Thời điểm tốt nhất để lau dọn ban thờ cúng ông Công ông Táo

An Bình |

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn. Các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón năm mới đến.

23 tháng Chạp hàng năm vốn được dân gian lưu truyền là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo lên bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Vì vậy, đây cũng là dịp người dân tiến hành dọn dẹp ban thờ trong nhà để đón năm mới.

Nhiều người có quan niệm rằng phải chờ sau ngày 23 tháng Chạp, tức là khi ông Công ông Táo đã về chầu trời thì mới được dọn dẹp bàn thờ, nếu không sẽ gây kinh động đến thần linh. Theo các chuyên gia văn hóa thì hiện nay không có một tài liệu nào ghi chép về điều này. Trong năm, người dân có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp bàn thờ. Thời gian được nhiều người chọn nhất là vào dịp cuối năm, kết hợp dọn ban thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo.

GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia.
GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam, theo dân gian, việc dọn bàn thờ thường tiến hành vào sáng 23 tháng Chạp hằng năm. Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương, đọc văn khấn để xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Giáo sư Nguyễn Chí Bền cũng cho rằng không nên để bát hương từ năm này qua năm khác. Khi lau dọn bát hương chỉ nên để lại 3 chân hương. Với những bát hương của người đã mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang.

Ngoài ra, người dân cũng cần phải phân biệt hai khái niệm là thay bát hương và tỉa chân hương. Để chuẩn bị cho lễ ông Táo về trời, ta chỉ tiến hành tỉa bớt chân hương mà không làm xê dịch hay xoay chuyển vị trí của bát hương. Việc tỉa chân hương vào thời điểm này nên tiến hành cả ở bàn thờ tổ tiên lẫn bàn thờ ông Công ông Táo.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, cũng có một số ý kiến cho rằng bài vị và bát hương gia tiên không được xê dịch vì sợ “động” sẽ ảnh hưởng đến con cháu. Do vậy chỉ nên lấy tay giữ và dùng khăn sạch nhúng vào rượu pha với gừng giã nhỏ lau cho sạch.

4 lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ

- Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng.

- Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ.

- Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch.

- Điều quan trọng cuối cùng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

An Bình
TIN LIÊN QUAN

Những sai lầm cần tránh khi thực hiện cúng ông Công, ông Táo

Bích Hà |

Cúng ông Công, ông Táo là truyền thống tốt đẹp có từ ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời.

Nên cúng ông Công ông Táo vào buổi sáng hay chiều 23 tháng Chạp?

Bích Hà |

Năm nay, Tết ông Công ông Táo rơi vào ngày 17.1.2020 dương lịch - tức thứ sáu. Do đặc thù công việc, nhiều gia đình vẫn phải bận rộn với việc làm nơi công sở và có băn khoăn cúng ông Công ông Táo vào chiều 23 tháng Chạp có được không, hay nhất thiết phải cúng trước 12h trưa?

"Trang phục" ông Công ông Táo đính kim sa, mạ vàng hút khách

Bích Hà |

Thị trường vàng mã phục vụ lễ ông Công ông Táo năm nay xuất hiện những bộ mũ áo được thiết kế cầu kỳ, từ giấy màu nhập ngoại, đính đính kim sa, kim tuyến. Dù những mặt hàng này có giá từ 200.000 - 500.000 đồng/bộ, vẫn đông người mua.

Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Bích Hà |

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Đây không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Những sai lầm cần tránh khi thực hiện cúng ông Công, ông Táo

Bích Hà |

Cúng ông Công, ông Táo là truyền thống tốt đẹp có từ ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời.

Nên cúng ông Công ông Táo vào buổi sáng hay chiều 23 tháng Chạp?

Bích Hà |

Năm nay, Tết ông Công ông Táo rơi vào ngày 17.1.2020 dương lịch - tức thứ sáu. Do đặc thù công việc, nhiều gia đình vẫn phải bận rộn với việc làm nơi công sở và có băn khoăn cúng ông Công ông Táo vào chiều 23 tháng Chạp có được không, hay nhất thiết phải cúng trước 12h trưa?

"Trang phục" ông Công ông Táo đính kim sa, mạ vàng hút khách

Bích Hà |

Thị trường vàng mã phục vụ lễ ông Công ông Táo năm nay xuất hiện những bộ mũ áo được thiết kế cầu kỳ, từ giấy màu nhập ngoại, đính đính kim sa, kim tuyến. Dù những mặt hàng này có giá từ 200.000 - 500.000 đồng/bộ, vẫn đông người mua.

Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Bích Hà |

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Đây không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng.