Nhọc nhằn đời "phu keo" giữa đại ngàn Tây Bắc

Nhóm PV |

Hòa Bình – Bên cạnh những nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, quá trình khai thác, thu hoạch gỗ keo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Với diện tích hàng trăm nghìn héc ta cây keo, tỉnh Hòa Bình có lượng lao động phục vụ việc khai thác, thu hoạch keo rất lớn.

Những ngày đầu tháng 8, PV đã theo chân những người thu hoạch keo ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình nhằm hiểu hơn những vất vả và những nguy hiểm có thể gặp phải khi khai thác gỗ keo.

 
Khu vực thu hoạch gỗ keo nằm trên khu vực đồi cao.

Để thu hoạch keo, người dân phải dậy từ sáng sớm, chuẩn bị nhiều đồ dùng, vật dụng cho việc khai thác cũng như sinh hoạt, xoong nồi, bát đũa để nấu ăn buổi trưa ở trong đồi núi.

Sau khi di chuyển qua những cánh đồi keo và đến điểm khai thác lúc 6h sáng. Tại đây theo quan sát của PV, khu vực đồi núi cao, chênh vênh với bạt ngàn những đồi keo. 

Như đã phân công từ trước, mỗi người một việc bắt tay vào công việc để kịp tránh cái nắng gắt cuối mùa. Sẽ có 1 người khỏe và có kinh nghiệm nhất chịu trách nhiệm việc đốn hạ cây. Những người còn lại sẽ làm nhiệm vụ tỉa cành, cắt khúc keo và vận chuyển lên xe. 

 
Nghề khai thác keo luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Thực tế theo quan sát của PV, những người tham gia quá trình khai thác gỗ keo không có điều kiện để trang bị đồ bảo hộ lao động.

Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất là công đoạn cắt cây, chỉ cần sơ xảy là có thể xảy ra tai nạn bất cứ khi nào. Cùng với đó, quá trình cây đổ và vận chuyển gỗ để xếp lên xe tải cũng đầy rủi ro.

Anh Bùi Văn Quỳnh (44 tuổi, trú huyện Lạc Sơn) chia sẻ, một người phải cắt gỗ cho 7 – 8 người bốc lên xe nên không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn phải làm việc nhanh nữa. Cũng vì thế tỉ lệ nguy hiểm càng cao, trước đây đã xảy ra tai nạn do máy cưa nhưng rất may không bị thương nặng.

 
Chỉ cần không chú ý thì có thể xảy ra tai nạn bất cứ khi nào.

Theo anh Quỳnh, những thành viên còn lại trong nhóm cũng vất vả không kém. Khi cây được đốn hạ, dù đã xác định hướng đổ của cây từ trước, nhưng không phải lúc nào nó cũng theo ý mình.

"Việc bốc xếp lên xe cũng rất nguy hiểm vì địa hình đồi núi và những khúc gỗ nặng nên những người khỏe và có kinh nghiệm mới làm được" - anh Quỳnh nói.

Trong quá trình theo chân những người khai thác keo, PV đã chứng kiến tận mắt cảnh cây keo khi đổ đã bị vướng cây xung quanh và đổ vào 1 người trong nhóm người bên dưới. Nhưng may mắn thay người chỉ bị xước nhẹ.

 
Việc xếp gỗ sau thu hoạch lên xe tải cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chị Bùi Thị Mơ (34 tuổi, ở huyện Lạc Sơn) – vừa bị cây đổ vào người chia sẻ: “Việc này xảy ra thường xuyên, khó có thể nói trước được điều gì. Biết nguy hiểm nhưng đây là công việc mình đã chọn”.

Theo tìm hiểu, phần lớn người dân đi làm nghề khai thác gỗ keo đều là người địa phương với thu nhập trung bình từ 200-250 nghìn đồng/ngày (tùy thuộc vào địa hình và thời tiết).  

 
Người thu hoạch keo thương nấu ăn và sinh hoạt luôn trong rừng vào buổi trưa.

Còn anh Bùi Văn Quy (40 tuổi ở huyện Kim Bôi) chia sẻ, cây keo được trồng ở tỉnh Hòa Bình đã khoảng 20 năm nay, từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 4-5 năm.

"Khi cây keo đến tuổi thu hoạch, người dân sẽ bán cho các lái buôn với giá giao động từ 50 - 70 triệu/hécta tùy theo sự phát triển của cây. Sau đó các lái buôn thuê người để thu hoạch, thuê xe để vận chuyển đến nơi tiêu thụ" - anh Quy thông tin thêm.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi - một địa phương có diện tích trồng keo lớn cho biết: "Việc khai thác keo trên các sườn đồi dốc cũng khá nguy hiểm. Hiện nay công việc khai thác cơ bản đã có sự hỗ trợ của máy móc, bên cạnh đó, do người dân đã có kinh nghiệm, biết phối hợp với nhau trong quá trình làm việc để hạn chế những rủi ro xảy ra".

Video PV Báo Lao Động ghi nhận về quá trình khai thác gỗ keo.

Còn ông Bùi Thế Hòa - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết, quá trình khai thác keo tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nhưng may mắn trong vòng 1 năm trở lại đây trên địa bàn huyện không xảy ra vụ tai nạn lao động nào liên quan đến việc khai thác keo.

"Địa phương cũng thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền đến người dân về việc đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất, thu hoạch các loại cây nông, lâm sản, đặc biệt là khai thác gỗ keo" - ông Hòa nói thêm.

Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích rừng trồng cây keo khoảng gần 90.000ha, các địa phương có diện tích lớn như huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn, thành phố Hòa Bình…

Tổng cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn là 214 cơ sở, trong đó có 52 doanh nghiệp và 162 hộ gia đình.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Hòa Bình chỉ đạo "nóng" xử lý xe chở gỗ keo có dấu hiệu quá khổ, quá tải

Nhóm PV |

Hòa Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ đạo liên quan đến tình trạng xe chở gỗ keo có dấu hiệu quá khổ, quá tải mà Báo Lao Động phản ánh.

Giảm án cho đối tượng chém người do mâu thuẫn trong khi mua gỗ keo

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 19.6, TAND Cấp cao Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Phi (54 tuổi, ngụ xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) 10 năm sáu tháng tù về tội giết người, giảm hai năm so với án sơ thẩm.

Ẩn họa từ những xe chở gỗ keo có dấu hiệu quá khổ, quá tải

Nhóm PV |

Hòa Bình - Dù đang trong thời gian cao điểm về xử lý xe quá khổ, quá tải nhưng hoạt động vận tải gỗ keo có dấu hiệu vi phạm trên vẫn ngang nhiên diễn ra.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Hòa Bình chỉ đạo "nóng" xử lý xe chở gỗ keo có dấu hiệu quá khổ, quá tải

Nhóm PV |

Hòa Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ đạo liên quan đến tình trạng xe chở gỗ keo có dấu hiệu quá khổ, quá tải mà Báo Lao Động phản ánh.

Giảm án cho đối tượng chém người do mâu thuẫn trong khi mua gỗ keo

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 19.6, TAND Cấp cao Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Phi (54 tuổi, ngụ xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) 10 năm sáu tháng tù về tội giết người, giảm hai năm so với án sơ thẩm.

Ẩn họa từ những xe chở gỗ keo có dấu hiệu quá khổ, quá tải

Nhóm PV |

Hòa Bình - Dù đang trong thời gian cao điểm về xử lý xe quá khổ, quá tải nhưng hoạt động vận tải gỗ keo có dấu hiệu vi phạm trên vẫn ngang nhiên diễn ra.