Những điều nên làm khi cúng rằm tháng Giêng để cả năm được may mắn

An Nguyễn |

Với người Việt, rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu là ngày vô cùng thiêng liêng dịp đầu năm mới. Người xưa vẫn có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”.

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Cứ đến ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng hằng năm, các gia đình người Việt lại làm mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng gia tiên và mâm cỗ chay cúng Phật.

Ở một số nước Châu Á, rằm tháng Giêng còn được coi là ngày đức Phật giáng lâm tại các chùa. Với một số nhà tâm linh, ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an. Do đó, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.

Dưới đây là một số gợi ý về những việc nên làm trong ngày rằm tháng Giêng:

Dọn dẹp ban thờ

Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình nên lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Mua sắm đồ cúng lễ

Nên mua hoa tươi để dâng ban thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Ngày rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.

Phải sử dụng đồ mới để cúng

Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng những đồ đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Lưu ý khi thắp hương

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...

Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.

Không nên đốt quá nhiều vàng mã

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp.

Trọng tâm của hội rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng.  Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này. Tuy nhiên đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên người dân đi lễ nên bằng tấm lòng kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.

An Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tại sao trái đạo lý Phật giáo, các chùa vẫn tổ chức cúng sao giải hạn?

Đặng Chung |

Giáo lý Phật giáo nhìn nhận tục cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan, nhưng tại sao một số chùa vẫn tổ chức những buổi cúng sao rất lớn, thu hút hàng nghìn người tham gia?

Chùa tổ chức cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan

Đặng Chung (thực hiện) |

Đó là khẳng định của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa cũng cho rằng, hạn là do con người tạo ra, theo luật nhân quả. Vì bất an nên con người đang tự gieo nỗi sợ hãi vào bản thân mình.

Cúng sao giải hạn: Trốn tránh tai họa do chính mình gây nên?

Đặng Chung |

Mỗi dịp đầu năm mới, hàng vạn người dân lại đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Họ đứng tràn ra cả đường phố, thi nhau vái vọng, cầu khấn thần Phật với niềm tin sẽ hóa giải được các vận hạn trong năm.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Tại sao trái đạo lý Phật giáo, các chùa vẫn tổ chức cúng sao giải hạn?

Đặng Chung |

Giáo lý Phật giáo nhìn nhận tục cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan, nhưng tại sao một số chùa vẫn tổ chức những buổi cúng sao rất lớn, thu hút hàng nghìn người tham gia?

Chùa tổ chức cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan

Đặng Chung (thực hiện) |

Đó là khẳng định của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa cũng cho rằng, hạn là do con người tạo ra, theo luật nhân quả. Vì bất an nên con người đang tự gieo nỗi sợ hãi vào bản thân mình.

Cúng sao giải hạn: Trốn tránh tai họa do chính mình gây nên?

Đặng Chung |

Mỗi dịp đầu năm mới, hàng vạn người dân lại đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Họ đứng tràn ra cả đường phố, thi nhau vái vọng, cầu khấn thần Phật với niềm tin sẽ hóa giải được các vận hạn trong năm.