Cúng sao giải hạn: Trốn tránh tai họa do chính mình gây nên?

Đặng Chung |

Mỗi dịp đầu năm mới, hàng vạn người dân lại đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Họ đứng tràn ra cả đường phố, thi nhau vái vọng, cầu khấn thần Phật với niềm tin sẽ hóa giải được các vận hạn trong năm.

 
Dịch vụ cúng sao giải hạn đầu năm tại một ngôi chùa ở Hà Nội luôn tấp nập người ra vào. Ảnh: Thu Trang  
 

 
Dòng người "tràn" ra phía ngoài đường Tây Sơn (Hà Nội) để dự lễ giải hạn ở chùa Phúc Khánh vào tối 23.1. Ảnh: Bích Hà  
 
Người dân ở thủ đô đi giải hạn đầu năm. Ảnh: Bích Hà

Hiện nay, những lời truyền từ câu chuyện của thế giới tâm linh như “Sao Thái Bạch quét sạch cửa nhà”, “nam La (sao La Hầu), nữ Kế (sao Kế Đô)”, “49 chưa qua, 53 đã đến”…  đã len lỏi sâu vào đời sống nhân dân, đem đến cho con người nỗi sợ hãi, xen lẫn lo âu. Thay vì dành thời gian làm việc, tuân theo các quy định của pháp luật, nhiều người quẳng tiền bạc và thời gian vào những cuộc “mặc cả” với thánh thần. Các hoạt động cúng, lễ, bói toán, dâng sao giải hạn diễn ra vô cùng sôi động vào dịp đầu năm mới.

Những ngày qua, ở nhiều cơ sở thờ tự trên khắp cả nước, người dân đến đăng ký làm lễ dâng sao giải hạn vô cùng tấp nập. Để tiện cho người đăng ký cúng sao, nhà chùa còn công khai bảng thống kê các thông số như tuổi, năm sinh, sao chiếu mệnh... Giá cúng sao mỗi năm cũng “tăng dần đều” theo giá thị trường.

Theo PGS-TS, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, tục dâng sao giải hạn tồn tại từ lâu đời trong dân gian, có ảnh hưởng từ Trung Quốc. Đến nay, tục này đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam. Họ tin rằng, mỗi năm có một vì sao chiếu mệnh, trong đó có những sao xấu như La hầu, Kế đô, Thái bạch… Trong năm đó, con người sẽ dễ bị ốm đau, gặp phải chuyện không may, gọi chung là vận hạn. Để giải được hạn, cần phải dâng cúng sao.

PGS Trần Lâm Biền cho rằng, việc dâng sao giải hạn này suy cho cùng chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Khi con người không tu thân, làm những việc sai trái, buôn gian bán lận thì chẳng thần thánh nào giúp giải được hạn.

Đồng quan điểm, GS-TS Đỗ Quang Hưng - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo - cũng cho rằng một bộ phận đang ngày càng có xu hướng quá tin vào những điều mê muội, thế giới tâm linh.

Những hiện tượng đổ xô đi cúng lễ giải hạn, đội mưa xếp hàng mua vàng ngày Thần Tài… chỉ chứng tỏ người dân đang có tâm lý bất an, mất niềm tin và rơi vào trạng thái vô thức tập thể. Mà khi đó sẽ rất dễ bị lợi dụng, gieo rắc những tệ nạn mê tín dị đoan.

“Khi người dân quá tin vào những điều thiếu cơ sở, ùa theo đám đông như thế thì đất nước sẽ khó phát triển” - GS-TS Đỗ Quang Hưng trăn trở.

(Còn tiếp: Cúng sao giải hạn chỉ là mê tín dị đoan)

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Vì sao ngày càng có nhiều người mê tín?

HẢI ĐĂNG |

Mỗi dịp Tết, tệ nạn mê tín dị đoan lại bùng phát dữ dội, và có chiều hướng ngày càng tăng. Những chuyện bi hài như cúng vái con cá, cục đá, rắn nước, hàng nghìn người chen chân lễ bái tại các đình chùa… cho thấy tâm lý mê muội, cuồng tín trong một bộ phận người dân còn rất nặng nề.

Nghìn người chen chân vái vọng, dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh

Bích Hà |

Tối 23.2 (tức mùng 8 tháng Giêng Âm lịch),  hàng nghìn người đã đổ về Tổ đình Phúc Khánh (hay còn gọi là chùa Phúc Khánh) trên đường Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) dự lễ dâng sao giải hạn đầu năm.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ tục đốt vàng mã, mê tín dị đoan

Bích Hà |

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Vì sao ngày càng có nhiều người mê tín?

HẢI ĐĂNG |

Mỗi dịp Tết, tệ nạn mê tín dị đoan lại bùng phát dữ dội, và có chiều hướng ngày càng tăng. Những chuyện bi hài như cúng vái con cá, cục đá, rắn nước, hàng nghìn người chen chân lễ bái tại các đình chùa… cho thấy tâm lý mê muội, cuồng tín trong một bộ phận người dân còn rất nặng nề.

Nghìn người chen chân vái vọng, dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh

Bích Hà |

Tối 23.2 (tức mùng 8 tháng Giêng Âm lịch),  hàng nghìn người đã đổ về Tổ đình Phúc Khánh (hay còn gọi là chùa Phúc Khánh) trên đường Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) dự lễ dâng sao giải hạn đầu năm.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ tục đốt vàng mã, mê tín dị đoan

Bích Hà |

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.