên môn của ban. Theo kiểm tra, các cửa xả của trạm xử lý nước thải thuộc Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Khu công nghiệp Phúc Khánh mà ban quản lý thì các cửa đều không xả ra sông Pari mà xả ra sông Bạch. Còn đoạn gần phía cầu Đa Sô thuộc địa phận Vũ Thư thì không có khu công nghiệp nào".

Tuy vậy, ông Chiến cũng công nhận với phóng viên rằng, việc các cửa xả thải từ Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Khu công nghiệp Phúc Khánh xả thải đúng quy định là đương nhiên, thế nhưng không loại trừ khả năng vẫn có trường hợp xả thải trộm, xả chui mà ban không biết, không nắm được.

Cùng ngày 25.4, trả lời PV Lao Động, ông Phạm Đình Thân - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Thái Bình - cho biết: "Về việc này, chúng tôi cũng đã giao các tổ công tác giám sát tình trạng nước tại các sông. Khi nào nước dồn lại chưa thau rửa kịp thì lại có màu, mùi. Anh em cũng kiểm tra, phối hợp với cả Cảnh sát môi trường để theo dõi xem có nguồn xả thải nào bất thường không để xử lý, xử phạt nhưng chưa phát hiện được là đơn vị nào. Trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cũng chưa thấy xả thải chưa qua xử lý, xả thải trái phép".

Vẫn theo ông Thân, UBND TP Thái Bình thường xuyên giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tích cực tuyên truyền, nhắc nhở các hộ cá nhân, gia đình, các đơn vị sản xuất phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không được xả thải bừa bãi, xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm nguồn nước nói riêng.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Sông Kiến Giang đoạn qua thành phố Thái Bình ô nhiễm nghiêm trọng

TRUNG DU |

Sông Kiến Giang đoạn chảy từ huyện Vũ Thư về qua TP Thái Bình (thường gọi là sông Pari) càng ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nước sông đen kịt, bốc mùi hôi thối vào nhiều thời điểm khác nhau.

Lấn chiếm kênh rạch làm tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường

AN NHIÊN |

Kênh Rạch Gừa, ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp trước đây thông thoáng, tuy nhiên đến khoảng năm 2018 nhiều hộ dân lấn chiếm lòng rạch để xây dựng nhà ở, dẫn đến tắc nghẽn nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Phạt hộ sản xuất bún ở Hải Dương hoạt động chui, xả thải gây ô nhiễm

Mai Dung |

Sáng 10.4, thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan chức năng vừa xử phạt một hộ sản xuất bún tại Nam Sách mức 20,3 triệu đồng do không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Sau trận mưa lớn, Đại lộ Thăng Long nhiều đoạn nước ngập như sông

Vương Trần |

Sau trận mưa lớn sán g 29.4, nhiều đoạn đường trên tuyến Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) xảy ra tình trạng nước mưa ngập sâu.

Dự báo thời tiết hôm nay 29.4: Miền Bắc trở mưa lớn trong ngày đầu nghỉ lễ

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 29.4, do ảnh hưởng của không khí lạnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa trời lạnh, vùng núi phía bắc có nơi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở phía Đông Bắc Bộ phổ biến 19 - 22 độ C.

Campuchia tiết lộ chi phí tổ chức SEA Games 32

NGUYỄN ĐĂNG |

Một quan chức cấp cao của Ban tổ chức SEA Games 32 Campuchia (CAMSOC), đã thông tin chi tiết về số tiền chi ra cho sự kiện này, cũng như Asean Para Games sau đó.

Về quê nghỉ lễ 30.4-1.5: Đi từ nhà trọ ra bến xe cũng mất 65 phút

Nhóm PV |

Hà Nội - Mưa lớn sáng ngày 29.4 khiến mọi ngả đường đổ về cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội tắc cứng, nhiều người mất cả giờ đồng hồ để di chuyển ra bến xe để về quê nghỉ lễ 30.4-1.5.

Người dân ùn ùn đổ về cửa ngõ Miền Tây rời TP Hồ Chí Minh đi nghỉ lễ

Nguyên Chân |

TP Hồ Chí Minh - Sáng 29.4, hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau hướng về Quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) để rời thành phố bắt đầu kì nghỉ lễ khiến đoạn đường này rơi vào tình trạng ùn ứ kéo dài.

Sông Kiến Giang đoạn qua thành phố Thái Bình ô nhiễm nghiêm trọng

TRUNG DU |

Sông Kiến Giang đoạn chảy từ huyện Vũ Thư về qua TP Thái Bình (thường gọi là sông Pari) càng ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nước sông đen kịt, bốc mùi hôi thối vào nhiều thời điểm khác nhau.

Lấn chiếm kênh rạch làm tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường

AN NHIÊN |

Kênh Rạch Gừa, ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp trước đây thông thoáng, tuy nhiên đến khoảng năm 2018 nhiều hộ dân lấn chiếm lòng rạch để xây dựng nhà ở, dẫn đến tắc nghẽn nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Phạt hộ sản xuất bún ở Hải Dương hoạt động chui, xả thải gây ô nhiễm

Mai Dung |

Sáng 10.4, thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương cho biết, cơ quan chức năng vừa xử phạt một hộ sản xuất bún tại Nam Sách mức 20,3 triệu đồng do không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xả thải gây ô nhiễm môi trường.