Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Bích Hà |

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Đây không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng.

Vì sao mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, theo dân gian, đây là ngày Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm.

Theo Giáo sư Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Một điều khiến không ít người thắc mắc là vì sao người dân thường cúng cá chép, hoặc thả cá chép trong ngày lễ ông Công ông Táo?

Lý giải điều này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia - cho biết, đây là thói quen được duy trì từ lâu. Bởi trong tâm thức dân gian, cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Vì thế, cá chép là “phương tiện” duy nhất giúp Táo quân lên trời.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian của Phương Đông, “cá chép vượt vũ môn” tượng trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh, ý chí nỗ lực, kiên cường vượt khó, vươn tới thành công, thịnh vượng.

Cũng theo GS Nguyễn Chí Bền, trước đây và cả bây giờ, ở các vùng quê, người dân vẫn dùng cá chép giấy, tức là đồ mã. Sau một tuần hương, người dân sẽ đem cá chép giấy và mũ áo đi hóa.

Bên cạnh đó, theo quan niệm Phật giáo, vào ngày lễ ông Công ông Táo, người dân sẽ phóng sinh 3 con cá chép thật ra ao, hồ để tiễn Táo quân chầu trời và cầu may mắn. Tập tục này thể hiện sự nhân văn, đề cao sự thiện lương của con người. Việc dùng cá chép thật tiễn Táo quân lên trời cũng mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.

 
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp lại xuất hiện những phong trào kêu gọi "thả cá chép đừng thả nylon".

Không nên chạy theo phong trào

Những năm trở lại đây, mỗi khi đến dịp cúng ông Công ông Táo, truyền thông lại phản ánh về tình trạng người dân thả cá thả luôn cả nylon. Hay có tình trạng người dân đứng trên thành cầu “quăng” cả cá, ban thờ xuống sông. Cá vừa không sống được, vô hình chung còn xả rác ra môi trường. Đặc biệt có tình trạng chỉ cách điểm thả cá một chút đã có người đón để bắt cá vừa được thả xuống.

Cũng trong ngày lễ ông Công ông Táo đã xảy ra không ít vụ hỏa hoạn do người dân đốt vàng mã khi cúng lễ. Nhiều người dân cũng không may bị trượt chân ngã xuống sông, hồ khi đi thả cá chép, dẫn đến tử vong.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm và hiểu biết. Từ ngày lễ mang truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhiều người đã hiểu sai, hoặc lạm dụng để cúng lễ rình rang quá mức. Có người đi “săn lùng” cá chép vàng, chép đỏ quý hiếm, nghĩ rằng lễ vật càng lớn, càng đắt tiền sẽ được thần linh phù hộ nhiều hơn. Với suy nghĩ đó, cứ gần đến dịp 23 tháng Chạp, trên thị trường, các mặt hàng liên quan đến lễ cúng ông Công, ông Táo lại tăng giá chóng mặt.

GS Trần Lâm Biền đưa ra lời khuyên, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm. Nếu gia đình nào gần nơi có thể thả cá thì hẵng làm thủ tục phóng sinh cá xuống nước. Còn nếu không, thì nên cúng tượng trưng, không nên bắt chước, chạy đua theo phong trào, tránh rước họa vào thân.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Ngăn chặn tình trạng thả cá bừa bãi xuống Hồ Gươm dịp ông Công ông Táo

Anh Tuấn |

Thả cá chép sau khi cúng ông Công ông Táo là tục lệ đẹp, tuy nhiên việc thả cá bừa bãi cũng gây ra những hệ lụy đối với sinh vật sống trong hồ.

Bản tin 1 phút ngày 7.1: Năm nay cúng ông Công, ông Táo ngày nào tốt nhất?

Nhóm PV |

"Đỏ mắt" tìm, vẫn không thuê được người dọn nhà đón Tết; Phạt nặng lái xe uống rượu bia, quán nhậu đìu hiu; Năm nay nên cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào để tốt nhất?... là những tin tức đáng chú ý có trong Bản tin 1 phút ngày 7.1.

Năm nay nên cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào để tốt nhất?

An Bình |

Từ xưa đến nay, 23 tháng Chạp vốn được dân gian lưu truyền là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Ngăn chặn tình trạng thả cá bừa bãi xuống Hồ Gươm dịp ông Công ông Táo

Anh Tuấn |

Thả cá chép sau khi cúng ông Công ông Táo là tục lệ đẹp, tuy nhiên việc thả cá bừa bãi cũng gây ra những hệ lụy đối với sinh vật sống trong hồ.

Bản tin 1 phút ngày 7.1: Năm nay cúng ông Công, ông Táo ngày nào tốt nhất?

Nhóm PV |

"Đỏ mắt" tìm, vẫn không thuê được người dọn nhà đón Tết; Phạt nặng lái xe uống rượu bia, quán nhậu đìu hiu; Năm nay nên cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào để tốt nhất?... là những tin tức đáng chú ý có trong Bản tin 1 phút ngày 7.1.

Năm nay nên cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào để tốt nhất?

An Bình |

Từ xưa đến nay, 23 tháng Chạp vốn được dân gian lưu truyền là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo.