Tại sao trái đạo lý Phật giáo, các chùa vẫn tổ chức cúng sao giải hạn?

Đặng Chung |

Giáo lý Phật giáo nhìn nhận tục cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan, nhưng tại sao một số chùa vẫn tổ chức những buổi cúng sao rất lớn, thu hút hàng nghìn người tham gia?

Nhìn nhận về hiện tượng này, GS-TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo cho rằng, nhiều chùa đang biến mình trở thành nơi cung ứng các dịch vụ tâm linh, vì việc này mang lại nguồn lợi về kinh tế.

Xuất hiện nhiều dịch vụ cung ứng tâm linh

GS-TS Đỗ Quang Hưng chia sẻ, trong giới học thuật, từ 20 năm trước đã sử dụng một thuật ngữ để chỉ khuynh hướng phát triển của Phật giáo trong xã hội hiện đại. Khi lần đầu tiên trong lịch sử, Phật giáo đã xuất hiện một số nơi gọi là “thị trường cung ứng nhu cầu về dịch vụ tâm linh”.

“Phật giáo trong cái gọi là hiện đại hóa, dấn thân xã hội có một chiều kích tự biến mình trở thành cơ sở để cung ứng dịch vụ tâm linh, khai thác lợi thế mạnh nhất của tôn giáo mình. Ví dụ, ăn chay cũng là một dịch vụ, nó rất tiến bộ và đang mang lại nguồn thu lớn cho một số cơ sở Phật giáo.

 
GS-TS Đỗ Quang Hưng - Ảnh: Bảo Toàn .

Tại sao dịch vụ cúng sao giải hạn lại phát triển rầm rộ ở một số chùa chiền của Việt Nam đến vậy? Theo nhà nghiên cứu tôn giáo này, do mọt bộ phận người dân mất niềm tin nên tạo ra khoảng trống tâm linh quá lớn. 

“Tôi biết có gia đình rất nghèo vẫn dành tiền cúng lễ. Dù có nghèo mấy, đến ngày nọ ngày kia vẫn phải cố để nơi tâm linh nào đó gửi gắm.

Trong khi đó, Phật giáo có lợi thế là gần với con người, gần với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Phật giáo hiện nay có những đóng góp rất lớn trong việc làm kinh tế, nhưng dịch vụ cúng sao giải hạn lại là vấn đề rất nhức nhối. Nó trái với giáo lý của Phật giáo, nhưng lại bị lợi dụng để đưa vào thành một dịch vụ tâm linh, được một số nhà chùa cung ứng cho người dân” - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo thẳng thắn.

Có nên chiếm lĩnh đường phố để thực hiện hoạt động cúng bái

Tình trạng người dân đến chùa cúng sao giải hạn, ngồi tràn ra ngoài đường, gây ùn tắc giao thông đã không còn hiếm. Thậm chí, năm nào cũng diễn ra điều này. GS-TS Đỗ Quang Hưng đưa ra quan điểm:

“Người dân đứng ngồi ra tận đường lớn để cúng sao, điều này không chỉ ảnh hưởng đến những gia đình ở gần đó, mà còn gây khó khăn cho người dân tham gia giao thông. Về mặt tôn giáo học, xã hội học thì việc làm này đã chiếm lĩnh các không gian công cộng, vi phạm Luật Giao thông".

Cũng theo ông, Nhà nước quy định mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, nhưng trong quá trình thực hiện tín ngưỡng, cũng nên chú ý để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của những người khác.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Chùa tổ chức cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan

Đặng Chung (thực hiện) |

Đó là khẳng định của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa cũng cho rằng, hạn là do con người tạo ra, theo luật nhân quả. Vì bất an nên con người đang tự gieo nỗi sợ hãi vào bản thân mình.

Dâng sao giải hạn: “Chạy chọt” để thay đổi số mệnh?

QUANG ĐẠI |

Cuộc sống ai cũng muốn gặp may mắn, hanh thông, nhưng tụ tập, chen lấn, sì sụp khấn vái rồi bỏ ra hàng trăm triệu thuê thầy cúng dâng sao giải hạn thì quả thật nhiều người Việt chúng ta rất… hài hước.

Vì sao ngày càng có nhiều người mê tín?

HẢI ĐĂNG |

Mỗi dịp Tết, tệ nạn mê tín dị đoan lại bùng phát dữ dội, và có chiều hướng ngày càng tăng. Những chuyện bi hài như cúng vái con cá, cục đá, rắn nước, hàng nghìn người chen chân lễ bái tại các đình chùa… cho thấy tâm lý mê muội, cuồng tín trong một bộ phận người dân còn rất nặng nề.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chùa tổ chức cúng sao giải hạn là mê tín dị đoan

Đặng Chung (thực hiện) |

Đó là khẳng định của Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa cũng cho rằng, hạn là do con người tạo ra, theo luật nhân quả. Vì bất an nên con người đang tự gieo nỗi sợ hãi vào bản thân mình.

Dâng sao giải hạn: “Chạy chọt” để thay đổi số mệnh?

QUANG ĐẠI |

Cuộc sống ai cũng muốn gặp may mắn, hanh thông, nhưng tụ tập, chen lấn, sì sụp khấn vái rồi bỏ ra hàng trăm triệu thuê thầy cúng dâng sao giải hạn thì quả thật nhiều người Việt chúng ta rất… hài hước.

Vì sao ngày càng có nhiều người mê tín?

HẢI ĐĂNG |

Mỗi dịp Tết, tệ nạn mê tín dị đoan lại bùng phát dữ dội, và có chiều hướng ngày càng tăng. Những chuyện bi hài như cúng vái con cá, cục đá, rắn nước, hàng nghìn người chen chân lễ bái tại các đình chùa… cho thấy tâm lý mê muội, cuồng tín trong một bộ phận người dân còn rất nặng nề.